Đức TGM Boutres Marayati: “Aleppo đang chết dần chết mòn”
Hôm thứ Sáu 29-04, Đức Tổng Giám mục Công giáo Nghi lễ Armenia Boutros Marayati, người Armenia, Tổng Giáo phận Aleppo, đã lên tiếng than thở về số phận bi đát của dân tộc và thành phố của ngài từ nhiều ngày qua đã phải hứng chịu nhiều trận mưa bom dữ dội.
Đức TGM Boutres Marayati: “Aleppo đang chết dần chết mòn”
WHĐ (02.05.2016) – Hôm thứ Sáu 29-04, Đức Tổng Giám mục Công giáo Nghi lễ Armenia Boutros Marayati, người Armenia, Tổng Giáo phận Aleppo, đã lên tiếng than thở về số phận bi đát của dân tộc và thành phố của ngài từ nhiều ngày qua đã phải hứng chịu nhiều trận mưa bom dữ dội.
“Mọi người đều kêu lên: ‘Xin hãy cứu lấy Aleppo’, và ‘Aleppo đang diệt vong”. Đó là tiếng kêu thống thiết của vị giám mục tại một thành phố đang phải hứng chịu những trận bom khủng khiếp từ nhiều ngày qua, theo như tường thuật của hãng tin Fides hôm 29 tháng 4 vừa qua. Đức Tổng Giám mục Aleppo nói: “Chúng tôi gọi đây là cuộc nội chiến và những người phải trả giá đắt nhất là các thường dân, phía bên này cũng như bên kia, trước hết là các cháu nhỏ.”
Khu vực trung tâm Aleppo, nơi có Toà Tổng giám mục, nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Syria, trong mấy ngày này đã phải trải qua những trận mưa pháo, các vụ pháo kích trước đây chưa hề có, từ các khu vực do quân nổi dậy chống chính quyền nã vào.
Các khu vực này, dưới quyền kiểm soát của các đội quân liên minh với các tổ chức Hồi giáo thánh chiến, cũng là nạn nhân của các trận pháo kích từ phía quân đội. Một bệnh viện do Hiệp hội Bác sĩ không Biên giới phụ trách, đã trúng đạn pháo kích, khiến khoảng năm chục người bị nạn.
“Cơn ác mộng”
Đức Tổng Giám mục Marayati kể lại :“Chúng tôi thấy những làn đạn bay tới khu chúng tôi ở và chúng tôi nghe tiếng bom nổ ở phía xa. Trong mấy tuần lễ thực hiện ngừng bắn, trường học được mở cửa trở lại, và chúng tôi cử hành Lễ Phục Sinh trong các nhà thờ của chúng tôi và dân chúng cứ ngỡ rằng mình đang mơ.”
Rồi ngài kể tiếp: “Nhưng sau những ngày hy vọng ấy, giấc mơ giờ đã biến thành “một cơn ác mộng còn đen tối hơn nữa.” Đức Tổng Giám mục Marayati hy vọng các cuộc thương thuyết tại Geneva sẽ được mở lại vào ngày 10 tháng 5 tới đây, và “nếu không đạt được một thoả thuận ngừng bắn mới, những ngày sắp tới sẽ là những ngày thật khủng khiếp”.
Theo Đức Tổng Giám mục Marayati, số phận của Aleppo và của dân tộc Syria nằm trong tay các cường quốc: “Cuộc đụng độ có chấm dứt hay không còn tùy ở Hoa Kỳ, ở Nga và các lực lượng khác trong vùng.” Theo ngài, chỉ có họ mới có thể buộc tất cả các bên tham chiến phải chấm dứt chiến tranh, bằng cách gạt sang một bên các quyền lợi và ý đồ thầm kín vốn không ngừng nuôi dưỡng cuộc tàn sát này.
Khủng bố
Đức cha Antoine Audo, Giám mục Giáo phận Aleppo nghi lễ Chalđê, cũng chia sẻ phân tích của Đức Tổng Giám mục Marayati về tình hình. Ngài khẳng định trên trang mạng của Hội Giáo hoàng “Trợ giúp các Giáo hội lâm nguy” (KIN) rằng các nhóm nổi dậy thuộc mặt trận Al-Nostra bị người Hồi giáo thánh chiến đang kiểm soát một số nơi ở Aleppo, chế ngự. Ngài cho biết thêm là những người này đang gieo rắc sợ hãi và kinh hoàng qua các vụ pháo kích. “Đó là những nhóm do nước ngoài tài trợ. Họ không thuộc Syria. Ở đây, người Kitô hữu và người Hồi giáo chúng tôi có mối tương quan tốt với nhau, và luôn luôn là như vậy.”
