Vết thương do tội gây ra thật khó lành!
VATICAN – Trong bài giảng Thánh lễ sáng thứ hai, ngày 01.02, tại Nguyện đường Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ về “sự khiêm nhường là con đường nên thánh”.
Vết thương do tội gây ra thật khó lành!
VATICAN – Trong bài giảng Thánh lễ sáng thứ hai, ngày 01.02, tại Nguyện đường Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ về “sự khiêm nhường là con đường nên thánh”.
Một lần nữa, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ cho con người, nhưng những thương tổn do tội lỗi gây ra lại khó có thể được chữa lành.
Vua Đavít đã bước chân vào con đường tội lỗi, gian tà; nhưng Tiên tri Nathan, người được Thiên Chúa sai đến, đã giúp vua nhận ra kịp nhận ra lỗi lầm của mình. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh đến hình ảnh của vua Đavít, là một vị thánh nhưng cũng là một tội nhân. Vua Đavít đã ý thức được tội lỗi mà vua đã phạm và sẵn sàng chịu sỉ nhục trong sự tín thác nơi Thiên Chúa.
Thương tổn do tội gây ra thật khó để chữa lành
“Vua Đavít là tội nhân nhưng không phải là một người hư hỏng, thối nát, vì người hư hỏng không nhận ra được tình trạng thối nát của mình.
Cần phải có ân sủng đặc biệt để biến đổi tâm hồn của một người hư hỏng. Vua Đavít, mặc dù thuộc hàng đế vương quyền quý, nhưng vẫn khiêm nhường thú nhận: ‘Thật, tôi là kẻ có tội.’ Và Tiên tri Nathan nói: ‘Đức Chúa đã tha thứ lỗi lầm của vua, nhưng hậu quả xấu xa mà vua gây ra vẫn đang tiếp diễn. Vua đã giết một người vô tội để che dấu sự ngoại tình. Từ nay, gươm sẽ không bao giờ ngừng chém người nhà của vua.’ Thiên Chúa tha thứ tội lỗi, vua Đa-vít đã hoán cải nhưng vết thương do tội gây ta thật khó để được chữa lành. Chúng ta cũng có thể nhận thấy điều ấy trong thế giới hôm nay.
Vua Đavít phải đối đầu với con trai của mình là Absalôm, kẻ đã trở nên tội lỗi và hư hỏng, trên chiến trường. Nhưng vua đã tập trung người của mình lại và quyết định rời bỏ thành phố, không mang theo Hòm Bia Giao Ước, vì vua không muốn dùng Thiên Chúa như là bia đỡ đạn cho mình. Hòm Bia phải ở lại thành, để Thiên Chúa bảo vệ Dân Ngài. Sau những giây phút lỡ lầm, giờ đây vua Đavít đã bắt đầu bước đi trên con đường công chính, thánh thiện.”
Vua Đavít tin tưởng nơi Chúa và nhờ thế đã thoát khỏi tội lỗi mà tiến đến sự thánh thiện
“Vua Đavít vừa đi vừa khóc, đầu trùm khăn và đằng sau có những kẻ đuổi theo để nhục mạ ngài. Trong số đó, có người tên là Sim-y đã nguyền rủa vua là kẻ khát máu. Vua Đavít chấp nhận bị lăng nhục, vì vua nghĩ rằng chính Đức Chúa bảo nó làm như thế. Vua mới nói với những kẻ đi theo mình rằng: ‘Này con trai ta, do chính ta sinh ra, mà còn tìm hại mạng sống ta, huống chi là tên Benjamin này! Cứ để nó nguyền rủa nếu Đức Chúa đã bảo nó.’ Vua Đavít đã biết nhìn ra những dấu chỉ: sự lăng nhục đó chính là giây phút để khiêm nhường thống hối, chính là cơ hội để ngài đền trả tội lỗi đã gây ra. May ra Đức Chúa sẽ đoái nhìn đến nỗi cực khổ của vua, và Đức Chúa sẽ trả lại cho vua hạnh phúc, thay vì lời nguyền rủa của tên Sim-y hôm nay. Vua Đa-vít đã tin tưởng nơi Chúa. Và đó là con đường của Vua Đavít, từ sự tội lỗi hư hỏng tiến đến sự tin tưởng, phó thác trong bàn tay Thiên Chúa. Và đây cũng là con đường nên thánh.
