23/01/2025

Giải mã nỗi sợ bóng tối

Sợ bóng tối không chỉ xuất hiện ở trẻ con, mà người lớn cũng có thể lâm vào tình trạng tương tự nếu họ từng trải qua những kinh nghiệm đầy bất an.

 

Giải mã nỗi sợ bóng tối

 

Sợ bóng tối không chỉ xuất hiện ở trẻ con, mà người lớn cũng có thể lâm vào tình trạng tương tự nếu họ từng trải qua những kinh nghiệm đầy bất an.



 


Nỗi sợ bóng tối không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà còn ám ảnh cả người trưởng thành - Ảnh chụp màn hình emaze.com

 

Nỗi sợ bóng tối không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà còn ám ảnh cả người trưởng thành – Ảnh chụp màn hình emaze.com


Tờ The Independent cuối tháng 2 đưa tin trong số 2.000 người lớn tham gia cuộc khảo sát của Hãng YouGov, trụ sở tại London (Anh), có đến 40% số người sợ phải di chuyển trong các phòng tối dù đó là nhà mình. Hơn 1 trong số 10 người thậm chí còn sợ bóng tối đến nỗi họ không dám đi vệ sinh vào ban đêm.
Được biết đến với danh từ chuyên môn là nyctophobiam (tức nỗi sợ bóng tối), cái cảm giác đầy bất an trong điều kiện không có ánh sáng về cơ bản là một hình thái khác của sự lo lắng. Phần bò sát bên trong não người bị đổ lỗi là nguyên nhân gây nên những cảm giác khó chịu, từ nỗi sợ độ cao và những động vật nguy hiểm đến sợ bóng đêm.
Sự sợ hãi được cấy vào não thông qua 3 con đường: bằng việc quan sát một trải nghiệm đau thương, chẳng hạn như bị chó cắn; hoặc thông qua quá trình gọi là “cắm neo”, khi một người quá sợ hãi và bộ não lập tức kết nối một vật thể nào gần đây và gán cho nó là nguyên nhân của nỗi sợ; và cuối cùng là quan sát, hấp thu nỗi sợ từ người khác khi còn nhỏ.
Những trải nghiệm như vậy đã gieo hạt giống của sự sợ hãi vào đầu óc trẻ nhỏ, đẩy nạn nhân vào trạng thái “chống trả hoặc chạy trốn” khi đối mặt với nỗi sợ của chính mình. Không chỉ khiến tâm thần bất an, sợ tối còn dẫn đến một tình trạng khác: khó ngủ. Một báo cáo của nhóm chuyên gia của Đại học Ryerson (Canada) đã rút ra kết luận người dễ ngủ thường thích ứng tốt với tiếng động xung quanh, trong khi người sợ bóng tối lại nhạy cảm với tiếng động, theo chuyên san British Psychological Society.
Tuy nhiên, việc bật đèn trong khi ngủ có thể gây ảnh hưởng xấu đối với con người, do ánh sáng tác động đến cấu trúc não bộ và làm tăng nguy cơ trầm cảm, theo trang Stylist dẫn lời các chuyên gia của Đại học bang Ohio.
Giải pháp theo Giáo sư Colleen Carney (Đại học Canada) là: “Vạch rõ những tình huống nào khiến tâm lý bất an, đánh giá mức độ lo sợ của bản thân, và kế đến chỉ việc chờ đợi xem nếu không có điều gì xấu xảy ra, nỗi sợ sẽ vơi dần”.

Phi Yến