Truyền thông phải phổ biến các thông tin tích cực của châu Phi
“Châu Phi thường được mô tả như một lục địa của bóng tối và cái chết, lục địa của những thất bại xã hội vì chủ nghĩa vị chủng, của các cuộc xung đột bạo lực và dịch bệnh như AIDS và Ebola”: đó là lời than phiền của cha Chrisantus Ndaga, đặc trách truyền thông của AMECEA (Liên Hội đồng Giám mục Đông Phi), trong khuôn khổ Hội nghị chuyên đề của các phóng viên Công giáo tổ chức tại Nairobi (Kenya).
Truyền thông phải phổ biến các thông tin tích cực của châu Phi
WHĐ (15.05.2016) – “Châu Phi thường được mô tả như một lục địa của bóng tối và cái chết, lục địa của những thất bại xã hội vì chủ nghĩa vị chủng, của các cuộc xung đột bạo lực và dịch bệnh như AIDS và Ebola”: đó là lời than phiền của cha Chrisantus Ndaga, đặc trách truyền thông của AMECEA (Liên Hội đồng Giám mục Đông Phi), trong khuôn khổ Hội nghị chuyên đề của các phóng viên Công giáo tổ chức tại Nairobi (Kenya).
Cha Ndaga đã phát biểu nhân danh Đức cha Charles Palmer-Buckle, Tổng Giám mục Accra (Ghana) và cũng là Giám đốc Thông tấn xã Công giáo châu Phi (CANAA) – một cơ quan thông tấn Công giáo được thành lập theo sáng kiến của SCEAM (Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục châu Phi và Madagascar).
Phát biểu với các phóng viên Công giáo đến từ 10 quốc gia châu Phi (Kenya, Uganda, Tanzania, Zambia, Zimbabwe, Seychelles, Malawi, Nigeria, Ghana và Nam Sudan), cha Ndaga nhấn mạnh rằng cũng cần phải phổ biến các thông tin tích cực về những gì đang diễn ra ở châu Phi, và đặc biệt là các sáng kiến do Giáo hội Công giáo đề ra.
Cha cho biết: “Có rất nhiều hoạt động tích cực của Giáo hội tại châu Phi đã không được các phương tiện truyền thông nói đến. Trong những năm qua, đã xuất hiện mong muốn chia sẻ tin tức và thông tin giữa các Giáo hội châu Phi. Ngoài ra còn có một mong muốn làm sao cho tiếng nói của Giáo hội châu Phi được lắng nghe tại lục địa này và cả ở bên ngoài biên giới châu Phi nữa.”
c
Tiếp lời Cha Ndaga, Cha Don Bosco Onyalla, Điều phối viên của CANAA, nói: “Có quá nhiều bối cảnh châu Phi được dùng làm những dẫn chứng tiêu cực, qua các lối diễn tả như “đất nước đau thương vì nghèo đói, chính phủ đầy tham nhũng, hệ thống chính trị ăn rễ sâu nơi đảng phái sắc tộc, xã hội phân hoá vì tôn giáo, bệnh tật hoành hành và mới đây nhất: trung tâm của khủng bố. Những kiểu trình bày sự kiện như thế thường do những kẻ ở ngoài châu Phi tường thuật.”
Cha Ndaga đã phát biểu nhân danh Đức cha Charles Palmer-Buckle, Tổng Giám mục Accra (Ghana) và cũng là Giám đốc Thông tấn xã Công giáo châu Phi (CANAA) – một cơ quan thông tấn Công giáo được thành lập theo sáng kiến của SCEAM (Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục châu Phi và Madagascar).
Phát biểu với các phóng viên Công giáo đến từ 10 quốc gia châu Phi (Kenya, Uganda, Tanzania, Zambia, Zimbabwe, Seychelles, Malawi, Nigeria, Ghana và Nam Sudan), cha Ndaga nhấn mạnh rằng cũng cần phải phổ biến các thông tin tích cực về những gì đang diễn ra ở châu Phi, và đặc biệt là các sáng kiến do Giáo hội Công giáo đề ra.
Cha cho biết: “Có rất nhiều hoạt động tích cực của Giáo hội tại châu Phi đã không được các phương tiện truyền thông nói đến. Trong những năm qua, đã xuất hiện mong muốn chia sẻ tin tức và thông tin giữa các Giáo hội châu Phi. Ngoài ra còn có một mong muốn làm sao cho tiếng nói của Giáo hội châu Phi được lắng nghe tại lục địa này và cả ở bên ngoài biên giới châu Phi nữa.”
c
Tiếp lời Cha Ndaga, Cha Don Bosco Onyalla, Điều phối viên của CANAA, nói: “Có quá nhiều bối cảnh châu Phi được dùng làm những dẫn chứng tiêu cực, qua các lối diễn tả như “đất nước đau thương vì nghèo đói, chính phủ đầy tham nhũng, hệ thống chính trị ăn rễ sâu nơi đảng phái sắc tộc, xã hội phân hoá vì tôn giáo, bệnh tật hoành hành và mới đây nhất: trung tâm của khủng bố. Những kiểu trình bày sự kiện như thế thường do những kẻ ở ngoài châu Phi tường thuật.”
(Agenzia Fides)
Minh Đức