Tôi cũng nghĩ về mỗi người chúng ta. Giả sử ai đó nói chúng ta một điều gì xấu xa, tồi tệ, thì ngay lập tức chúng ta tìm cách để phản bác rằng điều đó là không đúng. Hoặc chúng ta sẽ làm như tên Sim-y, đáp trả lại bằng những lời lẽ còn xấu xa hơn.”
Kitô hữu có ơn khiêm nhường
“Sự khiêm nhường chỉ có thể đi vào con tim người ta ngang qua hành vi tự hạ, chịu sỉ nhục. Sẽ chẳng khiêm nhường nếu không biết chịu sỉ nhục. Và nếu anh chị em không chấp nhận được những sỉ nhục, khinh miệt xảy ra trong cuộc đời của mình, anh chị em chưa thật sự khiêm nhường. Đó đơn giản là phương trình của một phép toán.
Con đường dấn đến khiêm nhường là sự tự hạ, chịu sỉ nhục. Thật vậy, vua Đavít đã trở nên thánh thiện cũng là vì đã trải qua những giây phút bị sỉ nhục và vua đã khiếm tốn chấp nhận. Sự thánh thiện mà Thiên Chúa ban cho Dân Ngài, đã ban cho Giáo hội cũng ngang qua sự khiêm nhường tự hạ của Người Con Một, Ngài đã chấp nhận mọi điều sỉ nhục và sẵn sàng chịu chết trên thập giá. Sự tự hạ của con Thiên Chúa chính là hành trình nên thánh cho mỗi người chúng ta. Vua Đavít, cùng với thái độ hoán cải của mình, đã tiên báo về sự khiêm nhường, tự hạ của Đức Giêsu.
Hãy nài xin Thiên Chúa, để mỗi người chúng ta và toàn thể Giáo hội có được ơn khiêm nhường và cũng được ơn để hiểu rằng không thể trở nên khiêm nhường nếu không có thái độ tự hạ và sẵn sàng chấp nhận sỉ nhục.”
Một lần nữa, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ cho con người, nhưng những thương tổn do tội lỗi gây ra lại khó có thể được chữa lành.
Vua Đavít đã bước chân vào con đường tội lỗi, gian tà; nhưng Tiên tri Nathan, người được Thiên Chúa sai đến, đã giúp vua nhận ra kịp nhận ra lỗi lầm của mình. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh đến hình ảnh của vua Đavít, là một vị thánh nhưng cũng là một tội nhân. Vua Đavít đã ý thức được tội lỗi mà vua đã phạm và sẵn sàng chịu sỉ nhục trong sự tín thác nơi Thiên Chúa.
Thương tổn do tội gây ra thật khó để chữa lành
“Vua Đavít là tội nhân nhưng không phải là một người hư hỏng, thối nát, vì người hư hỏng không nhận ra được tình trạng thối nát của mình.
Cần phải có ân sủng đặc biệt để biến đổi tâm hồn của một người hư hỏng. Vua Đavít, mặc dù thuộc hàng đế vương quyền quý, nhưng vẫn khiêm nhường thú nhận: ‘Thật, tôi là kẻ có tội.’ Và Tiên tri Nathan nói: ‘Đức Chúa đã tha thứ lỗi lầm của vua, nhưng hậu quả xấu xa mà vua gây ra vẫn đang tiếp diễn. Vua đã giết một người vô tội để che dấu sự ngoại tình. Từ nay, gươm sẽ không bao giờ ngừng chém người nhà của vua.’ Thiên Chúa tha thứ tội lỗi, vua Đa-vít đã hoán cải nhưng vết thương do tội gây ta thật khó để được chữa lành. Chúng ta cũng có thể nhận thấy điều ấy trong thế giới hôm nay.
