24/12/2024

Công lý thương xót của Thiên Chúa là sự tha thứ

Công lý của Thiên Chúa là sự tha thứ, bởi vì Thiên Chúa không muốn kết án chúng ta, nhưng Ngài muốn cứu rỗi chúng ta. Chúa Giêsu là lòng thương xót nhập thể của Thiên Chúa Cha từ nhân. Là con cái của Thiên Chúa Cha từ bi chúng ta được mời gọi tiếp nhận ơn tha thứ và tha thứ cho các anh chị em khác. ĐTC Phanxicô đã nói như trên với tín hữu và du khách hành hương 5 châu trong buổi tiếp kiến sáng thư tư hằng tuần ngày 3-2.

Công lý thương xót của Thiên Chúa là sự tha thứ
 

ĐTC tiến lến khán đài để bắt đầu buổi tiêp kiến chung sáng thứ tư 3-2-2016 – ANSA

Công lý của Thiên Chúa là sự tha thứ, bởi vì Thiên Chúa không muốn kết án chúng ta, nhưng Ngài muốn cứu rỗi chúng ta. Chúa Giêsu là lòng thương xót nhập thể của Thiên Chúa Cha từ nhân. Là con cái của Thiên Chúa Cha từ bi chúng ta được mời gọi tiếp nhận ơn tha thứ và tha thứ cho các anh chị em khác.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với tín hữu và du khách hành hương 5 châu trong buổi tiếp kiến sáng thư tư hằng tuần ngày 3-2.

Trong bài huấn dụ, ngài đã khai triển đề tài “Lòng thương xót và công lý của Thiên Chúa”. ĐTC nói: Thánh Kinh giới thiệu Thiên Chúa với chúng ta như lòng thương xót vô biên, nhưng cũng như sự công thẳng hoàn hảo. Làm thế nào để hoà giải hai điều này? Thực tại của lòng thương xót được ăn khớp với các đòi buộc của công lý như thế nào đây? Xem ra chúng là hai thực tại trái nghịch nhau. Thật ra không phải như vậy, bởi vì chính lòng thương xót của Thiên  Chúa đưa tới chỗ thành toàn công lý đích thực. Nhưng chúng ta để cập tới công lý nào vậy?

Nếu nghĩ tới việc điều hành hợp pháp của công lý, chúng ta thấy rằng ai cho mình là nạn nhân của một bất công thì hướng tới một thẩm phán ở toà án và yêu cầu thực thi công lý cho mình. Đây là một công lý thưởng phạt, phạt kẻ có lỗi theo nguyên tắc của ai trả lại cho người ấy, như viết trong sách Châm Ngôn: “Người thực thi công chính được đi vào cõi sống, kẻ theo đuổi gian tà phải đến chốn tử vong.” (Cn 11,19). Chúa Giêsu cũng nói đến điều này trong dụ ngôn bà goá tới với thẩm phán nhiều lần và xin: “Xin hãy thực thi công lý cho tôi chống lại kẻ thù tôi.” (Lc 18,3).


ĐTC giải thích loại công lý này:

“Tuy nhiên, con đường này không đưa tới công lý đích thực, bởi vì thật ra nó không chiến thắng sự dữ, nhưng chỉ gạt bỏ sự dữ ra một bên thôi. Trái lại, chỉ khi đáp trả lại sự dữ với sự thiện ta mới thực sự dữ chiến thắng sự dữ.

Đó là một kiểu thực thi công lý khác mà Thánh Kinh giới thiệu với chúng ta như con đường chính phải theo. Nó là một tiến trình tránh chạy tới toà án, và dự kiến rằng nạn nhân trực tiếp hướng tới kẻ có lỗi để mời gọi họ hoán cải, bằng cách giúp họ hiểu rằng họ đang làm sự dữ, và kêu gọi lương tâm của họ. Trong cách thế này, sau cùng khi đã hồi tâm và thừa nhận sự sai trái của mình, họ có thể rrộng mở cho sự tha thứ mà phiá bị tổn thương cống hiến cho họ. Và đây là điều hay đẹp: theo sau việc thuyết phục điều dữ, con tim rộng mở cho sự tha thứ được cống hiến cho nó. Đây là kiểu giải quyết các xung đột bên trong các gia đình, trong các tương quan giữa vợ chồng hay giữa cha mẹ và con cái, trong đó người bị xúc phạm yêu thương người có lỗi, và ước mong cứu vãn tương quan giữa họ. Không chặt đứt tương quan ấy, liên lạc ấy.”

Tiếp tục bài huấn dụ, ĐTC nói: “Dĩ nhiên đây là một con đường khó khăn. Nó đòi hỏi người chịu sự sai trái sẵn sàng tha thứ và mong muốn ơn cứu rỗi và hạnh phúc cho người đã xúc phạm tới họ. Nhưng chỉ như thế công lý mới có thể chiến thắng sự dữ không còn nữa, và người đã bất công trở thành công chính, vì đã được tha thứ và được trợ giúp tìm lại được con đường sự thiện. Và chính ở đây liên quan tới ơn tha thứ và lòng thương xót.”

Tiếp đến, ĐTC khẳng định:

Và Thiên Chúa hành động như vậy đối với chúng ta là những người tội lỗi. Chúa liên tục cống hiến cho chúng ta ơn tha thứ của Ngài, giúp chúng ta tiếp nhận nó và ý thức được sự dữ mà chúng ta đã làm để có thể tự giải thoát khỏi nó. Vì Thiên Chúa không muốn kết án chúng ta nhưng muốn cứu thoát chúng ta.

