ĐTC gặp gỡ các gia đình và dâng Thánh lễ cho các linh mục tu sĩ nam nữ và chủng sinh
Sáng thứ ba 16-2-2016, chuyến công du Mêxicô của ĐTC đã tiến hành được một nửa. Từ thủ đô Mêxicô, ngài lấy máy bay tới thăm Tổng Giáo phận Morelia cách đó 210 cây số để dâng Thánh lễ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh, và vào ban chiều ngài gặp gỡ giới trẻ tại Sân Vận động Morelos y Pavón. Nhưng trước hết xin kính mời quý vị cùng chúng tôi trở lại sinh hoạt chiều ngày thứ hai của ĐTC.
ĐTC gặp gỡ các gia đình và dâng Thánh lễ cho các linh mục tu sĩ nam nữ và chủng sinh
Tường thuật cuộc gặp gỡ của ĐTC với các gia đình tại sân vận động Tuxtla Gutierrez và Thánh lễ với các linh mục tu sĩ nam nữ và chủng sinh tại Tổng Giáo phận Morelia
Sáng thứ ba 16-2-2016, chuyến công du Mêxicô của ĐTC đã tiến hành được một nửa. Từ thủ đô Mêxicô, ngài lấy máy bay tới thăm Tổng Giáo phận Morelia cách đó 210 cây số để dâng Thánh lễ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh, và vào ban chiều ngài gặp gỡ giới trẻ tại Sân Vận động Morelos y Pavón. Nhưng trước hết xin kính mời quý vị cùng chúng tôi trở lại sinh hoạt chiều ngày thứ hai của ĐTC.
Sau Thánh lễ với các cộng đoàn các thổ dân bang Chiapas tại sân vận động thành phố San Cristobal de las Casas, ĐTC đã về Toà Giám mục để dùng bữa trưa với đại diện các thổ dân và đoàn tuỳ tùng. Ngồi cùng bàn với ĐTC có Đức TGM Felipe Arizmendi Esquivel, ĐGM phụ tá, và 8 anh chị em thổ dân.
Vào lúc 15 giờ chiều, ĐTC đã đến thăm Nhà thờ Chính toà San Cristobal de las Casas, dâng kính Đức Mẹ Thăng Thiên. Nhà thờ này được xây giữa các năm 1500-1600 và được trùng tu vào thập niên 1920. Mặt tiền màu vàng gạch, trắng và đỏ, trang hoàng theo kiểu ba rốc, moresco, thổ dân và hoa lá, có nhiều tượng các thánh. Bên trong nhà thờ có các bức vẽ của Hoạ sĩ Miguel Cabrera thuộc thế kỷ XVIII, các đà bằng gỗ mạ vàng và một giá sách tuyệt đẹp. Vị Giám mục đầu tiên của giáo phận là tu sĩ Bartholome de las Casas (1474-1566). Nhà thờ có chỗ cho 400 người.
Hiện diện trong nhà thờ có nhóm các cụ già và người đau yếu. ĐTC đã vào nhà thờ qua ngã nhà nguyện Mình Thánh Chúa, và dâng hoa cho hình Đức Mẹ, trước khi đi ra cửa chính. Ngài đã tặng nhà thờ chính toà một chén thánh và một áo lễ. Tiếp đến, ĐTC đi xe tới sân bay San Cristobal de las Casas cách đó 4 cây số rồi dùng trực thăng đến Tuxtla Gutierrez, cách đó 50 cây số, để gặp gỡ các gia đình.
Tiếp đón, ĐTC tại sân trực thăng có ĐC Fabio Martinez Castillo và vài giới chức chính quyền địa phương. Từ đó ĐTC đi xe đến Sân Vận động “Victor Manuel Reyna” cách đó 1 cây số. Sân chơi banh bầu dục bên cạnh vận động trường có thể chứa 10.000 người và tại khoảng trống giữa hai sân có chỗ cho 30.000 người, riêng sân vận động có 40.000 chỗ ngồi. Tín hữu đã đến đông đảo và chiếm hết mọi chỗ có thể chiếm. Có nhiều người đến từ các nước châu Mỹ Latinh khác.
Xe chở ĐTC đã đi một vòng sân vận động để ngài chào tín hữu. Tín hữu vẫy cờ Toà Thánh, vẫy khăn, mũ, bong bóng và mọi thứ họ có trong tay chào mừng ĐTC trong bầu khí lễ hội tưng bừng tự phát của người dân châu Mỹ Latinh.
Tại sân vận động, Ông Thống đốc bang Chiapas đã giao chìa khoá thành phố cho ĐGH, như dấu chỉ sự tiếp đón nồng hậu và thân tình ngụ ý nói rằng đây là nhà của Đức Giáo hoàng.
Buổi gặp gỡ đã diễn ra trong bầu khí một buổi cử hành lời Chúa. Sau lời chào mừng của Đức TGM Martinez Castillo đã có 4 gia đình chia sẻ chứng từ cuộc sống của họ với những khó khăn trắc trở, vui buồn và hy vọng.
Sáng thứ ba 16-2-2016, chuyến công du Mêxicô của ĐTC đã tiến hành được một nửa. Từ thủ đô Mêxicô, ngài lấy máy bay tới thăm Tổng Giáo phận Morelia cách đó 210 cây số để dâng Thánh lễ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh, và vào ban chiều ngài gặp gỡ giới trẻ tại Sân Vận động Morelos y Pavón. Nhưng trước hết xin kính mời quý vị cùng chúng tôi trở lại sinh hoạt chiều ngày thứ hai của ĐTC.
Sau Thánh lễ với các cộng đoàn các thổ dân bang Chiapas tại sân vận động thành phố San Cristobal de las Casas, ĐTC đã về Toà Giám mục để dùng bữa trưa với đại diện các thổ dân và đoàn tuỳ tùng. Ngồi cùng bàn với ĐTC có Đức TGM Felipe Arizmendi Esquivel, ĐGM phụ tá, và 8 anh chị em thổ dân.
Vào lúc 15 giờ chiều, ĐTC đã đến thăm Nhà thờ Chính toà San Cristobal de las Casas, dâng kính Đức Mẹ Thăng Thiên. Nhà thờ này được xây giữa các năm 1500-1600 và được trùng tu vào thập niên 1920. Mặt tiền màu vàng gạch, trắng và đỏ, trang hoàng theo kiểu ba rốc, moresco, thổ dân và hoa lá, có nhiều tượng các thánh. Bên trong nhà thờ có các bức vẽ của Hoạ sĩ Miguel Cabrera thuộc thế kỷ XVIII, các đà bằng gỗ mạ vàng và một giá sách tuyệt đẹp. Vị Giám mục đầu tiên của giáo phận là tu sĩ Bartholome de las Casas (1474-1566). Nhà thờ có chỗ cho 400 người.
Hiện diện trong nhà thờ có nhóm các cụ già và người đau yếu. ĐTC đã vào nhà thờ qua ngã nhà nguyện Mình Thánh Chúa, và dâng hoa cho hình Đức Mẹ, trước khi đi ra cửa chính. Ngài đã tặng nhà thờ chính toà một chén thánh và một áo lễ. Tiếp đến, ĐTC đi xe tới sân bay San Cristobal de las Casas cách đó 4 cây số rồi dùng trực thăng đến Tuxtla Gutierrez, cách đó 50 cây số, để gặp gỡ các gia đình.