Vua Đavít phải đối đầu với con trai của mình là Absalôm, kẻ đã trở nên tội lỗi và hư hỏng, trên chiến trường. Nhưng vua đã tập trung người của mình lại và quyết định rời bỏ thành phố, không mang theo Hòm Bia Giao Ước, vì vua không muốn dùng Thiên Chúa như là bia đỡ đạn cho mình. Hòm Bia phải ở lại thành, để Thiên Chúa bảo vệ Dân Ngài. Sau những giây phút lỡ lầm, giờ đây vua Đavít đã bắt đầu bước đi trên con đường công chính, thánh thiện.”
Vua Đavít tin tưởng nơi Chúa và nhờ thế đã thoát khỏi tội lỗi mà tiến đến sự thánh thiện
“Vua Đavít vừa đi vừa khóc, đầu trùm khăn và đằng sau có những kẻ đuổi theo để nhục mạ ngài. Trong số đó, có người tên là Sim-y đã nguyền rủa vua là kẻ khát máu. Vua Đavít chấp nhận bị lăng nhục, vì vua nghĩ rằng chính Đức Chúa bảo nó làm như thế. Vua mới nói với những kẻ đi theo mình rằng: ‘Này con trai ta, do chính ta sinh ra, mà còn tìm hại mạng sống ta, huống chi là tên Benjamin này! Cứ để nó nguyền rủa nếu Đức Chúa đã bảo nó.’ Vua Đavít đã biết nhìn ra những dấu chỉ: sự lăng nhục đó chính là giây phút để khiêm nhường thống hối, chính là cơ hội để ngài đền trả tội lỗi đã gây ra. May ra Đức Chúa sẽ đoái nhìn đến nỗi cực khổ của vua, và Đức Chúa sẽ trả lại cho vua hạnh phúc, thay vì lời nguyền rủa của tên Sim-y hôm nay. Vua Đa-vít đã tin tưởng nơi Chúa. Và đó là con đường của Vua Đavít, từ sự tội lỗi hư hỏng tiến đến sự tin tưởng, phó thác trong bàn tay Thiên Chúa. Và đây cũng là con đường nên thánh.
Tôi cũng nghĩ về mỗi người chúng ta. Giả sử ai đó nói chúng ta một điều gì xấu xa, tồi tệ, thì ngay lập tức chúng ta tìm cách để phản bác rằng điều đó là không đúng. Hoặc chúng ta sẽ làm như tên Sim-y, đáp trả lại bằng những lời lẽ còn xấu xa hơn.”
Kitô hữu có ơn khiêm nhường
“Sự khiêm nhường chỉ có thể đi vào con tim người ta ngang qua hành vi tự hạ, chịu sỉ nhục. Sẽ chẳng khiêm nhường nếu không biết chịu sỉ nhục. Và nếu anh chị em không chấp nhận được những sỉ nhục, khinh miệt xảy ra trong cuộc đời của mình, anh chị em chưa thật sự khiêm nhường. Đó đơn giản là phương trình của một phép toán.
Con đường dấn đến khiêm nhường là sự tự hạ, chịu sỉ nhục. Thật vậy, vua Đavít đã trở nên thánh thiện cũng là vì đã trải qua những giây phút bị sỉ nhục và vua đã khiếm tốn chấp nhận. Sự thánh thiện mà Thiên Chúa ban cho Dân Ngài, đã ban cho Giáo hội cũng ngang qua sự khiêm nhường tự hạ của Người Con Một, Ngài đã chấp nhận mọi điều sỉ nhục và sẵn sàng chịu chết trên thập giá. Sự tự hạ của con Thiên Chúa chính là hành trình nên thánh cho mỗi người chúng ta. Vua Đavít, cùng với thái độ hoán cải của mình, đã tiên báo về sự khiêm nhường, tự hạ của Đức Giêsu.
Hãy nài xin Thiên Chúa, để mỗi người chúng ta và toàn thể Giáo hội có được ơn khiêm nhường và cũng được ơn để hiểu rằng không thể trở nên khiêm nhường nếu không có thái độ tự hạ và sẵn sàng chấp nhận sỉ nhục.”
Vũ Đức Anh Phương, SJ