Đánh giá tác động môi trường như… đùa
Chúng ta đang phải trả giá khi phát triển kinh tế nhưng không đặt nặng bảo vệ môi trường. Quyết định “đóng cửa rừng” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một nỗ lực nhằm phát triển bền vững.
Đánh giá tác động môi trường như… đùa
Chúng ta đang phải trả giá khi phát triển kinh tế nhưng không đặt nặng bảo vệ môi trường. Quyết định “đóng cửa rừng” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một nỗ lực nhằm phát triển bền vững.
Những họng cống của nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam để xả thải ra sông Hậu – Ảnh: T.Trình |
Nhưng còn có những dự án tiềm ẩn nguy cơ tàn phá môi trường rất lớn như nỗi lo bức tử sông Hậu của Nhà máy giấy Lee & Man.
Làm gì để ngăn chặn những nguy cơ này và đảm bảo phát triển bền vững, Tuổi Trẻ giới thiệu ý kiến của một số chuyên gia, học giả cho diễn đàn này
Chúng ta đang phải trả giá khi phát triển kinh tế nhưng không đặt nặng bảo vệ môi trường. Quyết định “đóng cửa rừng” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một nỗ lực nhằm phát triển bền vững.
Nhưng còn có những dự án tiềm ẩn nguy cơ tàn phá môi trường rất lớn như nỗi lo bức tử sông Hậu của Nhà máy giấy Lee & Man.
Làm gì để ngăn chặn những nguy cơ này và đảm bảo phát triển bền vững, Tuổi Trẻ giới thiệu ý kiến của một số chuyên gia, học giả cho diễn đàn này
Trao đổi với Tuổi Trẻ sau khi tiếp cận báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được phê duyệt năm 2008 của dự án Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện – chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL – đã bày tỏ sự lo lắng. Ông nói:
– Tôi không ủng hộ dự án này lại được đầu tư ở một khu vực nhạy cảm bên dòng sông Hậu như thế.
* Bản ĐTM của Lee & Man do chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập ra, chỉ lấy ý kiến 20 hộ dân (theo chính quyền địa phương là 100 hộ tại năm ấp – PV) có đại diện cho cả cộng đồng dân cư của lưu vực sông Hậu không, thưa ông?
– Bản ĐTM của Lee & Man được lập và phê duyệt năm 2008, cần phải được cập nhật cho phù hợp với tình hình mới và những quy định mới.
Báo cáo ĐTM của Lee & Man cho thấy việc tham vấn cộng đồng được chủ đầu tư thực hiện quá mức sơ sài. ĐTM chỉ gửi văn bản cho UBND và Uỷ ban MTTQ xã Phú Hữu A, sau đó thu lại ý kiến bằng văn bản.
Câu hỏi đặt ra là UBND và Uỷ ban MTTQ cấp xã ở Phú Hữu A có đủ năng lực để hiểu về những tác động môi trường nhằm phản hồi có ý nghĩa hay không?
Chắc chắn là không! Vậy nên không lạ gì khi cả UBND và Ủy ban MTTQ VN xã Phú Hữu A đều trả lời trong văn bản ngày 24-9-2007 bày tỏ ủng hộ dự án và chỉ dặn dò rằng cần lưu ý thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.
Tại bảng 8.1 ở trang 251 của báo cáo ĐTM 2008 cho thấy phần tham vấn cộng đồng dân cư do Trung tâm Công nghệ môi trường (ENTEC) tiến hành một khảo sát khá sơ sài với chỉ đúng 20 người dân địa phương về ảnh hưởng đối với ba việc là đất, nhà và hoa màu.
Khảo sát này không hề nói cho người dân biết về nguy cơ tác động đối với nguồn nước, thuỷ sản gì cả. Do đó, trong tất cả các ý kiến đều đánh giá tích cực sự hình thành và hoạt động của dự án, người dân chỉ kiến nghị giải toả đền bù phải thỏa đáng.
* Phương án nhà máy này xử lý 50.000m3 nước thải/ngày đêm và xả ra sông Hậu liệu có ổn không?
– Nhà máy giấy có nhu cầu sử dụng nước rất lớn. Theo báo cáo ĐTM, nhu cầu sử dụng nước sản xuất của nhà máy bột giấy tẩy trắng là 162.609 m3/ngày, của nhà máy giấy cứng bao bì cao cấp là 70.130 m3/ngày đêm.
Vậy tổng lượng nước cho hai hạng mục này là 232.739 m3/ngày. Nước dùng để sản xuất được cấp từ trạm xử lý nước cấp công suất 270.844 m3/ngày do chủ đầu tư tự xây dựng. Nguồn cung cấp nước thô là nguồn nước sông Hậu.