Tiếp đón, ĐTC tại sân trực thăng có ĐC Fabio Martinez Castillo và vài giới chức chính quyền địa phương. Từ đó ĐTC đi xe đến Sân Vận động “Victor Manuel Reyna” cách đó 1 cây số. Sân chơi banh bầu dục bên cạnh vận động trường có thể chứa 10.000 người và tại khoảng trống giữa hai sân có chỗ cho 30.000 người, riêng sân vận động có 40.000 chỗ ngồi. Tín hữu đã đến đông đảo và chiếm hết mọi chỗ có thể chiếm. Có nhiều người đến từ các nước châu Mỹ Latinh khác.
Xe chở ĐTC đã đi một vòng sân vận động để ngài chào tín hữu. Tín hữu vẫy cờ Toà Thánh, vẫy khăn, mũ, bong bóng và mọi thứ họ có trong tay chào mừng ĐTC trong bầu khí lễ hội tưng bừng tự phát của người dân châu Mỹ Latinh.
Tại sân vận động, Ông Thống đốc bang Chiapas đã giao chìa khoá thành phố cho ĐGH, như dấu chỉ sự tiếp đón nồng hậu và thân tình ngụ ý nói rằng đây là nhà của Đức Giáo hoàng.
Buổi gặp gỡ đã diễn ra trong bầu khí một buổi cử hành lời Chúa. Sau lời chào mừng của Đức TGM Martinez Castillo đã có 4 gia đình chia sẻ chứng từ cuộc sống của họ với những khó khăn trắc trở, vui buồn và hy vọng.
Các gia đình ước mơ
Ngỏ lời chào mừng ĐTC, ĐC Martinez Castillo đã cám ơn Chúa về sự hiện diện của ĐTC trong giáo phận. ĐC nói: “Thưa ĐTC, chúng con là các gia đình mơ ước. Chúng con mơ ước xây dựng một nước Mêxicô công bằng, huynh đệ và liên đới hơn. Chúng con mơ ước bẻ gãy sự thờ ơ trước các gia đình thiếu thốn. Chúng con ước mơ là men lòng thương xót, thương xót như Thiên Chúa Cha, khởi hành từ các gia đình của chúng con. Chúng con mơ ước trung thành với căn tính và sứ mệnh của chúng con, vượt qua các khó khăn và các tấn kích có thể có trong xã hội chống lại gia đình. Chúng con cũng mơ ước rằng các người lãnh đạo và các nhà lập pháp bảo vệ sự sống, bảo vệ gia đình, thiện ích chung và căn nhà chung, mà chúng ta tất cả đều có trách nhiệm săn sóc.”
Cặp đầu tiên chia sẻ kinh nghiệm là Humberto và Claudia Gómez, Humberto lấy Claudia đã ly dị và có 3 con. Hai người có với nhau một đứa con 11 tuổi, là chú giúp lễ. Vì hôn nhân không hợp pháp nên hai người không được lãnh các bí tích. Nhưng họ xả thân trong các công tác bác ái trợ giúp ngưởi nghèo, thăm viếng người bệnh, các tù nhân và người nghiện ma tuý. Thật là tuyệt diệu khi ở giữa gia đình có Thiên Chúa hiện diện!
Chứng từ thứ hai là của chị Beatrice Munhos Hernandez 52 tuổi, y tá, là mẹ có con, không chồng. Vì cảnh nhà nghèo, bạo lực và bị cha bỏ bê, nên Beatrice cảm thấy thiếu thốn tình yêu và đã có các liên hệ tính dục và mang thai nhiều lần. Chị đã bị cám dỗ phá thai, nhưng nhờ ơn Chúa đã thắng vượt được và can đảm nuôi dạy các con. Tuy cuộc sông bấp bênh và cô đơn, nhưng kinh nghiệm gặp Chúa trong Giáo Hội đã giúp chị loan báo tình yêu cho người trẻ, cho các bà mẹ sống một mình và cho các gia đình bị đổ bể. Chị xin ĐTC cầu nguyện cho hàng ngàn phụ nữ đứng trước giải pháp giả dối của việc phá thai để họ có thể gặp Giáo Hội và được tiếp đón.
Chứng từ thứ ba là của anh Manuel 14 tuổi, tàn tật khi 5 tuổi vì bị teo cơ bắp, phải ngồi xe lăn. Tuy cuộc sống rất buồn, vì không được chạy nhảy vui chơi như các trẻ em khác, nhưng Manuel vẫn hy vọng và yêu Chúa, can đảm sống và trao ban can đảm cho gia đình và người khác. Trước đó trong gia đình luôn luôn xảy ra cãi vã xung khắc. Nhưng rồi tình hình gia đình thay đổi, mọi người đã cùng nhau đi lễ, đọc kinh. Hiện nay Manuel gia nhập nhóm bạn trẻ trong giáo xứ và loan báo Tin Mừng cho tha nhân, viếng thăm người bệnh. Anh xin ĐTC cầu nguyện các bạn trẻ Mêxicô đang đi theo con đường xấu của bạo lực, ma tuý. Anh mời gọi các bạn trẻ gia nhập nhóm các bạn trẻ để sinh hoạt và ra khỏi sự cô đơn của mình.
Chứng từ thứ tư là của một gia đình với con cái và cha mẹ sống hạnh phúc cuộc sống gia đình từ 50 năm qua, vì hiểu biết các giá trị của cuộc sống kitô và việc lãnh nhận các bí tích. Họ xin ĐTC cầu nguyện cho các gia đình Mêhicô phải sống cảnh nghèo nàn, vì thiếu công ăn việc làm, đồng lương thấp và giá cả các nhu yếu phẩm quá cao.
Gia đình tổ ấm yêu thương là giấc mơ của Thiên Chúa
Ngỏ lời với các gia đình, ĐTC cám ơn vùng đất này đã cho ngài nếm hưởng hương vị của gia đình, của mái nhà, vì qua các chứng từ họ đã mở cửa nhà, cuộc sống và cho phép mọi người ngồi vào bàn chia sẻ bánh, đến từ các khó khăn của cuộc sống thường ngày, bánh của các niềm vui, niềm hy vọng, các giấc mơ và của mồ hôi trước các đắng cay, thất vọng và các ngã quỵ. ĐTC đặc biệt cám ơn anh Manuel về chứng từ trao ban can đảm cho cha mẹ, bạn bè và tất cả mọi người hiện diện. Ngài cám ơn cha mẹ anh đã quỳ trước xe lăn cầm tờ giấy cho anh đọc và nói: Anh chị nhìn hình ảnh nảo vậy? Cha mẹ quỳ trước đứa con đau yếu… Chúng ta đừng quên hình ảnh này. Cả khi thình thoảng họ cãi nhau. Có vợ chồng nào không cãi nhau bao giờ không? Lại càng tệ hơn khi có mẹ chồng mẹ vợ xía vào nữa. Nhưng không quan trọng. Họ yêu nhau. Họ đã chứng minh cho chúng thấy rằng họ yêu nhau và có khả năng vì tình yêu quỳ trước mặt đứa con bệnh tật của mình. Xin cám ơn các bạn về chứng tá đã cho chúng tôi và cám ơn con Manuel vì chứng tá và nhất là vì gương sáng của con. Mấy từ “trao ban can đảm” con dùng đánh động cha rất nhiều. Con đã trao ban can đảm cho cha mẹ, ngưòi thân và bạn bè. Trao ban can đảm đó là điều mà Chúa Thánh Thần luôn muốn làm giữa chúng ta: ban tặng cho chúng ta các lý do để tiếp tục đánh cá với cuộc đời, mơ mộng và xây dựng một cuộc sống có hương vị của tổ ấm, của gia đình.
