23/01/2025

“Không thay công nghệ tàn phá môi trường thì đóng cửa”

Chúng ta cần có thông điệp mạnh mẽ để giữ gìn môi trường vì nhiều năm qua chúng ta đã thu hút đầu tư chưa chọn lọc và đang phải trả giá khi trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu của nhiều nước phát triển.

 

“Không thay công nghệ tàn phá môi trường thì đóng cửa”

 

Chúng ta cần có thông điệp mạnh mẽ để giữ gìn môi trường vì nhiều năm qua chúng ta đã thu hút đầu tư chưa chọn lọc và đang phải trả giá khi trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu của nhiều nước phát triển.

 

 

 

 

“Không thay công nghệ tàn phá môi trường thì đóng cửa”
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – môi trường Trần Hồng Hà đã yêu cầu Formosa phải thay đổi công nghệ để không ảnh hưởng đến môi trường. Trong ảnh: hệ thống khu xử lý nước thải của Formosa – Ảnh: VĂN ĐỊNH
“Người dân không thể chấp nhận doanh nghiệp xảy ra sự cố rồi đền bù hỗ trợ vì “chờ được vạ thì má đã sưng”. Chính quyền thà mất lòng trước với nhà đầu tư còn hơn là phải trả giá gấp vạn lần khi làm mất lòng dân sau này

 

 

 

Trong vụ Formosa, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – môi trường Trần Hồng Hà nói “yêu cầu Formosa phải chuyển đổi công nghệ để không bao giờ xảy ra nữa” (Tuổi Trẻ 1-7).

Chúng ta cần có thông điệp mạnh mẽ để giữ gìn môi trường, nếu doanh nghiệp không thay đổi công nghệ, tiếp tục tàn phá môi trường thì dứt khoát phải đóng cửa nhà máy. Vì sao cần có một thông điệp như vậy?

Là vì nhiều năm qua chúng ta đã thu hút đầu tư không chọn lọc và đang phải trả giá khi trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu của nhiều nước phát triển. Chuyện này ai cũng biết nhưng tìm giải pháp khắc phục lại chưa 
được quan tâm đúng mức.

Nhiều năm trước, trong những chuyến công tác ở Hàn Quốc, tôi đã nhận thấy một điều rất lạ là trong khi công nghệ – kỹ thuật sản xuất của họ tại Hàn Quốc rất hiện đại nhưng công nghệ họ mang đến Việt Nam lại lạc hậu.

Các nhà kinh tế Hàn Quốc khi ấy nói rằng các nước phát triển chủ trương chuyển nhà máy, công nghệ – kỹ thuật cũ nhưng còn khai thác được sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, để tiếp tục khai thác.

Từ chủ trương này mà ở Việt Nam mới có nhà máy làm sạch vỏ tàu bằng hạt nix – đã bị cấm dùng ở Hàn Quốc – của Hyundai Vinashin đặt tại Khánh Hpà. Năm 2003, hàng loạt lò sấy mây tre của một công ty Đài Loan tại Trảng Bàng, Tây Ninh phát nổ làm chết 8 công nhân, qua kiểm tra mới biết các lò này đã có từ vài chục năm trước và được tái sử dụng tại Việt Nam…

Nhà đầu tư có nhu cầu chuyển giao công nghệ lạc hậu, còn chúng ta mở cửa thu hút đầu tư bằng mọi giá, nhất là ở giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hóa vào những năm 1990.

Để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, chính quyền từ trung ương đến địa phương bỏ qua các cam kết cứng về môi trường, nhân nhượng trước những sai phạm của nhà đầu tư, và cứ thế họ được đằng chân lân đằng đầu.

Việc này là một trong những nguyên nhân khiến cho hơn 70% công nghệ và kỹ thuật sản xuất tại Việt Nam hiện nay thuộc những năm 1970-1980, trong số đó nhiều 
nhất là của Trung Quốc.

Thông điệp từ vụ Formosa đã rõ. Phải thay đổi công nghệ để được hoạt động, được tồn tại. Thông điệp này phải được lan toả đến mọi doanh nghiệp, chủ dự án đang hoạt động và cơ quan chức năng phải làm kiên quyết, xem đó như là hành động sửa sai.

Làm sao để mọi nhà đầu tư ý thức được rằng thà mất tiền cho công nghệ hiện đại hơn là phải bỏ ra gấp trăm lần khắc phục hậu quả do công nghệ lạc hậu gây ra.

Với chính quyền, thà mất lòng trước với nhà đầu tư còn hơn là phải trả giá gấp vạn lần khi làm 
mất lòng dân sau này.

Từ nay, chúng ta dứt khoát không chấp nhận những dự án ẩn chứa mối nguy hại cho môi trường sống của cộng đồng. Nhiều địa phương đã đeo đuổi chủ trương này nhưng thực hiện lại là vấn đề đáng bàn khi những dự án đe doạ môi trường vẫn được cấp phép. Không chấp nhận nói thế này làm thế khác.

Phải biết chọn mặt gửi vàng, chỉ đón chào những nhà đầu tư biết tôn trọng quyền lợi của cộng đồng. “Không thay đổi thì phải đóng cửa”. Chỉ có thế mới trả lại môi trường sống an 
lành cho cộng đồng.

Phải sử dụng công nghệ tiên tiến

Rất nhiều người bất bình với việc tại sao lại cho các nhà máy đặt ở ven sông, sát biển. Nhưng không đặt ở ven sông, ven biển thì đặt ở đâu, chẳng lẽ lại đặt sâu trong đất liền 50-70km rồi mỗi ngày cần đến hàng nghìn chuyến xe chở nước đổ ra sông?

Ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, Đức… các nhà máy dệt, nhuộm, hóa chất, luyện kim loại cũng đặt gần hồ, sông, biển để xả nước sau sản xuất ra những nơi có khả năng chứa và tiêu thoát. Vấn đề ở chỗ họ sử dụng các công nghệ – kỹ thuật tiên tiến nhất, hiện đại nhất trong sản xuất để giảm thiểu đến mức thấp nhất việc đưa ra môi trường các chất độc hại như khói bụi, nước bẩn, rác thải công nghiệp.

Bên cạnh đó, họ sử dụng những hệ thống xử lý chất thải rắn, nước bẩn, hoá chất độc hại, không khí, nhiệt độ hiện đại nhất để trả lại 
cho thiên nhiên những phần sau sản xuất còn dùng được.

TS NGUYỄN MINH HOÀ