Các nhà truyền giáo dâng hiến đời mình vì Đức Kitô
VATICAN – Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng những nhà truyền giáo ngoan ngoãn vâng nghe lời mời gọi của Chúa Thánh Thần, Đấng dẫn họ đến chỗ bị thiêu đốt bởi một lòng khát khao bùng cháy muốn dâng hiến đời mình cho việc rao giảng Phúc Âm, dẫu có phải đến những nơi xa xôi cách trở. Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ sáng thứ ba, 10.05, tại Nguyện đường Thánh Marta.
Các nhà truyền giáo dâng hiến đời mình vì Đức Kitô
VATICAN – Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng những nhà truyền giáo ngoan ngoãn vâng nghe lời mời gọi của Chúa Thánh Thần, Đấng dẫn họ đến chỗ bị thiêu đốt bởi một lòng khát khao bùng cháy muốn dâng hiến đời mình cho việc rao giảng Phúc Âm, dẫu có phải đến những nơi xa xôi cách trở. Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ sáng thứ ba, 10.05, tại Nguyện đường Thánh Marta.
Những chia sẻ của Đức Thánh Cha được khởi đi từ bài đọc một, thuật lại việc Thánh Phaolô giã từ cộng đoàn tín hữu ở Milêtô và được Thánh Thần thúc đẩy đi đến Giêrusalem. Đức Thánh Cha đã mô tả tiếng gọi của Chúa Thánh Thần như là một sự thôi thúc không sao cưỡng lại được để dâng hiến đời mình phục vụ Đức Kitô, và thậm chí dám hủy mình đi, làm cho mình hóa ra hư không vì danh Đức Kitô. Thánh Phaolô đã mang trong mình ngọn lửa nhiệt huyết này và các Tông đồ khác cũng thế. Ngọn lửa ấy cũng mãi sống động trong trái tim của rất nhiều người trẻ hôm nay. Họ dám từ bỏ gia đình, quê hương, đất nước để lên đường đến tận những nơi xa xôi hẻo lánh loan báo về Đức Giêsu.
Được thúc đẩy bởi Thần Khí
“Đề cập đến bài đọc ngày hôm nay, Đức Thánh Cha nói rằng đó là một trình thuật đầy đánh động. Thánh Phaolô biết ngài sẽ không còn gặp lại cộng đoàn Milêtô nữa. Ngài cũng nói với những người đang lắng nghe rằng Chúa Thánh Thần thúc đẩy ngài về Giêrusalem. Thánh Phaolô ý thức quyền năng tối thượng của Thánh Thần trên cuộc đời ngài, luôn thúc đẩy ngài rao giảng Tin Mừng cho dù có gặp phải những khó khăn, thách đố. Tôi tin rằng trình thuật trong bài đọc hôm nay cũng gợi hứng cho đời sống truyền giáo của mỗi người chúng ta qua mọi thế hệ.
Các nhà truyền giáo tiến lên phía trước do Thánh Thần thúc đẩy. Đó là một lời mời gọi. Khi chúng ta đến nghĩa trang, chúng ta thấy những nấm mộ của các vị ấy. Rất nhiều người trong số họ đã chết trước khi bước qua tuổi 40. Lý do là vì họ ngã nước và không thể vượt qua những bệnh tật xảy ra ở những nơi họ đến truyền giáo. Họ đã dâng hiến chính tuổi thanh xuân của mình. Họ đã dâng lên Thiên Chúa lễ toàn thiêu là chính cuộc đời của họ. Tôi nghĩ đến những giây phút cuối cùng của họ trên trần thế này – dù phải xa cách quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn; phải xa cách gia đình và những người thân yêu – nhưng họ vẫn thốt lên: ‘Việc tôi làm thật đáng!’
Các nhà truyền giáo – vinh quang của Giáo hội
Những nhà truyền giáo sẵn sàng cất bước lên đường mà không hề biết điều gì đang chờ đợi họ phía trước. Chúng ta có hai gương mẫu sáng ngời là Thánh Phaolô và Thánh Phanxicô Xaviê. Thánh Phaolô, trong khi từ biệt cộng đoàn Milêtô, đã nói: ‘Tôi đến thành nào, thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi.’ Các nhà truyền giáo biết cuộc sống của họ sẽ không dễ dàng nhưng họ vẫn tiến lên phía trước.