Gia đình tổ ấm đó là điều Thiên Chúa Cha đã luôn luôn tưởng tượng ra, và đã chiến đấu ngay từ thời xa xưa để thực hiện nó. Khi tất cả xem ra đã mất vào buổi chiều ấy trong vườn Địa Đàng, Thiên Chúa đã trao ban can đảm cho đôi vợ chồng trẻ, và chỉ cho họ thấy rằng chưa mất hết tất cả. Khi dân Israel cảm thấy không còn một ý nghĩa trong việc băng ngang qua sa mạc nữa, Thiên Chúa Cha đã khích lệ họ can đảm với bánh manna. Và khi tới thời viên mãn Thiên Chúa Cha đã trao ban can đảm cho nhân loại, bằng cách ban Con Ngài cho chúng ta. Chúng ta tất cả đều sống kinh nghiệm ấy trong các thời điểm và các hình thức khác nhau. Tại sao vậy? Vì Thiên Chúa không thể làm khác.
Thiên Chúa luôn luôn trao ban can đảm
ĐTC giải thích lý do Thiên Chúa có thể trao ban can đảm cho chúng ta:
Bởi vì tên Ngài là tình yêu, tên Ngài là món quà nhưng không, tên Ngài là tận hiến, tên Ngài là thương xót. Tất cả những điều đó Ngài đã cho chúng ta biết trong tất cả sức mạnh và sự rõ ràng của nó nơi Chúa Giêsu, Con của Ngài, là Đấng đã tiêu hao cuộc đời mình cho đến chết để khiến cho Nước của Thiên Chúa được hiện thực. Một Vương quốc mời gọi chúng ta tham dự vào cái luận lý mới, làm di chuyển một năng động có thể mở các tầng trời, con tim, trí óc, và đôi tay của chúng ta, và thách đố chúng ta với các chân trời mới. Một Vương quốc có hương vị của gia đình, có mùi vị của cuộc sống chia sẻ. Ngài có thể biến đổi các viễn tượng, các thái độ, các tâm tình của chúng ta, nhiều khi đã bị loãng trong rượu của ngày lễ. Ngài có thể chữa lành con tim chúng ta, và mời gọi chúng ta bắt đầu trở lại nhiều lần hơn nữa, bảy mươi lần bảy. Ngài luôn luôn có thể khiến cho mọi sự trở nên mới mẻ.
Tiếp tục bài giảng, ĐTC nhắc lời lời anh Manuel xin ngài cầu nguyện cho biết bao người trẻ chán nản và đang sống các lúc khó khăn. Họ không hăng hái, không có sức lực, không muốn làm gì cả, vì họ cảm thấy cô đơn. ĐTC nói: “Các cha mẹ hãy suy nghĩ: Anh chị em có nói chuyện với các con hay chơi với chúng hay luôn luôn bận rộn?”
Chứng từ của chị Beatrice thì nói tới sự bất an và đơn độc. Sự tạm bợ, thiếu thốn không có cả đến cái tối thiểu để sống có thể khiến cho chúng ta tuyệt vọng, âu lo, không biết phải làm gì để tiến tới, nhất là khi có con cái phải săn sóc. Chúng ta hãy nghĩ tới tất cả những người, tất cả các phụ nữ đã trải qua kinh nghiệm mà chị Beatrice đã sống. Cái bấp bênh vật chất đã thế, còn có cái bấp bênh nguy hiểm hơn nảy sinh từ sự cô độc và lẻ loi nữa. Có nhiều cách chiến đấu chống lại nó. Một cách là qua các luật lệ bảo vệ và bảo đảm cho cái tối thiểu cần thiết để mỗi gia đình và mỗi người có thể lớn lên qua việc học hành, và có một công ăn việc làm xứng đáng. Cách khác nữa như anh Humberto và chị Claudia nói tới đó là tìm thông truyền tình yêu của Thiên Chúa mà họ đã kinh nghiệm trong việc phục vụ và trợ giúp tha nhân. Các luật lệ và dấn thân cá nhân giúp bẻ gãy vòng luẩn quẩn của sự bấp bênh. Anh chị đã tự linh hoạt mình, đã cầu nguyện, sống với Chúa Giêsu, và hội nhập vào cuộc sống của Giáo Hội. Anh chị đã dùng một kiểu diễn tả hay đẹp: Chúng con chia sẻ với người anh em yếu đuối, người bệnh, người nghèo, người bị tù. Xin cám ơn anh chị.
Các thực dân ý thức hệ tàn phá gia đình
ĐTC nói thêm trong bài giảng: Ngày nay chúng ta thấy gia đình bị suy yếu nhiều mặt. Có người nghĩ rằng nó là một mô thức lỗi thời rồi, không có khả năng tìm ra chỗ đứng của mình bên trong các xã hội của chúng ta nữa, viện cớ tinh thần tân tiến ngày càng tạo thuận tiện cho một hệ thống dựa trên mô thức của sự cô đơn. Và chúng len lỏi vào trong các xã hội của chúng ta, các xã hội tự hào là tự do, dân chủ, tối thượng như thế nào. Các thực dân ý thức hệ đang tàn phá gia đình như thế nào. Rốt cuộc chúng ta đã trở thành các thuộc địa ý thức hệ tàn phá gia đình, tàn phá nòng cốt của gia đình là nền tảng của một xã hội lành mạnh.
Đừng kết thúc ngày sống mà không làm hoà và tha thứ cho nhau
Dĩ nhiên, sống trong gia đình không luôn luôn dễ dàng, thường đau đớn và mệt nhọc, nhưng như tôi đã nói nhiều lần về Giáo Hội, tôi cũng áp dụng nó cho gia đình: tôi thích một gia đình bị thương mỗi ngày tìm kết nối tình yêu hơn là một gia đình, một xã hội bệnh hoạn vì đóng kín và sự thoải mái của nỗi sợ hãi yêu thương. Tôi thích một gia đình ngày này qua ngày khác tìm bắt đầu trở lại hơn là một gia đình và một xã hội chiêm ngưỡng chính mình và bị ám ảnh bởi sự sang trọng và các tiện nghi. “Anh chị có con không? Không, chúng tôi không có con vì chúng tôi thích đi nghỉ hè, du hành và mua sắm… Sự sang trọng, tiện nghi và con cái: khi anh chị muốn có một đứa con thì thời điểm đã qua rồi. Điều này tạo ra hư hại biết bao! Tôi thích một gia đình với gương mặt mệt mỏi vì các hy sinh hơn là các gương mặt trang điểm đẹp không biết đến sự hiền dịu và cảm thương. Tôi thích một người đàn ông và một người đàn bà, ông Aniceto và bà vợ, với gương mặt nhăn nheo vì các chiến đấu mọi ngày và sau hơn 50 năm họ tiếp tục yêu nhau: chúng ta có họ ở đây. Và người con của ông bà đã học được bài học: anh ta có 25 năm cuộc sống hôn nhân. Đó là các gia đình! Khi tôi hỏi hai ông bà cho biết ai là người đã kiên nhẫn hơn trong 50 năm chung sống họ trả lời: “Cả hai, Thưa ĐTC.” Bởi vì trong một gia đình để đi đến chỗ mà họ đã tới cần phải có sự kiên nhẫn, tình yêu thương, cần phải biết tha thứ cho nhau. Tốt hơn là thỉnh thoảng tranh luận và đôi khi có đĩa bay chén bay, tốt thôi: xin anh chị em đừng sợ. Lời khuyên duy nhất đó là đừng bao giờ kết thúc một ngày sống mà không làm hoà với nhau trước, bởi vì nếu anh chị em kết thúc ngày sống với chiến tranh, anh chị em sẽ thức dậy với chiến tranh lạnh và chiến tranh lạnh thì nguy hiểm lắm trong gia đình, vì nó gài mìn từ dưới các vết nhăn của sự thuỷ chung hôn nhân.
