23/01/2025

Thâm nhập mỏ vàng lớn nhất miền Bắc: ‘Đại công trường’ khai thác vàng lậu trong lòng đất

Qua thực tế chúng tôi ghi nhận được, có thể thấy việc khai thác vàng lậu tại mỏ vàng Pác Lạng (H.Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) là có tổ chức, hoạt động trong thời gian dài dưới sự “bất lực” của công an, chính quyền địa phương.

 

Thâm nhập mỏ vàng lớn nhất miền Bắc: ‘Đại công trường’ khai thác vàng lậu trong lòng đất

 

Qua thực tế chúng tôi ghi nhận được, có thể thấy việc khai thác vàng lậu tại mỏ vàng Pác Lạng (H.Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) là có tổ chức, hoạt động trong thời gian dài dưới sự “bất lực” của công an, chính quyền địa phương.




Một nhóm phu vàng đang khai thác vàng tại vị trí cách cửa hầm khoảng 200 m. /// Ảnh: Nam Anh

Một nhóm phu vàng đang khai thác vàng tại vị trí cách cửa hầm khoảng 200 m.ẢNH: NAM ANH


Bên cạnh thuốc nổ, hầu hết các bưởng vàng đều sử dụng hoá chất độc hại đãi vàng. Chủ bưởng Khanh tiết lộ: “Tất cả những can nhựa để dưới suối đều là hóa chất. Ban ngày, điểm tập kết h chất cũng được trùm cỏ lên để nguỵ trang. Khi nào chính quyền cho làm cả ngày thì không cần ngụy trang nữa”. Theo quan sát thực tế của chúng tôi, hóa chất làm vàng được đựng vào thùng cỡ lớn, chất thành đống với số lượng có thể lên đến hàng trăm thùng giữa rừng sâu.


Mỗi ca thu 14 – 20 lượng vàng
Khi tiếp cận với chủ bưởng Khanh cùng một số đệ tử thân tín tại khu lán chính, chúng tôi quan sát thấy có 4 phu vàng là con rể, anh em thân quen của người này đang hì hụi dùng h chất lọc vàng.
Qua tìm hiểu, để quá trình phân kim đạt kết quả tốt nhất có thể, chủ bưởng Khanh tìm thuê hẳn một người giỏi về pha chế h chất để lọc vàng. Tuy nhiên, quá trình cho h chất vào cám vàng ngâm, rồi chắt lọc, cô đặc phân tách vàng, đất cát ra làm sao… đều được người này và bưởng Khanh giám sát chặt chẽ. Trong suốt quãng thời gian thâm nhập mỏ Pác Lạng, khó khăn lắm chúng tôi mới tiếp cận, bắt chuyện được với một người đàn ông. Theo lời người này, toàn bộ khối lượng vàng cám lẫn tạp chất mà chủ yếu là cát mịn sẽ được đổ dồn vào một mảnh vải rồi vắt khô.
Tiếp đến, mấy phu thân cận với chủ bưởng sẽ đổ vàng vào một chiếc chậu và đốt bằng hợp chất. Khi lọc vàng, khói lẫn mùi của h chất bốc lên nồng nặc, hắc vô cùng, khiến người hít phải lập tức nổi cơn ho, khó thở. Sau khi đốt xong, một phu khác dùng đèn khò để dồn vàng lại thành miếng to như chiếc bật lửa Zippo. Khò xong, vàng miếng được đưa đến trước mặt chủ bưởng Khanh và dùng cân tiểu ly cân trọng lượng. Kết thúc việc cân vàng, đích thân chủ bưởng Khanh gói ghém cẩn thận vào tờ lịch, rồi đút vào túi quần đem vào phòng riêng cất giữ. Cùng lúc đó, đám con cháu trong họ của bưởng Khanh sẽ lấy bút ghi lại số lượng vàng vào sổ sách.
Theo quan sát của chúng tôi, chỉ tính riêng trong buổi trưa hôm đó, hầm vàng của chủ bưởng Khanh làm được tổng cộng 14,6 lượng vàng. Tới sáng hôm sau, khi tan ca đêm, chủ bưởng Khanh và các đệ tử thống kê số lượng vàng thu được là trên 18 lượng. Theo tìm hiểu, mỗi ca, bưởng Khanh thu được 14 – 20 lượng vàng. Nếu làm 2 ca cả ngày lẫn đêm, thì số lượng vàng thu được trên dưới 35 lượng.
Phu vàng khai thác vàng tại mỏ Pác Lạng với hệ thống máy móc thiết bị cỡ lớn đặt dưới hầm đất. Ảnh: Hà An

Phu vàng khai thác vàng tại mỏ Pác Lạng với hệ thống máy móc thiết bị cỡ lớn đặt dưới hầm đất.ẢNH: HÀ AN


Không có chuyện hàng trăm người đào vàng (?!)
Làm việc với chúng tôi, bà Chu Thị Huyền, Chủ tịch UBND H.Ngân Sơn, khẳng định: “Công tác tuyên truyền đối với người dân địa phương trong việc bảo vệ tài nguyên tại mỏ vàng Pác Lạng được thực hiện thường xuyên. Báo cáo của công an huyện về công tác bảo vệ mỏ vàng Pác Lạng cũng cho thấy tình hình ổn định, không phát sinh vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, không có chuyện hàng chục, hàng trăm người vào hang sâu đào vàng”. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị bà Huyền xem những hình ảnh, clip do PV ghi lại thì bà chủ tịch từ chối, nói “không cần phải xem”.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi: “Có hay không sự móc nối, thông đồng giữa một số cán bộ, cơ quan chức năng địa phương với các chủ bưởng vàng để họ thao túng, lũng đoạn tại Pác Lạng?”, bà Huyền khẳng định: “Cơ quan nhà nước không bao giờ làm việc đó. Không có ai làm việc đó”.
“Chỉ phát hiện vài người đi mót vàng”(!)
Làm việc với chúng tôi, thượng tá Nguyễn Văn Hòa, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Bắc Kạn, cho biết mỏ vàng Pác Lạng rất rộng, có diện tích lên tới gần 25 km2, với 529 đường hầm, nhưng tất cả đều đã dừng hoạt động từ lâu. Việc bảo vệ bãi vàng được UBND tỉnh giao cho công an tỉnh thực hiện, tổ chức rất chặt chẽ. Các tổ công tác với quân số từ 15 – 20 cán bộ, chiến sĩ thường xuyên tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ. Trong suốt khoảng thời gian từ ngày 1.3.2014 – 6.6.2016, tổ công tác chỉ phát hiện vài trường hợp lẻ tẻ là người dân bản địa đi mót vàng. Những trường hợp này cũng được cơ quan chức năng nhắc nhở. Thượng tá Hòa cho biết thêm, kinh phí cho tổ công tác hoạt động bảo vệ mỏ vàng trong khoảng thời gian từ ngày 1.3.2014 – 6.6.2016 là 2,614 tỉ đồng – lấy từ ngân sách của tỉnh.


 

Hà An – Nam Anh