Cũng theo ĐTM, hệ thống xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt của tất cả các hạng mục công trình của cả dự án nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp và dự án nhà máy sản xuất bột giấy tẩy trắng đều được đưa đến trạm xử lý nước thải tập trung có công suất 220.000 m3/ngày đêm.
Tại đây nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, sau đó chứa vào hồ sinh thái để tái sử dụng và thải ra sông Hậu.
Có hai câu hỏi được đặt ra ở đây: tại sao công suất của trạm xử lý nước thải tập trung lại nhỏ hơn tổng nhu cầu nước và nếu nước thải được xử lý tốt thì tại sao không tái sử dụng cho đỡ tốn kém mà phải thải ra sông?
* Theo ông, dự án này tác động chỉ ở khu vực xã Phú Hữu A, nơi đặt nhà máy, hay cả vùng tây nam sông Hậu?
– Tôi nghĩ do hệ thống kênh rạch chằng chịt và chế độ thủy triều lên xuống mỗi ngày hai lần của sông Hậu, trong trường hợp nước thải không đạt chuẩn thì tác động sẽ xảy ra trên vùng rất rộng chứ không chỉ quanh khu vực có nhà máy.
Trường hợp nước thải có độc thì hậu quả sẽ khôn lường. Nhà máy nước cung cấp cho người dân TP Cần Thơ nằm không xa nhà máy này.
Thủy sản tự nhiên nước ngọt của sông Hậu và các kênh rạch, thủy sản vùng cửa sông Trần Đề và có thể toàn bộ vùng ven biển ĐBSCL bị ảnh hưởng. Cộng đồng sống ven sông rạch ở toàn vùng này cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, với một dự án sản xuất giấy khổng lồ như thế, mối quan ngại chính nằm ở chất lượng nước thải mà báo cáo ĐTM cho biết tổng kinh phí dành cho giám sát chất lượng nước thải trong giai đoạn hoạt động chưa tới 50 triệu đồng mỗi năm (chính xác là 43,96 triệu đồng), với tần suất giám sát là bốn lần/năm đối với 15 chỉ tiêu.
Con số kinh phí dành cho giám sát chất lượng nước thải chưa đến 50 triệu đồng so với rủi ro những thiệt hại to lớn như vậy thì như… chuyện đùa.
* Với tư cách là một chuyên gia về môi trường độc lập, ông kiến nghị gì về dự án này?
– Kinh nghiệm của chúng ta là dù các nhà máy có hệ thống xử lý vẫn chưa có thể tin tưởng được. Nếu vội vã, thiếu cẩn trọng thì chúng ta đang “chơi với lửa”. Nguồn nước sông Hậu liên quan đến hàng triệu người.
Đặt nhà máy thải nước vào đây khác gì đặt con dao vào yết hầu rồi hứa hẹn sẽ có biện pháp bảo đảm an toàn.
Theo tôi, trong những trường hợp như thế này thì áp dụng nguyên tắc cẩn trọng vẫn hơn. Trước mắt, chúng tôi đề nghị cần làm lại ĐTM, có sự tham vấn và tham gia một cách có ý nghĩa của cộng đồng và giới chuyên gia trước khi đưa ra quyết định về việc vận hành của nhà máy.
Chúng ta cũng không nên ngại ảnh hưởng môi trường đầu tư, vì khi chúng ta cẩn trọng với môi trường thì hình ảnh chúng ta trong mắt cộng đồng quốc tế chỉ có tốt lên.
TS Dương Văn Ni (Đại học Cần Thơ): Góp ý của tôi không được tiếp thu Khoảng năm 2006, tôi được mời tham gia phản biện dự án Nhà máy giấy Lee & Man trước khi họ lập dự án cũng như làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Lúc đó, tôi phát biểu rằng trên thế giới không ai lại đi phát triển nhà máy giấy ở đồng bằng cả. Lý do là nhà máy giấy sẽ sử dụng một lượng nước rất lớn. Thứ hai, bản chất đồng bằng là bằng phẳng, khả năng trao đổi nước chậm. Vậy mà đưa một công nghệ có lượng xả thải lớn – mà còn là xả thải có chất độc – đến một khu vực như vậy. Tôi chỉ góp ý lần đó, sau này họ không mời tôi nữa và tới hôm nay rõ ràng những ý kiến của tôi đã không được tiếp thu. Dự án này nếu không được kiểm soát nguồn thải thì ảnh hưởng không chỉ với sông Hậu, mà còn là các tỉnh phía tây nam sông Hậu. Dọc sông Hậu là hệ thống kênh rạch nối các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Sông Hậu đoạn từ TP Cần Thơ tới cửa Trần Đề (Sóc Trăng) là cửa ngõ của nguồn nước ngọt các tỉnh tây nam sông Hậu, nên nguy cơ bức tử như báo chí phản ánh không chỉ là bức tử sông Hậu, mà cả vùng sản xuất tây nam sông Hậu. |