Đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật 14 Thường Niên
VATICAN – Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, ngày 03.07, với vài chục ngàn tín hữu và du khách hành hương 5 châu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng mỗi người chúng ta hãy biết nài xin sự giúp sức của Thiên Chúa trước cánh đồng lúa chính vàng, và chính mỗi người chúng ta cũng phải trở nên những người thợ trong cánh đồng lúa ấy để loan báo Tin Mừng đến cho hết thảy mọi người.
Đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật 14 Thường Niên
VATICAN – Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, ngày 03.07, với vài chục ngàn tín hữu và du khách hành hương 5 châu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng mỗi người chúng ta hãy biết nài xin sự giúp sức của Thiên Chúa trước cánh đồng lúa chính vàng, và chính mỗi người chúng ta cũng phải trở nên những người thợ trong cánh đồng lúa ấy để loan báo Tin Mừng đến cho hết thảy mọi người.
Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha
“Bài đọc Tin Mừng ngày hôm nay, trích từ chương thứ 10 Tin Mừng theo Thánh Luca (Lc, 1-12.17-20), giúp chúng ta hiểu sự cần thiết của việc kêu cầu Thiên Chúa: ‘Xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.’ (c. 2). Những người thợ mà Đức Giêsu nói đến chính là những thừa sai của Triều Đại Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã kêu gọi và sai ‘cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến’ (c. 1). Nhiệm vụ của các thừa sai là loan truyền thông điệp cứu độ đến tất cả mọi người. Không chỉ những nhà truyền giáo ở những nơi xa xôi, nhưng chính chúng ta cũng là những thừa sai, những người nói những lời tốt lành về ơn cứu độ. Đây chính là món quà mà Đức Giêsu đã ban tặng cho chúng ta với Thần Khí. Lời loan báo ấy là ‘Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông’ (c. 9). Thực vậy, Đức Giêsu đã mang Thiên Chúa đến gần với chúng ta, Thiên Chúa đã trở nên một người như chúng ta; trong Đức Giêsu, Thiên Chúa cư ngụ giữa chúng ta, tình yêu thương xót của Người chiến thắng tội lỗi và đau khổ của chúng ta.
Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha
“Bài đọc Tin Mừng ngày hôm nay, trích từ chương thứ 10 Tin Mừng theo Thánh Luca (Lc, 1-12.17-20), giúp chúng ta hiểu sự cần thiết của việc kêu cầu Thiên Chúa: ‘Xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.’ (c. 2). Những người thợ mà Đức Giêsu nói đến chính là những thừa sai của Triều Đại Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã kêu gọi và sai ‘cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến’ (c. 1). Nhiệm vụ của các thừa sai là loan truyền thông điệp cứu độ đến tất cả mọi người. Không chỉ những nhà truyền giáo ở những nơi xa xôi, nhưng chính chúng ta cũng là những thừa sai, những người nói những lời tốt lành về ơn cứu độ. Đây chính là món quà mà Đức Giêsu đã ban tặng cho chúng ta với Thần Khí. Lời loan báo ấy là ‘Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông’ (c. 9). Thực vậy, Đức Giêsu đã mang Thiên Chúa đến gần với chúng ta, Thiên Chúa đã trở nên một người như chúng ta; trong Đức Giêsu, Thiên Chúa cư ngụ giữa chúng ta, tình yêu thương xót của Người chiến thắng tội lỗi và đau khổ của chúng ta.
Đây là Tin Mừng mà những ‘người thợ’ phải mang đến cho tất cả mọi người: một thông điệp của sự hy vọng và của sự ủi an, của hòa bình và của lòng bác ái. Đức Giêsu, khi sai các môn đệ đi trước vào các thành thị và làng mạc, đã căn dặn các ông: ‘Trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này.”… Hãy chữa trị những người đau yếu trong thành’ (cc. 5.9). Tất cả những điều này có nghĩa là Triều Đại Thiên Chúa được xây dựng từng ngày từng ngày và làm trổ sinh trên trái đất này những hoa trái của sự hoán cải, của sự thanh tẩy, của tình yêu và của sự ủi gian giữa người với người. Thật là đẹp biết bao khi người ta biết xây dựng mỗi ngày Triệu Đại Thiên Chúa. Dựng xây chứ không phá huỷ.