Những vết nhăn nói lên lịch sử cuộc đời
Liên quan tới các vết nhăn tôi nhớ chứng tá của một minh tinh màn bạc nổi tiếng châu Mỹ Latinh. Khi bà hầu như 60 tuổi và bắt đầu nhận ra các vết nhăn, người ta khuyên bà sửa sang sắc đẹp chút ít để tiếp tục làm việc. Bà trả lời rõ ràng là: “Các vết nhăn này tôi đã phải trả bằng biết bao công việc và cố gắng, rất đau đớn và một đời sống tràn đầy. Tôi không có ý sửa sang chúng đâu! Chúng là các dấu vết lịch sử đời tôi.” Và bà tiếp tục là một minh tinh màn bạc lớn… Trong hôn nhân cũng thế. Cuộc sống hôn nhân phải được canh tân mỗi ngày. Và như tôi đã nói trước đây tôi thích các gia đình với các vết nhăn, với các vết thương, với các vết thẹo nhưng vẫn tiếp tục tiến bước, bởi vì các vết thương và các vết sẹo, các vết nhăn ấy là hoa trái của lòng chung thuỷ và của một tình yêu đã không luôn luôn dễ dàng. Tình yêu không dễ dàng, không, nó không dễ dàng! Nhưng nó là điều xinh đẹp nhất mà một nguời nam và một người nữ có thể trao ban cho nhau. Tình yêu đích thật, cho suốt cả cuộc đời.
ĐTC kết thúc bài giảng: “Anh chị em Mêxicô thân mến, anh chị em có “một cái gì hơn nữa”, anh chị em chạy đua và có lợi thế. Anh chị em có Đức Bà Guadalupe là Đấng đã muốn viếng thăm các vùng đất này, và điều này cho chúng ta xác tín rằng qua sự bầu cử của Mẹ giấc mơ được gọi là gia đình này sẽ không thất bại bởi sự bất ổn và cô đơn. Mẹ luôn sẵn sàng bảo vệ các gia đình và tương lai của anh chị em, Mẹ luôn luôn sẵn sàng trao ban cho chúng ta can đảm bằng cách ban Con Mẹ cho chúng ta. Vì thế tôi xin anh chị em hãy nắm tay nhau và chúng ta cùng cầu nguyện. ĐTC đã cùng mọi ngưòi đọc Kinh Kính Mừng cầu cho các gia đình.
Ngài nói thêm: Chúng ta cũng đừng quên Thánh Giuse thợ, luôn luôn tiến bước, luôn luôn lo lắng cho gia đình. Và giờ đây trong bầu khí lễ hội gia đình này, tôi xin mời tất cả các cặp vợ chồng hiện điện canh tân các lời hứa hôn nhân trong thinh lặng. Và những người đã đính hôn thì hãy xin ơn có một gia đình chung thuỷ và tràn đầy tình yêu. Trong thinh lặng xin anh chị em hãy canh tân các lời hứa hôn nhân và các cặp đính hôn thì xin ơn có một gia đình chung thuỷ và tràn đầy tình yêu.
Tiếp đến, ĐTC đã ban phép lành Toà Thánh cho tất cả mọi người.
Sau khi từ giã các gia đình ĐTC đã ra phi trường “Angel Albino Corzo Tuxtla” cách đó 30 cây số lấy máy bay trở về thủ đô Mêxicô. Máy bay đã tới phi trường “Benito Juarez” sau gần 2 giờ bay. Từ phi trường ĐTC đã đi xe về Toà Sứ thần Toà Thánh dùng bữa tối và nghỉ đêm.
Sáng thứ ba, lúc 7 giờ 15 phút, ĐTC đã rời Toà Sứ thần để ra phi trường lấy máy bay tới Tổng Giáo phận Morelia cách đó 210 cây số để cử hành Thánh lễ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh. Morelia có 600.000 dân cư, trong miền trung Mêxicô ở độ cao hơn 1.900 mét; được thành lập năm 1541 như là thành phố của thổ dân Michoaca; sau đó nó đổi tên là thành Valladolid và nổi tiếng là “Ngôi vườn của Tây Ban Nha mới”. Năm 1828, thành phố vinh danh ông José Maria Morales y Pavón, người hùng của nền độc lập Mêxicô, và mang tên Moralia. Thành phố được tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc coi là gia tài của nhân loại vì có lối kiến trúc thời thuộc địa. Trung tâm thành phố có các dinh thự xây bằng đá đỏ kiểu ba rốc. Hằng năm tại đây đều có các đại hội phim ảnh, biểu diễn đại phong cầm và âm nhạc quan trọng. Đại học San Nicolas de Hildago được thành lập năm 1551, hiện có 45.000 sinh viên. Tổng Giáo phận Morelia được thành lập năm 1536 và trở thành giáo tỉnh năm 1863. Giáo phận có hơn 2,6 triệu dân, 94% theo Công giáo, gồm 237 giáo xứ, 2.016 nhà thờ hay cứ điểm truyền giáo. Nhân lực của giáo phận gồm 437 linh mục giáo phận, 127 linh mục dòng, 306 tu huynh, hơn 1.000 nữ tu và 110 đại chủng sinh. Giáo phận điều khiển 134 cơ sở giáo dục, 147 trung tâm bác ái. Năm ngoái có thêm gần 54.000 người được rửa tội.
Máy bay chở ĐTC đã tói phi trường Morelia sau gần 1 giờ bay. Từ phi trường, ĐTC đã đi trực thăng tới gần chỗ đậu xe và từ đó đi xe vào Sân Vận động “Venustiano Carranza” cách đó 9 cây số. Sân vận động này có chỗ cho 20.000 người. Xe díp chở ĐTC đã đi một vòng để ĐTC chào mọi người. Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng của thổ dân Purépecha.
Học sống và cầu nguyện như Chúa Giêsu
Giảng trong Thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn Kinh Lạy Cha và gương sống cầu nguyện của Chúa Giêsu. Có câu nói: “Bạn hãy nói cho tôi biết bạn cầu nguyện thế nào, và tôi sẽ nói cho bạn biết bạn sống thế nào. Bạn hãy nói cho tôi biết bạn sống thế nào, và tôi sẽ nói cho bạn biết bạn cầu nguyện ra sao…” Cần phải học cầu nguyện như chúng ta học đi, học nói, học lắng nghe. Trường cầu nguyện là trường của cuộc sống và trường của cuộc sống là nơi chúng ta học cầu nguyện. Chúa Giêsu đã chọn các môn đệ và gửi các vị đi chia sẻ cuộc sống của Ngài, sự thân tình với Ngài; và trong khi họ ở với Ngài, Ngài làm cho họ sờ mó được trong thịt xác của Ngài sự sống của Thiên Chúa Cha. Lời Kinh Lạy Cha Chúa Giêsu dạy có hương vị sự sống, kinh nghiệm sự đích thực. Ngài đã biết sống bằng cách cầu nguyện và cầu nguyện bằng cuộc sống, khi nói “Lạy Cha chúng con”.