Những nhà truyền giáo trong thời đại của chúng ta. Họ là những anh hùng trong việc rao giảng Tin Mừng. Rất nhiều người Âu Châu đã đến các châu lục khác để truyền giáo. Họ đã ra đi và không quay về nhà nữa. Tôi nghĩ thật là chính đáng khi chúng ta biết cảm tạ Chúa vì những chứng tá của họ. Thật là chính đáng khi chúng ta biết vui mừng vì có những nhà truyền giáo là những chứng nhân đích thực. Tôi tự hỏi rằng những giây phút cuối cùng còn được ở trên thế gian của những nhà truyền giáo này như thế nào? Họ đã nói những lời từ biệt ra sao? Thánh Phanxicô Xaviê nói: ‘Tôi phải để lại tất cả nhưng điều đó thật đáng!’ Các nhà truyền giáo đã chết đi, có nhiều người trong số họ chẳng được ai nhắc đến tên. Họ là những vị tử đạo đã dâng hiến đời mình vì Tin Mừng. Các nhà truyền giáo là vinh quang của chúng ta! Vinh quang của Giáo hội chúng ta!”
Những người trẻ dâng hiến đời mình cho những gì cao quý hơn
Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha nói đến một đặc tính quan trọng của nhà truyền giáo. Đó là biết ngoan ngoãn vâng nghe Thánh Thần. Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện để ngày hôm nay có nhiều bạn trẻ được lời mời gọi của Chúa Thánh Thần thúc đẩy dâng hiến đời mình cho những gì cao quý hơn.
“Tôi muốn ngỏ lời với các bạn trẻ, nam cũng như nữ, đang cảm thấy không hài lòng với cuộc sống hôm nay. Tôi đã nghe nhiều bạn nói: ‘Tôi không hạnh phúc với chủ nghĩa tiêu dùng và nền văn hóa tự tôn trong thế giới hôm nay…’ Nếu bạn đang cảm thấy như thế, tôi mời gọi các bạn hãy nhìn về phía chân trời! Ở đó, có những nhà truyền giáo.
Chúng ta hãy cầu nguyện, xin Chúa Thánh Thần thúc đẩy để các bạn trẻ dám bước đi, dám dâng hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Chúa. Truyền giáo là một cuộc sống đầy khó khăn nhưng cũng là một cuộc sống thật đáng giá. Chúng ta cần phải sống trong một cách thức đúng đắn, biết dâng hiến để phục vụ, để rao giảng Tin Mừng. Rao giảng Tin Mừng sẽ mang lại cho chúng ta niềm hoan hỷ không gì có thể so sánh được.”
Những chia sẻ của Đức Thánh Cha được khởi đi từ bài đọc một, thuật lại việc Thánh Phaolô giã từ cộng đoàn tín hữu ở Milêtô và được Thánh Thần thúc đẩy đi đến Giêrusalem. Đức Thánh Cha đã mô tả tiếng gọi của Chúa Thánh Thần như là một sự thôi thúc không sao cưỡng lại được để dâng hiến đời mình phục vụ Đức Kitô, và thậm chí dám hủy mình đi, làm cho mình hóa ra hư không vì danh Đức Kitô. Thánh Phaolô đã mang trong mình ngọn lửa nhiệt huyết này và các Tông đồ khác cũng thế. Ngọn lửa ấy cũng mãi sống động trong trái tim của rất nhiều người trẻ hôm nay. Họ dám từ bỏ gia đình, quê hương, đất nước để lên đường đến tận những nơi xa xôi hẻo lánh loan báo về Đức Giêsu.
Được thúc đẩy bởi Thần Khí
“Đề cập đến bài đọc ngày hôm nay, Đức Thánh Cha nói rằng đó là một trình thuật đầy đánh động. Thánh Phaolô biết ngài sẽ không còn gặp lại cộng đoàn Milêtô nữa. Ngài cũng nói với những người đang lắng nghe rằng Chúa Thánh Thần thúc đẩy ngài về Giêrusalem. Thánh Phaolô ý thức quyền năng tối thượng của Thánh Thần trên cuộc đời ngài, luôn thúc đẩy ngài rao giảng Tin Mừng cho dù có gặp phải những khó khăn, thách đố. Tôi tin rằng trình thuật trong bài đọc hôm nay cũng gợi hứng cho đời sống truyền giáo của mỗi người chúng ta qua mọi thế hệ.