Người môn đệ của Đức Giêsu phải thực hiện sứ vụ này với một tinh thần như thế nào? Trước hết, anh phải ý thức về thực tại khó khăn và đôi khi cả sự thù địch đang chờ đợi anh phía trước. Thật vậy, Đức Giêsu đã nói: ‘Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bày sói.’ (c. 3). Sự thù địch bao giờ cũng là khởi đầu của những bách hại, vì Đức Giêsu biết rằng sứ vụ luôn bị cản trở bởi những hành động chống phá của ma quỷ. Vì thế, người thợ của Tin Mừng phải nỗ lực để được tự do, thoát khỏi những điều kiện nhân loại trong mọi hình thức, tức là không mang theo bao bị, túi tiền, giày dép (c. 4) như Đức Giêsu đã căn dặn, để chỉ tín thác vào quyền năng của Thập Giá Đức Kitô mà thôi. Điều này có nghĩa là người môn đệ phải loại bỏ mọi động cơ liên quan đến hư danh cá nhân ngõ hầu có thể trở thành khí cụ khiêm nhường của ơn cứu độ đã được thực hiện bởi sự hiến tế của Đức Giêsu, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta.
Trở thành những Kitô hữu như thế là một sứ mạng tuyệt vời dành cho hết mọi người, không trừ một ai; điều này đòi hỏi rất nhiều lòng quảng đại, trên hết là có cái nhìn và một tâm hồn hướng thượng để nài xin sự giúp sức của Thiên Chúa. Chúng ta đang cần rất nhiều những Kitô hữu biết làm chứng cho Tin Mừng với niềm vui tươi trong cuộc sống hằng ngày. Các môn đệ, sau khi được Đức Giêsu sai đi, đã trở về trong vui tươi hớn hở (c. 17). Khi chúng ta được sai đi như các môn đệ, tâm hồn chúng ta cũng ngập tràn niềm vui. Sự diễn tả này làm tôi nghĩ đến niềm vui trong Giáo hội. Mẹ Giáo hội mừng vui khi con cái mình được nhận lãnh Tin Mừng nhờ sự cống hiến, dấn thân của biết bao nhiêu người trong việc rao giảng: các linh mục, các cha xứ tốt lành, các nữ tu, các tu sĩ, các thừa sai, các nhà truyền giáo. Và giờ đây, tôi nhận thấy một câu hỏi đang dấy lên trong lòng là: Liệu có bao nhiêu bạn trẻ đang hiện diện nơi đây, trong quảng trường này, nghe thấy lời mời gọi của Thiên Chúa bước đi theo Ngài? Các bạn trẻ thân mến, các con đừng sợ hãi. Hãy cảm đảm và mang đến cho người khác ngọn đuốc cháy sáng của lòng nhiệt huyết tông đồ đã được để lại bởi gương mẫu của các môn đệ.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa, với sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, để trong Giáo Hội, đừng bao giờ thiếu những tâm hồn quảng đại, luôn lao tác làm việc nhằm mang đến cho mọi người tình yêu và sự hiền lành của Cha trên trời.
Chào mừng và mời gọi
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã gởi lời chào thân ái đến tất cả các tín hữu ở Roma và khách hành hương đến từ Italia cũng như các quốc gia khác. Đức Thánh Cha cũng đặc biệt chào mừng các nhóm, các đoàn thể đang tề tề tựu nơi đây trong buổi đọc Kinh Truyền Tin này.
Đức Thánh Cha cũng nói thêm rằng trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, ngài cảm thấy niềm hạnh phúc xâu xa vì thứ tư tới đây, toàn thể Giáo hội sẽ mừng lễ Thánh nữ Maria Goretti, một thánh nữ tử vì đạo. Trước lúc chết, thánh nữ sẵn lòng tha thứ cho kẻ đã sát hại mình.
Cuối cùng Đức Thánh Cha chúc tất cả mọi người ngày Chúa Nhật tốt lành và ngài cũng không quên xin mọi người cầu nguyện cho ngài.