Các linh mục và những người sống đời thánh hiến không phải là công chức của Thiên Chúa
ĐTC nhắc lại cho các linh mục tu sĩ và chủng sinh biết ý nghĩa ơn gọi đời thánh hiến:
Ngài đã mời gọi chúng ta chia sẻ cuộc sống của Ngài, chia sẻ cuộc sống thiên linh : khốn cho chúng ta nếu chúng ta không chia sẻ nó, khốn cho chúng ta nếu chúng ta không là các chứng nhân của điều chúng ta đã thấy và đã nghe, khốn cho chúng ta! Chúng ta không là và không muốn là các công chức của Thiên Chúa, chúng ta không phải và không muốn là các công nhân của Thiên Chúa, bởi vì chúng ta được mời gọi tham dự vào cuộc sống của Chúa, chúng ta được mời gọi bước vào trong con tim của Ngài, một con tim cầu nguyện và sống khi nói “Lạy Cha chúng con”. Sứ mệnh là gì, nếu nó không nói với cuộc sống của chúng ta: Lạy Cha chúng con?
Chịu trận là khí giới ma quỷ thích sử dụng nhất để cám dỗ chúng ta
Liên quan tới lời xin đừng để cho chúng con sa chước cám dỗ, ĐTC nói: Cám dỗ nào có thể đến từ các môi trường nhiều lần bị thống trị bởi bạo lực, thối nát, buôn bán ma tuý, khinh rẻ nhân phẩm, thờ ơ trước khổ đau và sự bấp bênh? Chúng ta có thể có cám dỗ nào trước thực tại xem ra đã trở thành một hệ thống không lay chuyển? Sự chịu trận. Trước thực tại này có thể thắng chúng ta một trong các vũ khí ma quỷ thích dùng nhất là sự chịu trận. Một sự chịu trận khiến cho chúng ta tê liệt và ngăn cản chúng ta không chỉ bước đi, mà cũng ngăn cản chúng ta mở đường nữa; một sự chịu trận không chỉ gây kinh hoàng, mà còn nhốt chúng ta trong công sự của các phòng thánh và các an ninh bề ngoài; một sự chịu trận không chỉ ngăn cản loan báo tin mừng, mà còn ngăn cản chúng ta chúc tụng nữa. Một sự chịu trận không chỉ ngăn cản chúng ta đưa ra các chương trình, mà còn ngăn cản chúng ta liều lĩnh và biến đổi các sự vật nữa.
ĐTC đã nhắc tới gương sống của ĐC Vasco Vasquez de Quiroga, Giám mục tiên khởi Michoacán, tuy là người Tây Ban Nha nhưng ngài đã trở thành thổ dân. Tả lại thực tại sống của thổ dân Purhepechas ngài nói: họ bị bán, bị xúc phạm và lang thang ngoài chợ và lượm rác rưởi vứt trên đất. Nhưng thực tại này thay vì khiến cho ngài trở thành chua cay và chịu trận đã lay động đức tin suộc sống và lòng cảm thương của ngài và kích thích ngài thực hiện nhiều sáng kiến là hơi thở trước thực tại bất công khiến cho người ta tê liệt. Nỗi đớn đau của người anh em biến thành lời cầu nguyện, và lời cầu nguyện biến thành câu trả lời cụ thể thăng tiến cuộc sống của các thổ dân. Và thổ dân gọi ngài là “Tata Vasco” – cha Vasco, bố Vasco.
Sau khi từ giã các linh mục tu sĩ nam nữ, chủng sinh và mọi người ĐTC đã di xe về Toà Tổng Giám mục để dùng bữa trưa với đoàn tuỳ tùng và nghỉ ngơi chốc lát trước khi tiếp tục các sinh hoạt ban chiều là viếng thăm Nhà thờ Chính toà Morelia và gặp gỡ giới trẻ tại Vận động trường José Maria Morelos y Pavón vào lúc 4 giờ chiều.
Thứ tư 17-2-2016, ĐTC viếng thăm Giáo phận Ciudad Juarez, cách thủ đô Mêxicô 1.543 cây số, thăm các tù nhân Trung tâm Cải huấn CeReSo và gặp gỡ giới lao động trong toà nhà thể thao thành phố.
Ngỏ lời chào mừng ĐTC, ĐC Martinez Castillo đã cám ơn Chúa về sự hiện diện của ĐTC trong giáo phận. ĐC nói: “Thưa ĐTC, chúng con là các gia đình mơ ước. Chúng con mơ ước xây dựng một nước Mêxicô công bằng, huynh đệ và liên đới hơn. Chúng con mơ ước bẻ gãy sự thờ ơ trước các gia đình thiếu thốn. Chúng con ước mơ là men lòng thương xót, thương xót như Thiên Chúa Cha, khởi hành từ các gia đình của chúng con. Chúng con mơ ước trung thành với căn tính và sứ mệnh của chúng con, vượt qua các khó khăn và các tấn kích có thể có trong xã hội chống lại gia đình. Chúng con cũng mơ ước rằng các người lãnh đạo và các nhà lập pháp bảo vệ sự sống, bảo vệ gia đình, thiện ích chung và căn nhà chung, mà chúng ta tất cả đều có trách nhiệm săn sóc.”
Cặp đầu tiên chia sẻ kinh nghiệm là Humberto và Claudia Gómez, Humberto lấy Claudia đã ly dị và có 3 con. Hai người có với nhau một đứa con 11 tuổi, là chú giúp lễ. Vì hôn nhân không hợp pháp nên hai người không được lãnh các bí tích. Nhưng họ xả thân trong các công tác bác ái trợ giúp ngưởi nghèo, thăm viếng người bệnh, các tù nhân và người nghiện ma tuý. Thật là tuyệt diệu khi ở giữa gia đình có Thiên Chúa hiện diện!
Chứng từ thứ hai là của chị Beatrice Munhos Hernandez 52 tuổi, y tá, là mẹ có con, không chồng. Vì cảnh nhà nghèo, bạo lực và bị cha bỏ bê, nên Beatrice cảm thấy thiếu thốn tình yêu và đã có các liên hệ tính dục và mang thai nhiều lần. Chị đã bị cám dỗ phá thai, nhưng nhờ ơn Chúa đã thắng vượt được và can đảm nuôi dạy các con. Tuy cuộc sông bấp bênh và cô đơn, nhưng kinh nghiệm gặp Chúa trong Giáo Hội đã giúp chị loan báo tình yêu cho người trẻ, cho các bà mẹ sống một mình và cho các gia đình bị đổ bể. Chị xin ĐTC cầu nguyện cho hàng ngàn phụ nữ đứng trước giải pháp giả dối của việc phá thai để họ có thể gặp Giáo Hội và được tiếp đón.