Thiên Chúa không muốn kết án ai hết! Một ai đó trong anh chị em có thể hỏi tôi: “Nhưng thưa cha, Ngài có đáng bị quan Philatô kết án không? Thiên Chúa có muốn sự kết án đó không? Không! Thiên Chúa muốn cứu quan Philatô và cả Giuđa nữa, Ngài muốn cứu tất cả mọi người! Ngài là Chủa của lòng thương xót muốn cứu vớt tất cả mọi người! Vấn đề đó là để Chúa bước vào trong con tim.

Tất cả các lời các ngôn sứ là một lời mời gọi tha thiết và tràn đầy tình yêu tìm kiếm sự hoán cải của chúng ta. Đó là điều Thiên Chúa phán qua Ngôn sứ Edekiel: “Chẳng lẽ Ta lại vui thích khi kẻ gian ác phải chết… hơn là muốn cho nó từ bỏ đường lối của nó để được sống sao?” (Ed 18,23; 33,11), đây là điều Thiên Chúa thích.

Và đó là con tim của Thiên Chúa, con tim của một Người Cha yêu thương và muốn rằng con cái mình sống trong sự thiện và sự công chính, và vì thế sống tràn đầy và hạnh phúc. Một trái tim của Người Cha vượt xa hơn ý niệm công lý của chúng ta để rộng mở chúng ta cho các chân trời vô tận lòng thương của Ngài. Một con tim của Người Cha không xử với chúng ta theo các tội lỗi của chúng ta, và không trả cho chúng ta theo các lỗi lẫm của chúng ta, như thánh vịnh nói (x. Tv 103,9-10). Đó chính là con tim của người cha, mà chúng ta muốn gặp gỡ, khi chúng ta đi xưng tội. Có lẽ Ngài nói với chúng ta điều gì đó để giúp chúng ta hiểu sự dữ hơn, nhưng tất cả chúng ta đều đi đến toà giải tội để tìm một người cha giúp đỡ chúng ta thay đổi cuộc sống; một người cha trao ban cho chúng ta sức mạnh để tiến bước; một người cha tha thứ cho chúng ta nhân danh Thiên Chúa. Vì thế, là cha giải tội là một trách nhiệm lơn lao biết bao, bởi vì người con trai con gái đó đến với bạn chỉ để tìm một người cha. Và bạn là linh mục ở trong toà giải tội, bạn ở đó trong chỗ của Thiên Chúa Cha là Đấng thi hành công lý với lòng thương xót của Ngài.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước Pháp, Thuỵ Sĩ, các nước nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hoa Kỳ, Côte d’Ivoire. Ngài cũng chào các tu huynh, nữ tu và thân nhân Hội Teutonico, Đức quốc, về Roma hành hương nhân kỷ niệm 825 thành lập.

Chào các nam nữ nghệ sĩ của đoàn xiếc America về các màn biểu diễn của họ ĐTC nói: “Xin cám ơn anh chị em. Tôi muốn lặp lại điều tôi đã nói tuần vừa qua với các nam nữ nghệ sĩ biểu diễn. Anh chị em biểu diễn cái đẹp và cái đẹp luôn đưa chúng ta tới gần Thiên Chúa. Vì thế, xin cám ơn anh chị em. Nhưng tôi muốn nói một điều khác nữa: đàng sau việc biểu diễn đẹp ấy là biết bao nhiều thời giờ tập luyện vất vả. Tập luyện gây khó chịu. Thánh Phaolô nói để đi tới cùng chúng ta phải tập luyện, tập luyện, tập luyện để chiến thắng và đây là một gương cho tất cả chúng ta, vì cám dỗ của đời sống dễ dãi, tìm một kết thúc tốt và không cần phải cố gắng là môt cám dỗ, nhưng hôm nay với gương tập luyện của mình anh chị em làm chứng cho thấy cuộc sống không cố gắng liên tục là một cuộc sống tầm thường. Xin cám ơn anh chị em về mẫu gương này.”

ĐTC cũng chào các thành viên Liên hiệp Tĩnh tâm Italia và cầu chúc kinh nghiệm đức tin này được sống rộng rãi trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Chào đoàn hành hương Tổng Giáo phận Trento do ĐC Luigi Bressan và chính quyền tỉnh hướng dẫn ĐTC cám ơn vùng đã đảm trách làm hang đá Giáng Sinh rất đẹp tại Quảng trường Thánh Phêrô mà tín hữu và du khách đã chiêm ngưỡng trong mấy tuần qua hôm nay là ngày cuối. Ngài cầu chúc việc bước qua Cửa Thánh với lòng tin cũng biến đổi con tim mỗi người để nó rộng mở cho tha nhân.

Chào các bạn trẻ người đau yếu và các đôi tân hôn, ĐTC nhắc cho mọi người biết hôm qua là lễ nhớ Thánh Biaggio, Giám mục tử đạo của Mỹ. Ngài là vị giám mục đã dấn thân loan báo Tin Mừng cả trong những điều kiện khó khăn. ĐTC khích lệ các bạn trẻ can đảm làm chứng cho đức tin, người đau yếu dâng thập giá khổ đau mỗi ngày cho ơn hoán cải của những người sống xa Chúa Kitô, và các cặp vợ chồng mới cưới trở thành những nguời loan báo tình yêu của Chúa.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh cho mọi người.
 

Linh Tiến Khải