24/01/2025

Sóng di động và đau phản xạ

Các nhà khoa học Mỹ cho hay đã tìm ra chứng cứ về sự liên hệ giữa tần số vô tuyến và tín hiệu điện từ với cái gọi là những cơn đau phản xạ ở người bị đoạn chi.

 

Sóng di động và đau phản xạ

 

 

Các nhà khoa học Mỹ cho hay đã tìm ra chứng cứ về sự liên hệ giữa tần số vô tuyến và tín hiệu điện từ với cái gọi là những cơn đau phản xạ ở người bị đoạn chi.


 

 



 

Ảnh: Shutterstock

 

 

Ảnh: Shutterstock

 


Sau nhiều năm tranh cãi về ảnh hưởng có thể của sóng phát ra từ tháp di động đối với sức khoẻ con người, một cuộc nghiên cứu mới cam đoan đã tìm được chứng cứ xác thực đầu tiên cho thấy có mối liên hệ giữa sóng di động với các cơn đau thần kinh. Trong báo cáo đăng trên chuyên san PLOS One, nhóm khoa học gia thuộc Đại học Texas ở Dallas phát hiện ở những con chuột thí nghiệm bị chấn thương theo kiểu đoạn chi, chúng biểu hiện cơn đau hết sức rõ ràng khi nằm trong tầm phủ sóng di động. Trưởng nhóm nghiên cứu là tiến sĩ Mario Romero-Ortega, trợ lý giáo sư tại đại học trên cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp chứng cứ đầu tiên cho thấy các đối tượng nằm trong tầm bao phủ xung quanh các tháp di động ở tần số thấp và liên tục có thể thực sự cảm nhận đau đớn”. Báo cáo này cũng chỉ ra một hướng đi cụ thể về mặt thần kinh, có thể góp phần giải thích cho phát hiện mới của họ, theo vị tiến sĩ.

Đây cũng là một trong những cuộc nghiên cứu đầu tiên xoáy vào các trường điện từ (EMF) ở trường hợp động vật bị chấn thương thần kinh, theo đó chúng xuất hiện “các cơn đau phản xạ với tần suất liên tục và đáng kể” khi bị phơi nhiễm trước tần số vô tuyến (RF) và EMF. Chuột thí nghiệm bị can thiệp để xảy ra tình trạng chấn thương thần kinh nhằm bắt chước cơn đau ở người bị đoạn chi, có nghĩa là một dạng phẫu thuật “giả vờ”, với dây thần kinh không thật sự bị tổn hại. Các nhà nghiên cứu cho rằng các dây thần kinh bị hỏng sẽ hình thành những khối gọi là u dây thần kinh, trong đó phần đuôi bị nhiễm trùng và trở nên nhạy cảm, dễ dàng bị kích thích từ các tín hiệu như RF và EMF. Kế đến, chuột bị phơi nhiễm tín hiệu EMF tương đương với việc đứng cách tháp phát sóng di động khoảng 40 m. Quá trình phơi nhiễm kéo dài 10 phút mỗi tuần, trong vòng 8 tuần. Kết quả cho thấy sau 4 tuần, 88% số chuột bị chấn thương thần kinh xuất hiện phản xạ đau trước ảnh hưởng của tín hiệu.
Tiến sĩ Romero-Ortega giải thích, nhiều người cho rằng cần phải có sự hiện diện của u thần kinh để kích hoạt cơn đau. “Mô hình của chúng tôi phát hiện các EMF có thể tạo ra những cơn đau trước khi u thần kinh hình thành, đối tượng hầu như ngay lập tức cảm nhận được đau đớn”, theo tiến sĩ Mỹ. Ông hy vọng báo cáo mới sẽ khuyến khích giới y học tìm ra những sự lựa chọn lâm sàng hứa hẹn có thể ngăn chặn u thần kinh hình thành. Kết quả phân tích tế bào động vật cho thấy một protein cụ thể gọi là TRPV4 có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra phản xạ đau ở chuột bị tổn thương thần kinh, và tiến sĩ Romero-Ortega cho rằng thông tin này đáng giá để mở rộng cuộc nghiên cứu.
Bên cạnh đó, lâu nay các nhà khoa học cho rằng sự nhạy cảm ở người thường bị xếp vào dạng căng thẳng thần kinh, nên hiện tượng này ít được lưu ý đúng mức. Tiến sĩ Romero-Ortega chỉ ra rằng chuột thí nghiệm không thể có hành vi căng thẳng thần kinh phức tạp, nên cơn đau sẽ là sự phản ứng trực tiếp trước ảnh hưởng của năng lượng điện từ và tần số vô tuyến do con người tạo ra.

Tụ Yên