Chứng từ thứ ba là của anh Manuel 14 tuổi, tàn tật khi 5 tuổi vì bị teo cơ bắp, phải ngồi xe lăn. Tuy cuộc sống rất buồn, vì không được chạy nhảy vui chơi như các trẻ em khác, nhưng Manuel vẫn hy vọng và yêu Chúa, can đảm sống và trao ban can đảm cho gia đình và người khác. Trước đó trong gia đình luôn luôn xảy ra cãi vã xung khắc. Nhưng rồi tình hình gia đình thay đổi, mọi người đã cùng nhau đi lễ, đọc kinh. Hiện nay Manuel gia nhập nhóm bạn trẻ trong giáo xứ và loan báo Tin Mừng cho tha nhân, viếng thăm người bệnh. Anh xin ĐTC cầu nguyện các bạn trẻ Mêxicô đang đi theo con đường xấu của bạo lực, ma tuý. Anh mời gọi các bạn trẻ gia nhập nhóm các bạn trẻ để sinh hoạt và ra khỏi sự cô đơn của mình.
Chứng từ thứ tư là của một gia đình với con cái và cha mẹ sống hạnh phúc cuộc sống gia đình từ 50 năm qua, vì hiểu biết các giá trị của cuộc sống kitô và việc lãnh nhận các bí tích. Họ xin ĐTC cầu nguyện cho các gia đình Mêhicô phải sống cảnh nghèo nàn, vì thiếu công ăn việc làm, đồng lương thấp và giá cả các nhu yếu phẩm quá cao.
Gia đình tổ ấm yêu thương là giấc mơ của Thiên Chúa
Ngỏ lời với các gia đình, ĐTC cám ơn vùng đất này đã cho ngài nếm hưởng hương vị của gia đình, của mái nhà, vì qua các chứng từ họ đã mở cửa nhà, cuộc sống và cho phép mọi người ngồi vào bàn chia sẻ bánh, đến từ các khó khăn của cuộc sống thường ngày, bánh của các niềm vui, niềm hy vọng, các giấc mơ và của mồ hôi trước các đắng cay, thất vọng và các ngã quỵ. ĐTC đặc biệt cám ơn anh Manuel về chứng từ trao ban can đảm cho cha mẹ, bạn bè và tất cả mọi người hiện diện. Ngài cám ơn cha mẹ anh đã quỳ trước xe lăn cầm tờ giấy cho anh đọc và nói: Anh chị nhìn hình ảnh nảo vậy? Cha mẹ quỳ trước đứa con đau yếu… Chúng ta đừng quên hình ảnh này. Cả khi thình thoảng họ cãi nhau. Có vợ chồng nào không cãi nhau bao giờ không? Lại càng tệ hơn khi có mẹ chồng mẹ vợ xía vào nữa. Nhưng không quan trọng. Họ yêu nhau. Họ đã chứng minh cho chúng thấy rằng họ yêu nhau và có khả năng vì tình yêu quỳ trước mặt đứa con bệnh tật của mình. Xin cám ơn các bạn về chứng tá đã cho chúng tôi và cám ơn con Manuel vì chứng tá và nhất là vì gương sáng của con. Mấy từ “trao ban can đảm” con dùng đánh động cha rất nhiều. Con đã trao ban can đảm cho cha mẹ, ngưòi thân và bạn bè. Trao ban can đảm đó là điều mà Chúa Thánh Thần luôn muốn làm giữa chúng ta: ban tặng cho chúng ta các lý do để tiếp tục đánh cá với cuộc đời, mơ mộng và xây dựng một cuộc sống có hương vị của tổ ấm, của gia đình.
Gia đình tổ ấm đó là điều Thiên Chúa Cha đã luôn luôn tưởng tượng ra, và đã chiến đấu ngay từ thời xa xưa để thực hiện nó. Khi tất cả xem ra đã mất vào buổi chiều ấy trong vườn Địa Đàng, Thiên Chúa đã trao ban can đảm cho đôi vợ chồng trẻ, và chỉ cho họ thấy rằng chưa mất hết tất cả. Khi dân Israel cảm thấy không còn một ý nghĩa trong việc băng ngang qua sa mạc nữa, Thiên Chúa Cha đã khích lệ họ can đảm với bánh manna. Và khi tới thời viên mãn Thiên Chúa Cha đã trao ban can đảm cho nhân loại, bằng cách ban Con Ngài cho chúng ta. Chúng ta tất cả đều sống kinh nghiệm ấy trong các thời điểm và các hình thức khác nhau. Tại sao vậy? Vì Thiên Chúa không thể làm khác.
Thiên Chúa luôn luôn trao ban can đảm
ĐTC giải thích lý do Thiên Chúa có thể trao ban can đảm cho chúng ta:
Bởi vì tên Ngài là tình yêu, tên Ngài là món quà nhưng không, tên Ngài là tận hiến, tên Ngài là thương xót. Tất cả những điều đó Ngài đã cho chúng ta biết trong tất cả sức mạnh và sự rõ ràng của nó nơi Chúa Giêsu, Con của Ngài, là Đấng đã tiêu hao cuộc đời mình cho đến chết để khiến cho Nước của Thiên Chúa được hiện thực. Một Vương quốc mời gọi chúng ta tham dự vào cái luận lý mới, làm di chuyển một năng động có thể mở các tầng trời, con tim, trí óc, và đôi tay của chúng ta, và thách đố chúng ta với các chân trời mới. Một Vương quốc có hương vị của gia đình, có mùi vị của cuộc sống chia sẻ. Ngài có thể biến đổi các viễn tượng, các thái độ, các tâm tình của chúng ta, nhiều khi đã bị loãng trong rượu của ngày lễ. Ngài có thể chữa lành con tim chúng ta, và mời gọi chúng ta bắt đầu trở lại nhiều lần hơn nữa, bảy mươi lần bảy. Ngài luôn luôn có thể khiến cho mọi sự trở nên mới mẻ.
Tiếp tục bài giảng, ĐTC nhắc lời lời anh Manuel xin ngài cầu nguyện cho biết bao người trẻ chán nản và đang sống các lúc khó khăn. Họ không hăng hái, không có sức lực, không muốn làm gì cả, vì họ cảm thấy cô đơn. ĐTC nói: “Các cha mẹ hãy suy nghĩ: Anh chị em có nói chuyện với các con hay chơi với chúng hay luôn luôn bận rộn?”
Chứng từ của chị Beatrice thì nói tới sự bất an và đơn độc. Sự tạm bợ, thiếu thốn không có cả đến cái tối thiểu để sống có thể khiến cho chúng ta tuyệt vọng, âu lo, không biết phải làm gì để tiến tới, nhất là khi có con cái phải săn sóc. Chúng ta hãy nghĩ tới tất cả những người, tất cả các phụ nữ đã trải qua kinh nghiệm mà chị Beatrice đã sống. Cái bấp bênh vật chất đã thế, còn có cái bấp bênh nguy hiểm hơn nảy sinh từ sự cô độc và lẻ loi nữa. Có nhiều cách chiến đấu chống lại nó. Một cách là qua các luật lệ bảo vệ và bảo đảm cho cái tối thiểu cần thiết để mỗi gia đình và mỗi người có thể lớn lên qua việc học hành, và có một công ăn việc làm xứng đáng. Cách khác nữa như anh Humberto và chị Claudia nói tới đó là tìm thông truyền tình yêu của Thiên Chúa mà họ đã kinh nghiệm trong việc phục vụ và trợ giúp tha nhân. Các luật lệ và dấn thân cá nhân giúp bẻ gãy vòng luẩn quẩn của sự bấp bênh. Anh chị đã tự linh hoạt mình, đã cầu nguyện, sống với Chúa Giêsu, và hội nhập vào cuộc sống của Giáo Hội. Anh chị đã dùng một kiểu diễn tả hay đẹp: Chúng con chia sẻ với người anh em yếu đuối, người bệnh, người nghèo, người bị tù. Xin cám ơn anh chị.