Các nhà truyền giáo tiến lên phía trước do Thánh Thần thúc đẩy. Đó là một lời mời gọi. Khi chúng ta đến nghĩa trang, chúng ta thấy những nấm mộ của các vị ấy. Rất nhiều người trong số họ đã chết trước khi bước qua tuổi 40. Lý do là vì họ ngã nước và không thể vượt qua những bệnh tật xảy ra ở những nơi họ đến truyền giáo. Họ đã dâng hiến chính tuổi thanh xuân của mình. Họ đã dâng lên Thiên Chúa lễ toàn thiêu là chính cuộc đời của họ. Tôi nghĩ đến những giây phút cuối cùng của họ trên trần thế này – dù phải xa cách quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn; phải xa cách gia đình và những người thân yêu – nhưng họ vẫn thốt lên: ‘Việc tôi làm thật đáng!’
Các nhà truyền giáo – vinh quang của Giáo hội
Những nhà truyền giáo sẵn sàng cất bước lên đường mà không hề biết điều gì đang chờ đợi họ phía trước. Chúng ta có hai gương mẫu sáng ngời là Thánh Phaolô và Thánh Phanxicô Xaviê. Thánh Phaolô, trong khi từ biệt cộng đoàn Milêtô, đã nói: ‘Tôi đến thành nào, thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi.’ Các nhà truyền giáo biết cuộc sống của họ sẽ không dễ dàng nhưng họ vẫn tiến lên phía trước.
Những nhà truyền giáo trong thời đại của chúng ta. Họ là những anh hùng trong việc rao giảng Tin Mừng. Rất nhiều người Âu Châu đã đến các châu lục khác để truyền giáo. Họ đã ra đi và không quay về nhà nữa. Tôi nghĩ thật là chính đáng khi chúng ta biết cảm tạ Chúa vì những chứng tá của họ. Thật là chính đáng khi chúng ta biết vui mừng vì có những nhà truyền giáo là những chứng nhân đích thực. Tôi tự hỏi rằng những giây phút cuối cùng còn được ở trên thế gian của những nhà truyền giáo này như thế nào? Họ đã nói những lời từ biệt ra sao? Thánh Phanxicô Xaviê nói: ‘Tôi phải để lại tất cả nhưng điều đó thật đáng!’ Các nhà truyền giáo đã chết đi, có nhiều người trong số họ chẳng được ai nhắc đến tên. Họ là những vị tử đạo đã dâng hiến đời mình vì Tin Mừng. Các nhà truyền giáo là vinh quang của chúng ta! Vinh quang của Giáo hội chúng ta!”
Những người trẻ dâng hiến đời mình cho những gì cao quý hơn
Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha nói đến một đặc tính quan trọng của nhà truyền giáo. Đó là biết ngoan ngoãn vâng nghe Thánh Thần. Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện để ngày hôm nay có nhiều bạn trẻ được lời mời gọi của Chúa Thánh Thần thúc đẩy dâng hiến đời mình cho những gì cao quý hơn.
“Tôi muốn ngỏ lời với các bạn trẻ, nam cũng như nữ, đang cảm thấy không hài lòng với cuộc sống hôm nay. Tôi đã nghe nhiều bạn nói: ‘Tôi không hạnh phúc với chủ nghĩa tiêu dùng và nền văn hóa tự tôn trong thế giới hôm nay…’ Nếu bạn đang cảm thấy như thế, tôi mời gọi các bạn hãy nhìn về phía chân trời! Ở đó, có những nhà truyền giáo.
Chúng ta hãy cầu nguyện, xin Chúa Thánh Thần thúc đẩy để các bạn trẻ dám bước đi, dám dâng hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Chúa. Truyền giáo là một cuộc sống đầy khó khăn nhưng cũng là một cuộc sống thật đáng giá. Chúng ta cần phải sống trong một cách thức đúng đắn, biết dâng hiến để phục vụ, để rao giảng Tin Mừng. Rao giảng Tin Mừng sẽ mang lại cho chúng ta niềm hoan hỷ không gì có thể so sánh được.”
Vũ Đức Anh Phương SJ