27/12/2024

Những thử thách trong ca ghép đầu người vào năm 2017

Sau hơn một năm cân nhắc, nhóm chuyên gia Ý – Trung Quốc quyết định sẽ thực hiện ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới vào cuối năm 2017, ở một bệnh nhân Trung Quốc.

 

Những thử thách trong ca ghép đầu người vào năm 2017

Sau hơn một năm cân nhắc, nhóm chuyên gia Ý – Trung Quốc quyết định sẽ thực hiện ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới vào cuối năm 2017, ở một bệnh nhân Trung Quốc.




Ảnh chỉ có tính minh họa	
 /// Ảnh: Shutterstock

 

Ảnh chỉ có tính minh hoạẢNH: SHUTTERSTOCK


Trong một thông tin mới nhất liên quan đến ca ghép đầu ở người gây tranh cãi, phẫu thuật gia thần kinh Sergio Canavero (Ý) và đồng sự Trung Quốc, bác sĩ Xiaoping Ren đã lên kế hoạch thực hiện ca phẫu thuật này vào thời điểm Giáng sinh năm 2017 tại Trung Quốc, theo Đài Crienglish.
Dự kiến sẽ mất khoảng 36 giờ cho toàn bộ quá trình, với sự hỗ trợ của hơn 150 bác sĩ và y tá. Chuyên gia Canavero cho hay kỹ thuật ghép đầu đã được hoạch định sẵn sàng, và đội ngũ của ông cũng chuẩn bị tinh thần trước ca phẫu thuật chưa từng có. Trở ngại đáng kể cần phải vượt qua hiện nay chính là tìm được nguồn tài trợ, và tất nhiên, thử thách lớn nhất vẫn chưa thể vượt qua được sự chấp nhận về mặt đạo đức.
Những thử thách trong ca ghép đầu người vào năm 2017 - ảnh 1
Đã tìm được người chịu ghép đầu

Như Thanh Niên đã thông tin trong bài Tranh cãi về kế hoạch ghép đầu người đăng ngày 4.3, bác sĩ Sergio Canavero tại Turin (Ý) đã lên kế hoạch ghép đầu người này vào thân người khác.


Tiến sĩ Canavero tiết lộ đội ngũ chuyên gia Trung Quốc đã mổ thử trên xác người sau khi thử nghiệm trên chuột và khỉ. Dựa trên những lần thử nghiệm này, nhóm chuyên gia đã xác định được 2 bước trong quy trình ghép đầu, gồm nối mạch máu đầu, viết tắt là HEAVEN, và nối tuỷ sống tiếp theo (GEMINI). Trong một loạt bài viết trên chuyên san Surgery, các ông Canavero và Xiaoping Ren đã ghi lại cách thức quy trình GEMINI hoạt động để có thể hạn chế tổn hại đối với dây thần kinh, tế bào, ngăn chặn não chết do thiếu ô xy, và cơn đau đớn khủng khiếp theo sau phẫu thuật ghép đầu.
Theo tiến sĩ Canavero, vấn đề ở đây là đầu của bệnh nhân sẽ mất ít nhất 30 phút để gắn vào cơ thể người hiến, và kết nối các mạch máu. Do 7 phút là độ chịu đựng cực hạn của não trong điều kiện thiếu ô xy và dưỡng chất, cả cơ thể lẫn đầu sẽ được làm lạnh đến 12oC để tế bào không bị huỷ hoại đồng loạt trong quá trình phẫu thuật. Perphtoran, một loại thuốc bổ sung máu do Nga điều chế, sẽ được sử dụng để cung cấp ô xy cho não. Đầu sẽ được chuyển đến cơ thể hiến, và hai đầu mút của tuỷ sống sẽ được nối vào nhau bằng polyethylene glycol. Kế đến, các cơ và mạch máu sẽ được vá lại, và bệnh nhân được đặt vào tình trạng hôn mê sâu trong từ 3 – 4 tuần để cơ thể tự chữa lành trong lúc các điện cực được gắn vào để kích thích tuỷ sống củng cố các mối liên kết thần kinh mới.
Những thử thách trong ca ghép đầu người vào năm 2017 - ảnh 2
Việt Nam đang chuẩn bị cho ca ghép đầu đầu tiên

GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết thông tin trên tại buổi sinh hoạt khoa học do Trung tâm tổ chức tại Bệnh viện Việt Đức sáng nay.


Có một sự thay đổi về phía bệnh nhân. Tiến sĩ Canavero cho hay bệnh nhân đầu tiên sẽ là người Trung Quốc thay vì Valery Spiridonov, người Nga, vì không tìm được người hiến phù hợp về mặt sinh học. Ông Canavero nhấn mạnh nhóm của ông đã chứng minh được mọi điểm cần được thuyết phục trước khi thực hiện ca phẫu thuật gây tranh cãi. Tạp chí Newsweek dẫn lời một số chuyên gia tranh luận rằng, thậm chí nếu bệnh nhân sống sót sau ca phẫu thuật này, nhiều khả năng họ sẽ bị liệt trong tương lai. Còn trang Express UK dẫn lời ông Arthur Caplan của Đại học New York cảnh báo rằng bệnh nhân ghép đầu có thể “bị nổi điên”, do cơ thể và đầu đã quen với những cách thức khác nhau trong những giai đoạn sống trước đó.

 

Tụ Yên