04/01/2025

Tuyên ngôn của Đức Thánh Cha và hai vị lãnh đạo Chính thống

LESVOS – ĐTC và hai vị lãnh đạo Chính thống giáo kêu gọi cộng đồng thế giới quan tâm giải quyết cuộc khủng hoảng về người tị nạn. Lời kêu gọi trên đây được ĐTC Phanxicô, Đức Thượng phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Chính thống Constantinople, và Đức TGM Hieronimus, Giáo chủ Chính thống Hy Lạp, đưa ra trong tuyên chung được các vị ký kết trong cuộc viếng thăm trại tị nạn ở đảo Lesvos, Hy Lạp, sáng thứ bảy 16-4-2-016.

Tuyên ngôn của Đức Thánh Cha và hai vị lãnh đạo Chính thống
 
 

Tuyên ngôn chung của Đức Thánh Cha và hai vị lãnh đạo Chính thống – OSS_ROM

LESVOS – ĐTC và hai vị lãnh đạo Chính thống giáo kêu gọi cộng đồng thế giới quan tâm giải quyết cuộc khủng hoảng về người tị nạn.

Lời kêu gọi trên đây được ĐTC Phanxicô, Đức Thượng phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Chính thống Constantinople, và Đức TGM Hieronimus, Giáo chủ Chính thống Hy Lạp, đưa ra trong tuyên chung được các vị ký kết trong cuộc viếng thăm trại tị nạn ở đảo Lesvos, Hy Lạp, sáng thứ bảy 16-4-2-016.

Trong Tuyên ngôn, các vị bày tỏ mối quan tâm sâu xa trước tình trạng thê thảm của nhiều người tị nạn, di cư và những người xin tị nạn. “Họ đến Âu châu để trốn chạy những tình trạng xung đột, và trong nhiều trường hợp, họ trốn chạy những đe doạ hằng ngày đối với sự sống còn của họ. Dư luận thế giới không thể không biết đến cuộc khủng hoảng nhân đạo kinh khủng này, do sự lan tràn bạo lực và các cuộc xung đột võ trang, bách hại và sự tản cư của các nhóm thiểu số về tôn giáo và bộ tộc, nhiều gia đình phải bỏ gia cư, nhân phẩm, các nhân quyền căn bản và tự do của họ bị chà đạp.”

Ba vị lãnh đạo Kitô nói: “Thảm trạng buộc lòng di cư trên đây đang đè nặng trên hàng triệu người và kêu gọi câu trả lời liên đới, cảm thương, quảng đại và sự dấn thân cấp thiết cả về mặt tài nguyên. Từ đảo Lesvos này chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy can đảm đáp ứng cuộc khủng hoảng nhân đạo ồ ạt và trầm trọng này, và giải quyết tận gốc rễ những nguyên nhân gây ra chúng, qua những sáng kiến ngoại giao, chính trị và từ thiện, qua các nỗ lực cộng tác với nhau, ở Trung Đông cũng như ở Âu châu…”

“Trong tư cách là những người lãnh đạo các Giáo hội liên hệ của chúng tôi, chúng tôi hiệp nhất trong ướcmuốn hoà bình và trong sự sẵn sàng cổ vũ giải quyết các cuộc xung đột bằng đối thoại và hoà giải… Chúng tôi kêu gọi tất cả các vị lãnh đạo chính trị hãy dùng mọi thương thế để bảo đảm cho các cá nhân và cộng đoàn, kể cả các tín hữu Kitô, được ở lại quê hương của họ và được hưởng các quyền căn bản sống trong hòa bình và an ninh…”

“Cùng nhau, chúng tôi long trọng kêu gọi chấm dứt chiến tranh và bạo lực ở Trung Đông, kiến tạo một nền hoà bình công chính và lâu bền, cũng như giúp những người phải cưỡng bức rời bỏ gia cư được trở về trong danh dự. Chúng tôi xin các cộng đồng tôn giáo gia tăng nỗ ực để đón tiếp, trợ giúp và bảo vệ người tị nạn thuộc mọi tín ngưỡng, và các cơ quan cứu trợ tôn giáo và dân sự hoạt động, phối hợp các sáng kiến của mình với nhau.”

“Âu châu ngày nay đang phải đương đầu với một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng nhất từ sau Thế chiến II. Để đáp ứng thách đố lớn lao nay, chúng tôi kêu gọi tt cả các môn đệ Chúa Kitô hãy ý thức Lời Chúa, theo đó một ngày kia chúng ta sẽ bị phán xét: “Vì Ta đói các con đã cho Ta ăn; Ta khát các con đã cho Ta uống; Ta là ngoại kiều, các con đã đón nhận Ta; Ta trần trụi, các con đã cho Ta mặc; Ta đau yếu và các con đã viếng thăm Ta; Ta bị cầm tù và các con đã đến gặp Ta…” (Mt 25,35-36)…

“Cuộc gặp gỡ của chúng tôi nhắm giúp mang lại can đảm và hy vọng cho những người đang tìm nơi nương náu và tất cả những người đón tiếp và giúp đỡ họ. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế coi việc bảo vệ sinh mạng như một ưu tiên, và trên mọi bình diện, hãy ủng hộ những những chính sách bao gồm mở rộng cho mọi cộng đoàn tôn giáo. Tình trạng kinh khủng của tất cả những người bị tổn thương vì cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay, kể cả nhiều anh chị em Kitô hữu chúng ta, kêu gọi chúng ta hãy liên tục cầu nguyện.”

 
 
 

G. Trần Đức Anh OP