Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn Liên hiệp Tin Lành Cải cách
VATICAN – ĐTC kêu gọi các cộng đồng Công giáo và Tin Lành cải cách cùng dấn thân đáp ứng sự khao khát tinh thần của con người ngày nay. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 10-6-2016, dành cho 10 vị thuộc Hội đồng Lãnh đạo Liên hiệp các Giáo hội Tin Lành Cải cách trên thế giới.
Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn Liên hiệp Tin Lành Cải cách
VATICAN – ĐTC kêu gọi các cộng đồng Công giáo và Tin Lành cải cách cùng dấn thân đáp ứng sự khao khát tinh thần của con người ngày nay.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 10-6-2016, dành cho 10 vị thuộc Hội đồng Lãnh đạo Liên hiệp các Giáo hội Tin Lành Cải cách trên thế giới.
Trong lời chào mừng, ĐTC nhắc đến cuộc viếng thăm tại Vatican cách đây 10 năm của các vị lãnh đạo Tin Lành cải cách trên hoàn cầu, gặp ĐGH Bênêđictô XVI. Ngài cũng ca ngợi và cảm tạ những tiến bộ trong quan hệ đại kết giữa các cộng đồng Giáo hội Tin Lành Cải cách với nhau và với Giáo hội Công giáo.
ĐTC nhận xét: “Ngày nay, chúng ta thường cảm nghiệm “sự sa mạc hoá tinh thần”, nhất là nơi mà người ta sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, các cộng đồng Kitô chúng ta được kêu gọi là những “vò nước” giải khát với niềm hy vọng, những sự hiện diện có khả năng khơi dậy tình huynh đệ, gặp gỡ, liên đới, yêu thương chân thành và vô vị lợi; các cộng đồng ấy cần đón nhận và khơi dậy ơn thánh của Chúa, để không khép kín vào mình, và cởi mở thi hành sứ mạng. Thực vậy, không thể thông truyền đức tin, nếu ta sống đức tin một cách cô lập hoặc trong những nhóm khép kín và chia cách, trong một thứ tự trị giả tạo và chỉ biết đến cộng đoàn của mình. Làm như thế chúng ta không đáp ứng được lòng khao khát Thiên Chúa, đang gọi hỏi chúng ta và tạo nên nhiều hình thức tôn giaó mới…”
ĐTC cũng nói: “Hiện nay có nhu cầu cấp thiết phải có một phong trào đại kết, cùng với nỗ lực thần học để giải quyết những tranh luận đạo lý giữa các tín hữu Kitô. Phong trào đại kết này cổ vũ một sứ mạng chung loan báo Tin Mừng và phục vụ. Chắc chắn là đã có nhiều sáng kiến và sự cộng tác tốt đẹp với nhau tại nhiều nơi, nhưng tất cả chúng ta có thể cùng nhau làm hơn nữa, để cống hiến một chứng tá sinh động, cho tất cả những người hỏi chúng ta tại sao có niềm hy vọng nơi chúng ta (x. 1 Pr 3,15): cần thông tuyền tình yêu thương xót của Chúa Cha mà chúng ta lãnh nhận nhưng không và chúng ta được kêu gọi quảng đại trao ban cho tha nhân.” (SD 10-6-2016)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 10-6-2016, dành cho 10 vị thuộc Hội đồng Lãnh đạo Liên hiệp các Giáo hội Tin Lành Cải cách trên thế giới.
Trong lời chào mừng, ĐTC nhắc đến cuộc viếng thăm tại Vatican cách đây 10 năm của các vị lãnh đạo Tin Lành cải cách trên hoàn cầu, gặp ĐGH Bênêđictô XVI. Ngài cũng ca ngợi và cảm tạ những tiến bộ trong quan hệ đại kết giữa các cộng đồng Giáo hội Tin Lành Cải cách với nhau và với Giáo hội Công giáo.
ĐTC nhận xét: “Ngày nay, chúng ta thường cảm nghiệm “sự sa mạc hoá tinh thần”, nhất là nơi mà người ta sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, các cộng đồng Kitô chúng ta được kêu gọi là những “vò nước” giải khát với niềm hy vọng, những sự hiện diện có khả năng khơi dậy tình huynh đệ, gặp gỡ, liên đới, yêu thương chân thành và vô vị lợi; các cộng đồng ấy cần đón nhận và khơi dậy ơn thánh của Chúa, để không khép kín vào mình, và cởi mở thi hành sứ mạng. Thực vậy, không thể thông truyền đức tin, nếu ta sống đức tin một cách cô lập hoặc trong những nhóm khép kín và chia cách, trong một thứ tự trị giả tạo và chỉ biết đến cộng đoàn của mình. Làm như thế chúng ta không đáp ứng được lòng khao khát Thiên Chúa, đang gọi hỏi chúng ta và tạo nên nhiều hình thức tôn giaó mới…”
ĐTC cũng nói: “Hiện nay có nhu cầu cấp thiết phải có một phong trào đại kết, cùng với nỗ lực thần học để giải quyết những tranh luận đạo lý giữa các tín hữu Kitô. Phong trào đại kết này cổ vũ một sứ mạng chung loan báo Tin Mừng và phục vụ. Chắc chắn là đã có nhiều sáng kiến và sự cộng tác tốt đẹp với nhau tại nhiều nơi, nhưng tất cả chúng ta có thể cùng nhau làm hơn nữa, để cống hiến một chứng tá sinh động, cho tất cả những người hỏi chúng ta tại sao có niềm hy vọng nơi chúng ta (x. 1 Pr 3,15): cần thông tuyền tình yêu thương xót của Chúa Cha mà chúng ta lãnh nhận nhưng không và chúng ta được kêu gọi quảng đại trao ban cho tha nhân.” (SD 10-6-2016)
G. Trần Đức Anh OP