03/11/2024

Bắt đầu ghi nhận bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản B

Theo ông Trần Đắc Phu – cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, các bác sĩ Bệnh viện Nhi T.Ư và bệnh viện của tỉnh Thanh Hoá vừa phát hiện 2 ca mắc viêm não Nhật Bản B.

 

Bắt đầu ghi nhận bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản B

 

Theo ông Trần Đắc Phu – cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, các bác sĩ Bệnh viện Nhi T.Ư và bệnh viện của tỉnh Thanh Hoá vừa phát hiện 2 ca mắc viêm não Nhật Bản B. 

 

 

 

 

Đây là 2 bệnh nhi viêm não Nhật Bản B đầu tiên của mùa dịch năm nay.

Ông Phu cho biết 5 tháng đầu năm 2016, tổng số cả nước ghi nhận trên 215 trẻ mắc viêm não các thể, trong đó có 2 trẻ mắc viêm não Nhật Bản B. So về số mắc viêm não các thể thì số mắc năm 2016 đã giảm 44% so với cùng kỳ 2015.

Tính riêng về số mắc viêm não Nhật Bản B thì so với cách đây gần 10 năm, khi bắt đầu triển khai tiêm chủng văcxin ngừa viêm não Nhật Bản B, tỉ lệ mắc viêm não Nhật Bản/tổng số mắc viêm não các loại thường ở mức 30%. Nhưng vào các tháng đầu năm 2016 đã giảm xuống còn xấp xỉ 1% là mức giảm rất đáng kể, đặc biệt là kể từ năm 2015 khi chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đưa văcxin này vào nhóm văcxin tiêm chủng thường xuyên tại trạm y tế xã phường.

Tuy nhiên ông Phu cho hay thời điểm này đang là mùa dịch viêm não Nhật Bản B hằng năm (mùa dịch sẽ kéo dài đến tháng 8), số mắc còn có thể tăng và đây là thể bệnh viêm não có tỉ lệ tử vong và để lại di chứng nặng rất cao. Ông Phu khuyến cáo các bậc cha mẹ cho trẻ đi tiêm văcxin viêm não Nhật Bản (tiêm 2 mũi khi trẻ 1 tuổi, mũi sau cách mũi trước 2 tuần, mũi thứ 3 sau mũi 2 một năm), tránh để dịch lan rộng mới đi tiêm chủng thì hiệu quả tiêm chủng sẽ thấp.

Gần đây nhất là năm 2014 đã có một ổ dịch viêm não Nhật Bản khá lớn ở tỉnh Sơn La. Từ năm 2015 đến nay, mỗi năm có trên 6 triệu mũi văcxin ngừa viêm não Nhật Bản B được sử dụng để tiêm phòng cho trẻ em, tuy nhiên tỉ lệ tiêm chủng văcxin này mới đạt trên 90%, còn thấp so với nhiều loại văcxin.

LAN ANH