Lịch sử của một lòng trung tín thất bại
VATICAN – “Chỉ khi tâm hồn rộng mở, con người mới có thể đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa.” Đây là lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng thánh lễ sáng thứ năm, ngày 03.03, tại Nguyện đường Thánh Marta. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng sự bất trung của dân Chúa chỉ có thể được thắng vượt nhờ việc nhìn nhận mình là tội nhân. Khi biết mình là tội nhân tức là đã bắt đầu bước đi trên hành trình hoán cải.
Lịch sử của một lòng trung tín thất bại
VATICAN – “Chỉ khi tâm hồn rộng mở, con người mới có thể đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa.” Đây là lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng thánh lễ sáng thứ năm, ngày 03.03, tại Nguyện đường Thánh Marta. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng sự bất trung của dân Chúa chỉ có thể được thắng vượt nhờ việc nhìn nhận mình là tội nhân. Khi biết mình là tội nhân tức là đã bắt đầu bước đi trên hành trình hoán cải.
Khởi đi từ Bài đọc I, trích sách Tiên tri Giêrêmia, Đức Thánh Cha chia sẻ: “Chúng ta có thể nhìn thấy sự thành tín của Thiên Chúa và sự bất tín của dân Ngài. Thiên Chúa luôn trung tín vì Ngài không thể chối bỏ mình là Đấng Thành Tín trong khi dân chúng lại không nghe lời. Thiên Chúa đã làm rất nhiều điều để lôi cuốn lòng dân nhưng dân vẫn muốn ở lại trong sự bất trung.
Sự bất trung của dân Chúa, cách nào đó, cũng là sự bất trung của chúng ta khi chúng ta cứng lòng, khép kín con tim, không để cho lời Chúa đi vào. Giống như người cha trìu mến, Thiên Chúa mời gọi chúng ta hãy mở ra với lòng thương xót và tình yêu của Ngài. Chúng ta đã cùng nhau cầu nguyện với Thánh Vịnh: ‘Hôm nay các ngươi hãy lắng nghe Lời Chúa. Đừng cứng lòng nữa!’ Thiên Chúa luôn nói với chúng ta như thế. Với sự âu yếm, vỗ về của người cha, Ngài ngỏ lời với chúng ta: ‘Hãy hết lòng trở về với Ta, vì Ta nhân hậu và từ bi’. Nhưng khi con tim chai đá thì người ta không hiểu được điều này. Chỉ có thể hiểu được lòng thương xót của Thiên Chúa nếu chúng ta có khả năng mở toang cõi lòng, ngõ hầu Ngài có thể bước vào.
Cõi lòng chai đá cũng là điều mà chúng ta thấy trong đoạn Tin Mừng theo Thánh Luca. Đoạn Tin Mừng ấy tường thuật lại sự đối đầu của những người hiểu biết Kinh Thánh dành cho Đức Giêsu. Những tiến sĩ luật vốn hiểu biết về thần học nhưng có tâm hồn và não trạng khép kín. Còn đám đông dân chúng lại rất đỗi ngạc nhiên, sửng sốt và họ đã tin vào Đức Giêsu. Họ đã mở rộng cõi lòng với Lời Chúa. Tội nhân là những người không hoàn hảo nhưng phải biết mở rộng tấm lòng.
Những nhà thông luật đã có một thái độ đóng kín. Họ luôn tìm kiếm những biện minh và giải thích để không hiểu thông điệp của Đức Giêsu. Họ đòi Người một dấu lạ bởi trời. Họ luôn đóng kín! Đây là lịch sử, lịch sử của sự trung tín bị thất bại. Lịch sử của cõi lòng khép kín, của những tâm hồn đã không để lòng thương xót của Thiên Chúa bước vào. Những cõi lòng ấy đã lãng quên từ ngữ ‘tha thứ’: Lạy Chúa xin hãy tha thứ cho con! Lý do lãng quên hết sức đơn giản vì họ không ý thức mình là tội nhân nữa. Thay vào đó, họ cho rằng mình là thẩm phán xét xử người khác. Sự trung tín thất bại này cũng được Đức Giêsu giải thích bằng hai từ rất ràng để kết thúc cuộc đối thoại với những kẻ đạo đức giả: ‘Ai không đi cùng tôi là chống lại tôi’. Như vậy, hoặc là chúng ta trung tín, với tấm lòng rộng mở, đối với Thiên Chúa là Đấng trung tín, hay chúng ta chống lại Ngài – ‘Ai không đi với tôi là chống lại tôi!’.
Nhưng có người sẽ hỏi: ‘Liệu có một con đường ở giữa hay không? Tôi không muốn chống lại Thiên Chúa nhưng tôi cũng không thể luôn luôn tín trung với Ngài, vì có những khi tôi yếu đuối, vấp ngã.’ Có! Có một con đường ở giữa bằng cách khiêm nhường thú nhận mình là tội nhân. Bởi vì chính khi nói ‘tôi là kẻ có tội’, thì tâm hồn của chúng ta sẽ mở ra và lòng thương xót của Thiên Chúa sẽ đi vào. Chính lúc ấy, chúng ta đã bắt đầu trung tín rồi.”
Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta hãy khẩn nài Thiên Chúa ân ban của sự trung tín. Và bước đầu tiên để trung tín là tự nhận mình là tội nhân. Nếu không nhận thấy mình là kẻ có tội, chúng ta đã bước đi nhầm đường rồi. Do đó, hãy nài xin ân sủng để cõi lòng chúng ta không chai đá nhưng luôn biết rộng mở với lòng thương xót Chúa, đồng thời cũng xin có được ơn của sự trung tín nữa. Và khi chúng ta cảm nhận mình đang bất trung thì hãy nài xin Thiên Chúa ơn tha thứ.”
Khởi đi từ Bài đọc I, trích sách Tiên tri Giêrêmia, Đức Thánh Cha chia sẻ: “Chúng ta có thể nhìn thấy sự thành tín của Thiên Chúa và sự bất tín của dân Ngài. Thiên Chúa luôn trung tín vì Ngài không thể chối bỏ mình là Đấng Thành Tín trong khi dân chúng lại không nghe lời. Thiên Chúa đã làm rất nhiều điều để lôi cuốn lòng dân nhưng dân vẫn muốn ở lại trong sự bất trung.
Sự bất trung của dân Chúa, cách nào đó, cũng là sự bất trung của chúng ta khi chúng ta cứng lòng, khép kín con tim, không để cho lời Chúa đi vào. Giống như người cha trìu mến, Thiên Chúa mời gọi chúng ta hãy mở ra với lòng thương xót và tình yêu của Ngài. Chúng ta đã cùng nhau cầu nguyện với Thánh Vịnh: ‘Hôm nay các ngươi hãy lắng nghe Lời Chúa. Đừng cứng lòng nữa!’ Thiên Chúa luôn nói với chúng ta như thế. Với sự âu yếm, vỗ về của người cha, Ngài ngỏ lời với chúng ta: ‘Hãy hết lòng trở về với Ta, vì Ta nhân hậu và từ bi’. Nhưng khi con tim chai đá thì người ta không hiểu được điều này. Chỉ có thể hiểu được lòng thương xót của Thiên Chúa nếu chúng ta có khả năng mở toang cõi lòng, ngõ hầu Ngài có thể bước vào.
Cõi lòng chai đá cũng là điều mà chúng ta thấy trong đoạn Tin Mừng theo Thánh Luca. Đoạn Tin Mừng ấy tường thuật lại sự đối đầu của những người hiểu biết Kinh Thánh dành cho Đức Giêsu. Những tiến sĩ luật vốn hiểu biết về thần học nhưng có tâm hồn và não trạng khép kín. Còn đám đông dân chúng lại rất đỗi ngạc nhiên, sửng sốt và họ đã tin vào Đức Giêsu. Họ đã mở rộng cõi lòng với Lời Chúa. Tội nhân là những người không hoàn hảo nhưng phải biết mở rộng tấm lòng.
Những nhà thông luật đã có một thái độ đóng kín. Họ luôn tìm kiếm những biện minh và giải thích để không hiểu thông điệp của Đức Giêsu. Họ đòi Người một dấu lạ bởi trời. Họ luôn đóng kín! Đây là lịch sử, lịch sử của sự trung tín bị thất bại. Lịch sử của cõi lòng khép kín, của những tâm hồn đã không để lòng thương xót của Thiên Chúa bước vào. Những cõi lòng ấy đã lãng quên từ ngữ ‘tha thứ’: Lạy Chúa xin hãy tha thứ cho con! Lý do lãng quên hết sức đơn giản vì họ không ý thức mình là tội nhân nữa. Thay vào đó, họ cho rằng mình là thẩm phán xét xử người khác. Sự trung tín thất bại này cũng được Đức Giêsu giải thích bằng hai từ rất ràng để kết thúc cuộc đối thoại với những kẻ đạo đức giả: ‘Ai không đi cùng tôi là chống lại tôi’. Như vậy, hoặc là chúng ta trung tín, với tấm lòng rộng mở, đối với Thiên Chúa là Đấng trung tín, hay chúng ta chống lại Ngài – ‘Ai không đi với tôi là chống lại tôi!’.
Nhưng có người sẽ hỏi: ‘Liệu có một con đường ở giữa hay không? Tôi không muốn chống lại Thiên Chúa nhưng tôi cũng không thể luôn luôn tín trung với Ngài, vì có những khi tôi yếu đuối, vấp ngã.’ Có! Có một con đường ở giữa bằng cách khiêm nhường thú nhận mình là tội nhân. Bởi vì chính khi nói ‘tôi là kẻ có tội’, thì tâm hồn của chúng ta sẽ mở ra và lòng thương xót của Thiên Chúa sẽ đi vào. Chính lúc ấy, chúng ta đã bắt đầu trung tín rồi.”
Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta hãy khẩn nài Thiên Chúa ân ban của sự trung tín. Và bước đầu tiên để trung tín là tự nhận mình là tội nhân. Nếu không nhận thấy mình là kẻ có tội, chúng ta đã bước đi nhầm đường rồi. Do đó, hãy nài xin ân sủng để cõi lòng chúng ta không chai đá nhưng luôn biết rộng mở với lòng thương xót Chúa, đồng thời cũng xin có được ơn của sự trung tín nữa. Và khi chúng ta cảm nhận mình đang bất trung thì hãy nài xin Thiên Chúa ơn tha thứ.”
Vũ Đức Anh Phương, SJ