Các thực dân ý thức hệ tàn phá gia đình
ĐTC nói thêm trong bài giảng: Ngày nay chúng ta thấy gia đình bị suy yếu nhiều mặt. Có người nghĩ rằng nó là một mô thức lỗi thời rồi, không có khả năng tìm ra chỗ đứng của mình bên trong các xã hội của chúng ta nữa, viện cớ tinh thần tân tiến ngày càng tạo thuận tiện cho một hệ thống dựa trên mô thức của sự cô đơn. Và chúng len lỏi vào trong các xã hội của chúng ta, các xã hội tự hào là tự do, dân chủ, tối thượng như thế nào. Các thực dân ý thức hệ đang tàn phá gia đình như thế nào. Rốt cuộc chúng ta đã trở thành các thuộc địa ý thức hệ tàn phá gia đình, tàn phá nòng cốt của gia đình là nền tảng của một xã hội lành mạnh.
Đừng kết thúc ngày sống mà không làm hoà và tha thứ cho nhau
Dĩ nhiên, sống trong gia đình không luôn luôn dễ dàng, thường đau đớn và mệt nhọc, nhưng như tôi đã nói nhiều lần về Giáo Hội, tôi cũng áp dụng nó cho gia đình: tôi thích một gia đình bị thương mỗi ngày tìm kết nối tình yêu hơn là một gia đình, một xã hội bệnh hoạn vì đóng kín và sự thoải mái của nỗi sợ hãi yêu thương. Tôi thích một gia đình ngày này qua ngày khác tìm bắt đầu trở lại hơn là một gia đình và một xã hội chiêm ngưỡng chính mình và bị ám ảnh bởi sự sang trọng và các tiện nghi. “Anh chị có con không? Không, chúng tôi không có con vì chúng tôi thích đi nghỉ hè, du hành và mua sắm… Sự sang trọng, tiện nghi và con cái: khi anh chị muốn có một đứa con thì thời điểm đã qua rồi. Điều này tạo ra hư hại biết bao! Tôi thích một gia đình với gương mặt mệt mỏi vì các hy sinh hơn là các gương mặt trang điểm đẹp không biết đến sự hiền dịu và cảm thương. Tôi thích một người đàn ông và một người đàn bà, ông Aniceto và bà vợ, với gương mặt nhăn nheo vì các chiến đấu mọi ngày và sau hơn 50 năm họ tiếp tục yêu nhau: chúng ta có họ ở đây. Và người con của ông bà đã học được bài học: anh ta có 25 năm cuộc sống hôn nhân. Đó là các gia đình! Khi tôi hỏi hai ông bà cho biết ai là người đã kiên nhẫn hơn trong 50 năm chung sống họ trả lời: “Cả hai, Thưa ĐTC.” Bởi vì trong một gia đình để đi đến chỗ mà họ đã tới cần phải có sự kiên nhẫn, tình yêu thương, cần phải biết tha thứ cho nhau. Tốt hơn là thỉnh thoảng tranh luận và đôi khi có đĩa bay chén bay, tốt thôi: xin anh chị em đừng sợ. Lời khuyên duy nhất đó là đừng bao giờ kết thúc một ngày sống mà không làm hoà với nhau trước, bởi vì nếu anh chị em kết thúc ngày sống với chiến tranh, anh chị em sẽ thức dậy với chiến tranh lạnh và chiến tranh lạnh thì nguy hiểm lắm trong gia đình, vì nó gài mìn từ dưới các vết nhăn của sự thuỷ chung hôn nhân.
Những vết nhăn nói lên lịch sử cuộc đời
Liên quan tới các vết nhăn tôi nhớ chứng tá của một minh tinh màn bạc nổi tiếng châu Mỹ Latinh. Khi bà hầu như 60 tuổi và bắt đầu nhận ra các vết nhăn, người ta khuyên bà sửa sang sắc đẹp chút ít để tiếp tục làm việc. Bà trả lời rõ ràng là: “Các vết nhăn này tôi đã phải trả bằng biết bao công việc và cố gắng, rất đau đớn và một đời sống tràn đầy. Tôi không có ý sửa sang chúng đâu! Chúng là các dấu vết lịch sử đời tôi.” Và bà tiếp tục là một minh tinh màn bạc lớn… Trong hôn nhân cũng thế. Cuộc sống hôn nhân phải được canh tân mỗi ngày. Và như tôi đã nói trước đây tôi thích các gia đình với các vết nhăn, với các vết thương, với các vết thẹo nhưng vẫn tiếp tục tiến bước, bởi vì các vết thương và các vết sẹo, các vết nhăn ấy là hoa trái của lòng chung thuỷ và của một tình yêu đã không luôn luôn dễ dàng. Tình yêu không dễ dàng, không, nó không dễ dàng! Nhưng nó là điều xinh đẹp nhất mà một nguời nam và một người nữ có thể trao ban cho nhau. Tình yêu đích thật, cho suốt cả cuộc đời.
ĐTC kết thúc bài giảng: “Anh chị em Mêxicô thân mến, anh chị em có “một cái gì hơn nữa”, anh chị em chạy đua và có lợi thế. Anh chị em có Đức Bà Guadalupe là Đấng đã muốn viếng thăm các vùng đất này, và điều này cho chúng ta xác tín rằng qua sự bầu cử của Mẹ giấc mơ được gọi là gia đình này sẽ không thất bại bởi sự bất ổn và cô đơn. Mẹ luôn sẵn sàng bảo vệ các gia đình và tương lai của anh chị em, Mẹ luôn luôn sẵn sàng trao ban cho chúng ta can đảm bằng cách ban Con Mẹ cho chúng ta. Vì thế tôi xin anh chị em hãy nắm tay nhau và chúng ta cùng cầu nguyện. ĐTC đã cùng mọi ngưòi đọc Kinh Kính Mừng cầu cho các gia đình.
Ngài nói thêm: Chúng ta cũng đừng quên Thánh Giuse thợ, luôn luôn tiến bước, luôn luôn lo lắng cho gia đình. Và giờ đây trong bầu khí lễ hội gia đình này, tôi xin mời tất cả các cặp vợ chồng hiện điện canh tân các lời hứa hôn nhân trong thinh lặng. Và những người đã đính hôn thì hãy xin ơn có một gia đình chung thuỷ và tràn đầy tình yêu. Trong thinh lặng xin anh chị em hãy canh tân các lời hứa hôn nhân và các cặp đính hôn thì xin ơn có một gia đình chung thuỷ và tràn đầy tình yêu.
Tiếp đến, ĐTC đã ban phép lành Toà Thánh cho tất cả mọi người.
Sau khi từ giã các gia đình ĐTC đã ra phi trường “Angel Albino Corzo Tuxtla” cách đó 30 cây số lấy máy bay trở về thủ đô Mêxicô. Máy bay đã tới phi trường “Benito Juarez” sau gần 2 giờ bay. Từ phi trường ĐTC đã đi xe về Toà Sứ thần Toà Thánh dùng bữa tối và nghỉ đêm.