Người môn đệ của Đức Giêsu phải thực hiện sứ vụ này với một tinh thần như thế nào? Trước hết, anh phải ý thức về thực tại khó khăn và đôi khi cả sự thù địch đang chờ đợi anh phía trước. Thật vậy, Đức Giêsu đã nói: ‘Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bày sói.’ (c. 3). Sự thù địch bao giờ cũng là khởi đầu của những bách hại, vì Đức Giêsu biết rằng sứ vụ luôn bị cản trở bởi những hành động chống phá của ma quỷ. Vì thế, người thợ của Tin Mừng phải nỗ lực để được tự do, thoát khỏi những điều kiện nhân loại trong mọi hình thức, tức là không mang theo bao bị, túi tiền, giày dép (c. 4) như Đức Giêsu đã căn dặn, để chỉ tín thác vào quyền năng của Thập Giá Đức Kitô mà thôi. Điều này có nghĩa là người môn đệ phải loại bỏ mọi động cơ liên quan đến hư danh cá nhân ngõ hầu có thể trở thành khí cụ khiêm nhường của ơn cứu độ đã được thực hiện bởi sự hiến tế của Đức Giêsu, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta.
Trở thành những Kitô hữu như thế là một sứ mạng tuyệt vời dành cho hết mọi người, không trừ một ai; điều này đòi hỏi rất nhiều lòng quảng đại, trên hết là có cái nhìn và một tâm hồn hướng thượng để nài xin sự giúp sức của Thiên Chúa. Chúng ta đang cần rất nhiều những Kitô hữu biết làm chứng cho Tin Mừng với niềm vui tươi trong cuộc sống hằng ngày. Các môn đệ, sau khi được Đức Giêsu sai đi, đã trở về trong vui tươi hớn hở (c. 17). Khi chúng ta được sai đi như các môn đệ, tâm hồn chúng ta cũng ngập tràn niềm vui. Sự diễn tả này làm tôi nghĩ đến niềm vui trong Giáo hội. Mẹ Giáo hội mừng vui khi con cái mình được nhận lãnh Tin Mừng nhờ sự cống hiến, dấn thân của biết bao nhiêu người trong việc rao giảng: các linh mục, các cha xứ tốt lành, các nữ tu, các tu sĩ, các thừa sai, các nhà truyền giáo. Và giờ đây, tôi nhận thấy một câu hỏi đang dấy lên trong lòng là: Liệu có bao nhiêu bạn trẻ đang hiện diện nơi đây, trong quảng trường này, nghe thấy lời mời gọi của Thiên Chúa bước đi theo Ngài? Các bạn trẻ thân mến, các con đừng sợ hãi. Hãy cảm đảm và mang đến cho người khác ngọn đuốc cháy sáng của lòng nhiệt huyết tông đồ đã được để lại bởi gương mẫu của các môn đệ.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa, với sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, để trong Giáo Hội, đừng bao giờ thiếu những tâm hồn quảng đại, luôn lao tác làm việc nhằm mang đến cho mọi người tình yêu và sự hiền lành của Cha trên trời.
Chào mừng và mời gọi
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã gởi lời chào thân ái đến tất cả các tín hữu ở Roma và khách hành hương đến từ Italia cũng như các quốc gia khác. Đức Thánh Cha cũng đặc biệt chào mừng các nhóm, các đoàn thể đang tề tề tựu nơi đây trong buổi đọc Kinh Truyền Tin này.
Đức Thánh Cha cũng nói thêm rằng trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, ngài cảm thấy niềm hạnh phúc xâu xa vì thứ tư tới đây, toàn thể Giáo hội sẽ mừng lễ Thánh nữ Maria Goretti, một thánh nữ tử vì đạo. Trước lúc chết, thánh nữ sẵn lòng tha thứ cho kẻ đã sát hại mình.
Cuối cùng Đức Thánh Cha chúc tất cả mọi người ngày Chúa Nhật tốt lành và ngài cũng không quên xin mọi người cầu nguyện cho ngài.
Vũ Đức Anh Phương SJ