Trẻ em Iraq ở trại tị nạn Erbil rước lễ lần đầu
Hôm thứ Sáu 27-05 vừa qua, nhóm trẻ em Iraq đầu tiên ở trại tị nạn ở Erbil đã được rước lễ lần đầu, đem lại một nét sáng sủa cho tình hình u ám hiện nay.
Trẻ em Iraq ở trại tị nạn Erbil rước lễ lần đầu
WHĐ (29.05.2016) – Hôm thứ Sáu 27-05 vừa qua, nhóm trẻ em Iraq đầu tiên ở trại tị nạn ở Erbil đã được rước lễ lần đầu, đem lại một nét sáng sủa cho tình hình u ám hiện nay.
Trong số 5.500 người tị nạn sống trong trại Aishty 2 ở Erbil, đa số là trẻ em; trong số này, 470 em sẽ được rước lễ lần đầu trong vài tuần tới. Năm ngoái số em lãnh nhận Bí tích Thánh Thể vào khoảng 400 em.
Vì con số năm nay quá đông, nên các em được chia thành 3 nhóm. Nhóm đầu tiên 175 em đã rước lễ hôm thứ sáu 27-5; nhóm thứ hai 145 em sẽ rước lễ vào thứ sáu 3-6, và nhóm thứ ba 150 em sẽ rước lễ vào thứ sáu 10-6.
Tất cả các em đều thuộc Giáo hội Công giáo Nghi lễ Syria và hầu hết đã cùng với gia đình trốn thoát khỏi thành phố Qaraqosh, là trung tâm Kitô giáo của người Kurd, khi quân ISIS tấn công thành phố này đêm 6-8-2014.
Thánh lễ ngày 27-5 cho nhóm đầu tiên do Đức Tổng Giám mục Mosul là Đức cha Boutros Moshe cử hành trong nhà thờ tiền chế lớn của trại tị nạn.
Nhà thờ có sức chứa khoảng 800 người, mới đầu chỉ là một căn lều khi những người tị nạn Kitô giáo đầu tiên đổ vào Erbil hai năm trước cần có một nơi để cầu nguyện. Hiện nay đã trở thành nhà thờ giáo xứ chính của trại tị nạn Aishty, đây là trại tị nạn lớn nhất ở Erbil và được chia thành 3 trại nhỏ: Aishty 1, 2 và 3.
Đa số người tị nạn đến từ Qaraqosh, là nơi đặt Toà Giáo hội Syria trước khi bị quân ISIS tấn công vào năm 2014.
Sau khi dời Toà chính thức từ Mosul về Qaraqosh mấy năm trước, do quan ngại về vấn đề an ninh và do thực tế là hầu hết các tín hữu sống tại thành phố, người Công giáo Syria hiện nay không có giáo phận chính thức hay trụ sở chính nào.
Bây giờ sống ở vùng Erbil đa số là người Canđê, họ được Giáo hội địa phương đón nhận và phải nỗ lực hằng ngày để giữ vững tinh thần cho các tín hữu đang phải đối mặt với một tương lai bất ổn trong nước.
Có được gần 500 em rước lễ lần đầu ở trại tị nạn là một dấu hiệu của hy vọng ở một nơi mà ngọn lửa Kitô giáo đang leo lét, có nhiều nguy cơ sẽ tắt hẳn.
Một dấu hiệu hy vọng khác cho các Kitô hữu Iraq là việc phong chức bốn phó tế tại giáo xứ này. Hiện nay các thầy đang giúp những người tị nạn ngày đêm, và có thể sẽ được thụ phong linh mục trong vài tháng nữa.
Ba trong số bốn thầy phó tế này cùng với các nữ tu Dòng Đa Minh Catarina thành Siena – là cộng đoàn chủ yếu tạo thành cộng đồng Kitô hữu tị nạn Erbil – đảm trách việc giảng dạy Giáo lý Thánh Kinh và Phụng vụ cho các em.
Trong số 5.500 người tị nạn sống trong trại Aishty 2 ở Erbil, đa số là trẻ em; trong số này, 470 em sẽ được rước lễ lần đầu trong vài tuần tới. Năm ngoái số em lãnh nhận Bí tích Thánh Thể vào khoảng 400 em.
Vì con số năm nay quá đông, nên các em được chia thành 3 nhóm. Nhóm đầu tiên 175 em đã rước lễ hôm thứ sáu 27-5; nhóm thứ hai 145 em sẽ rước lễ vào thứ sáu 3-6, và nhóm thứ ba 150 em sẽ rước lễ vào thứ sáu 10-6.
Tất cả các em đều thuộc Giáo hội Công giáo Nghi lễ Syria và hầu hết đã cùng với gia đình trốn thoát khỏi thành phố Qaraqosh, là trung tâm Kitô giáo của người Kurd, khi quân ISIS tấn công thành phố này đêm 6-8-2014.
Thánh lễ ngày 27-5 cho nhóm đầu tiên do Đức Tổng Giám mục Mosul là Đức cha Boutros Moshe cử hành trong nhà thờ tiền chế lớn của trại tị nạn.
Nhà thờ có sức chứa khoảng 800 người, mới đầu chỉ là một căn lều khi những người tị nạn Kitô giáo đầu tiên đổ vào Erbil hai năm trước cần có một nơi để cầu nguyện. Hiện nay đã trở thành nhà thờ giáo xứ chính của trại tị nạn Aishty, đây là trại tị nạn lớn nhất ở Erbil và được chia thành 3 trại nhỏ: Aishty 1, 2 và 3.
Đa số người tị nạn đến từ Qaraqosh, là nơi đặt Toà Giáo hội Syria trước khi bị quân ISIS tấn công vào năm 2014.
Sau khi dời Toà chính thức từ Mosul về Qaraqosh mấy năm trước, do quan ngại về vấn đề an ninh và do thực tế là hầu hết các tín hữu sống tại thành phố, người Công giáo Syria hiện nay không có giáo phận chính thức hay trụ sở chính nào.
Bây giờ sống ở vùng Erbil đa số là người Canđê, họ được Giáo hội địa phương đón nhận và phải nỗ lực hằng ngày để giữ vững tinh thần cho các tín hữu đang phải đối mặt với một tương lai bất ổn trong nước.
Có được gần 500 em rước lễ lần đầu ở trại tị nạn là một dấu hiệu của hy vọng ở một nơi mà ngọn lửa Kitô giáo đang leo lét, có nhiều nguy cơ sẽ tắt hẳn.
Một dấu hiệu hy vọng khác cho các Kitô hữu Iraq là việc phong chức bốn phó tế tại giáo xứ này. Hiện nay các thầy đang giúp những người tị nạn ngày đêm, và có thể sẽ được thụ phong linh mục trong vài tháng nữa.
Ba trong số bốn thầy phó tế này cùng với các nữ tu Dòng Đa Minh Catarina thành Siena – là cộng đoàn chủ yếu tạo thành cộng đồng Kitô hữu tị nạn Erbil – đảm trách việc giảng dạy Giáo lý Thánh Kinh và Phụng vụ cho các em.
(Theo CNA)
Minh Đức