Sáng thứ ba, lúc 7 giờ 15 phút, ĐTC đã rời Toà Sứ thần để ra phi trường lấy máy bay tới Tổng Giáo phận Morelia cách đó 210 cây số để cử hành Thánh lễ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh. Morelia có 600.000 dân cư, trong miền trung Mêxicô ở độ cao hơn 1.900 mét; được thành lập năm 1541 như là thành phố của thổ dân Michoaca; sau đó nó đổi tên là thành Valladolid và nổi tiếng là “Ngôi vườn của Tây Ban Nha mới”. Năm 1828, thành phố vinh danh ông José Maria Morales y Pavón, người hùng của nền độc lập Mêxicô, và mang tên Moralia. Thành phố được tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc coi là gia tài của nhân loại vì có lối kiến trúc thời thuộc địa. Trung tâm thành phố có các dinh thự xây bằng đá đỏ kiểu ba rốc. Hằng năm tại đây đều có các đại hội phim ảnh, biểu diễn đại phong cầm và âm nhạc quan trọng. Đại học San Nicolas de Hildago được thành lập năm 1551, hiện có 45.000 sinh viên. Tổng Giáo phận Morelia được thành lập năm 1536 và trở thành giáo tỉnh năm 1863. Giáo phận có hơn 2,6 triệu dân, 94% theo Công giáo, gồm 237 giáo xứ, 2.016 nhà thờ hay cứ điểm truyền giáo. Nhân lực của giáo phận gồm 437 linh mục giáo phận, 127 linh mục dòng, 306 tu huynh, hơn 1.000 nữ tu và 110 đại chủng sinh. Giáo phận điều khiển 134 cơ sở giáo dục, 147 trung tâm bác ái. Năm ngoái có thêm gần 54.000 người được rửa tội.
Máy bay chở ĐTC đã tói phi trường Morelia sau gần 1 giờ bay. Từ phi trường, ĐTC đã đi trực thăng tới gần chỗ đậu xe và từ đó đi xe vào Sân Vận động “Venustiano Carranza” cách đó 9 cây số. Sân vận động này có chỗ cho 20.000 người. Xe díp chở ĐTC đã đi một vòng để ĐTC chào mọi người. Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng của thổ dân Purépecha.
Học sống và cầu nguyện như Chúa Giêsu
Giảng trong Thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn Kinh Lạy Cha và gương sống cầu nguyện của Chúa Giêsu. Có câu nói: “Bạn hãy nói cho tôi biết bạn cầu nguyện thế nào, và tôi sẽ nói cho bạn biết bạn sống thế nào. Bạn hãy nói cho tôi biết bạn sống thế nào, và tôi sẽ nói cho bạn biết bạn cầu nguyện ra sao…” Cần phải học cầu nguyện như chúng ta học đi, học nói, học lắng nghe. Trường cầu nguyện là trường của cuộc sống và trường của cuộc sống là nơi chúng ta học cầu nguyện. Chúa Giêsu đã chọn các môn đệ và gửi các vị đi chia sẻ cuộc sống của Ngài, sự thân tình với Ngài; và trong khi họ ở với Ngài, Ngài làm cho họ sờ mó được trong thịt xác của Ngài sự sống của Thiên Chúa Cha. Lời Kinh Lạy Cha Chúa Giêsu dạy có hương vị sự sống, kinh nghiệm sự đích thực. Ngài đã biết sống bằng cách cầu nguyện và cầu nguyện bằng cuộc sống, khi nói “Lạy Cha chúng con”.
Các linh mục và những người sống đời thánh hiến không phải là công chức của Thiên Chúa
ĐTC nhắc lại cho các linh mục tu sĩ và chủng sinh biết ý nghĩa ơn gọi đời thánh hiến:
Ngài đã mời gọi chúng ta chia sẻ cuộc sống của Ngài, chia sẻ cuộc sống thiên linh : khốn cho chúng ta nếu chúng ta không chia sẻ nó, khốn cho chúng ta nếu chúng ta không là các chứng nhân của điều chúng ta đã thấy và đã nghe, khốn cho chúng ta! Chúng ta không là và không muốn là các công chức của Thiên Chúa, chúng ta không phải và không muốn là các công nhân của Thiên Chúa, bởi vì chúng ta được mời gọi tham dự vào cuộc sống của Chúa, chúng ta được mời gọi bước vào trong con tim của Ngài, một con tim cầu nguyện và sống khi nói “Lạy Cha chúng con”. Sứ mệnh là gì, nếu nó không nói với cuộc sống của chúng ta: Lạy Cha chúng con?
Chịu trận là khí giới ma quỷ thích sử dụng nhất để cám dỗ chúng ta
Liên quan tới lời xin đừng để cho chúng con sa chước cám dỗ, ĐTC nói: Cám dỗ nào có thể đến từ các môi trường nhiều lần bị thống trị bởi bạo lực, thối nát, buôn bán ma tuý, khinh rẻ nhân phẩm, thờ ơ trước khổ đau và sự bấp bênh? Chúng ta có thể có cám dỗ nào trước thực tại xem ra đã trở thành một hệ thống không lay chuyển? Sự chịu trận. Trước thực tại này có thể thắng chúng ta một trong các vũ khí ma quỷ thích dùng nhất là sự chịu trận. Một sự chịu trận khiến cho chúng ta tê liệt và ngăn cản chúng ta không chỉ bước đi, mà cũng ngăn cản chúng ta mở đường nữa; một sự chịu trận không chỉ gây kinh hoàng, mà còn nhốt chúng ta trong công sự của các phòng thánh và các an ninh bề ngoài; một sự chịu trận không chỉ ngăn cản loan báo tin mừng, mà còn ngăn cản chúng ta chúc tụng nữa. Một sự chịu trận không chỉ ngăn cản chúng ta đưa ra các chương trình, mà còn ngăn cản chúng ta liều lĩnh và biến đổi các sự vật nữa.
ĐTC đã nhắc tới gương sống của ĐC Vasco Vasquez de Quiroga, Giám mục tiên khởi Michoacán, tuy là người Tây Ban Nha nhưng ngài đã trở thành thổ dân. Tả lại thực tại sống của thổ dân Purhepechas ngài nói: họ bị bán, bị xúc phạm và lang thang ngoài chợ và lượm rác rưởi vứt trên đất. Nhưng thực tại này thay vì khiến cho ngài trở thành chua cay và chịu trận đã lay động đức tin suộc sống và lòng cảm thương của ngài và kích thích ngài thực hiện nhiều sáng kiến là hơi thở trước thực tại bất công khiến cho người ta tê liệt. Nỗi đớn đau của người anh em biến thành lời cầu nguyện, và lời cầu nguyện biến thành câu trả lời cụ thể thăng tiến cuộc sống của các thổ dân. Và thổ dân gọi ngài là “Tata Vasco” – cha Vasco, bố Vasco.
Sau khi từ giã các linh mục tu sĩ nam nữ, chủng sinh và mọi người ĐTC đã di xe về Toà Tổng Giám mục để dùng bữa trưa với đoàn tuỳ tùng và nghỉ ngơi chốc lát trước khi tiếp tục các sinh hoạt ban chiều là viếng thăm Nhà thờ Chính toà Morelia và gặp gỡ giới trẻ tại Vận động trường José Maria Morelos y Pavón vào lúc 4 giờ chiều.
Thứ tư 17-2-2016, ĐTC viếng thăm Giáo phận Ciudad Juarez, cách thủ đô Mêxicô 1.543 cây số, thăm các tù nhân Trung tâm Cải huấn CeReSo và gặp gỡ giới lao động trong toà nhà thể thao thành phố.
Linh Tiến Khải