Đức Giám mục Audo cho rằng các cuộc xung đột tiếp diễn sẽ khiến cho có thêm nhiều Kitô hữu bỏ xứ sở đi tị nạn nơi khác: “Trước cuộc chiến, Aleppo có hơn 150.000 Kitô hữu thuộc các hệ phái khác nhau. Ngày nay, khoảng 2 phần 3 trong số họ đã bỏ đi nơi khác trong nước hay đi tị nạn ở nước ngoài, chẳng hạn sang Liban và các nước phương Tây. Số người còn lại chủ yếu là những người già và những nghèo khổ nhất.”
“Mọi người đều kêu lên: ‘Xin hãy cứu lấy Aleppo’, và ‘Aleppo đang diệt vong”. Đó là tiếng kêu thống thiết của vị giám mục tại một thành phố đang phải hứng chịu những trận bom khủng khiếp từ nhiều ngày qua, theo như tường thuật của hãng tin Fides hôm 29 tháng 4 vừa qua. Đức Tổng Giám mục Aleppo nói: “Chúng tôi gọi đây là cuộc nội chiến và những người phải trả giá đắt nhất là các thường dân, phía bên này cũng như bên kia, trước hết là các cháu nhỏ.”
Khu vực trung tâm Aleppo, nơi có Toà Tổng giám mục, nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Syria, trong mấy ngày này đã phải trải qua những trận mưa pháo, các vụ pháo kích trước đây chưa hề có, từ các khu vực do quân nổi dậy chống chính quyền nã vào.
Các khu vực này, dưới quyền kiểm soát của các đội quân liên minh với các tổ chức Hồi giáo thánh chiến, cũng là nạn nhân của các trận pháo kích từ phía quân đội. Một bệnh viện do Hiệp hội Bác sĩ không Biên giới phụ trách, đã trúng đạn pháo kích, khiến khoảng năm chục người bị nạn.
“Cơn ác mộng”
Đức Tổng Giám mục Marayati kể lại :“Chúng tôi thấy những làn đạn bay tới khu chúng tôi ở và chúng tôi nghe tiếng bom nổ ở phía xa. Trong mấy tuần lễ thực hiện ngừng bắn, trường học được mở cửa trở lại, và chúng tôi cử hành Lễ Phục Sinh trong các nhà thờ của chúng tôi và dân chúng cứ ngỡ rằng mình đang mơ.”
Rồi ngài kể tiếp: “Nhưng sau những ngày hy vọng ấy, giấc mơ giờ đã biến thành “một cơn ác mộng còn đen tối hơn nữa.” Đức Tổng Giám mục Marayati hy vọng các cuộc thương thuyết tại Geneva sẽ được mở lại vào ngày 10 tháng 5 tới đây, và “nếu không đạt được một thoả thuận ngừng bắn mới, những ngày sắp tới sẽ là những ngày thật khủng khiếp”.
Theo Đức Tổng Giám mục Marayati, số phận của Aleppo và của dân tộc Syria nằm trong tay các cường quốc: “Cuộc đụng độ có chấm dứt hay không còn tùy ở Hoa Kỳ, ở Nga và các lực lượng khác trong vùng.” Theo ngài, chỉ có họ mới có thể buộc tất cả các bên tham chiến phải chấm dứt chiến tranh, bằng cách gạt sang một bên các quyền lợi và ý đồ thầm kín vốn không ngừng nuôi dưỡng cuộc tàn sát này.
Khủng bố
Đức cha Antoine Audo, Giám mục Giáo phận Aleppo nghi lễ Chalđê, cũng chia sẻ phân tích của Đức Tổng Giám mục Marayati về tình hình. Ngài khẳng định trên trang mạng của Hội Giáo hoàng “Trợ giúp các Giáo hội lâm nguy” (KIN) rằng các nhóm nổi dậy thuộc mặt trận Al-Nostra bị người Hồi giáo thánh chiến đang kiểm soát một số nơi ở Aleppo, chế ngự. Ngài cho biết thêm là những người này đang gieo rắc sợ hãi và kinh hoàng qua các vụ pháo kích. “Đó là những nhóm do nước ngoài tài trợ. Họ không thuộc Syria. Ở đây, người Kitô hữu và người Hồi giáo chúng tôi có mối tương quan tốt với nhau, và luôn luôn là như vậy.”
Đức Giám mục Audo cho rằng các cuộc xung đột tiếp diễn sẽ khiến cho có thêm nhiều Kitô hữu bỏ xứ sở đi tị nạn nơi khác: “Trước cuộc chiến, Aleppo có hơn 150.000 Kitô hữu thuộc các hệ phái khác nhau. Ngày nay, khoảng 2 phần 3 trong số họ đã bỏ đi nơi khác trong nước hay đi tị nạn ở nước ngoài, chẳng hạn sang Liban và các nước phương Tây. Số người còn lại chủ yếu là những người già và những nghèo khổ nhất.”
Mai Tâm