Giới thiệu Sứ điệp của ĐTC nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 50
VATICAN – Trong Sứ điệp công bố hôm 22-1-2015, nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 50, ĐTC kêu gọi các tín hữu hãy để cho lòng thương xót soi sáng và hướng dẫn mọi hoạt động truyền thông của mình. Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm nay sẽ được cử hành vào Chúa Nhật thứ 7 sau Phục sinh, mồng 8-5-2015, với chủ đề “Truyền thông và lòng thương xót: một cuộc gặp gỡ phong phú”.
Sứ điệp của ĐTC nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 50
VATICAN – Trong Sứ điệp công bố hôm 22-1-2015, nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 50, ĐTC kêu gọi các tín hữu hãy để cho lòng thương xót soi sáng và hướng dẫn mọi hoạt động truyền thông của mình.
Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm nay sẽ được cử hành vào Chúa Nhật thứ 7 sau Phục sinh, mồng 8-5-2015, với chủ đề “Truyền thông và lòng thương xót: một cuộc gặp gỡ phong phú”.
Sứ điệp của ĐTC có đoạn viết: “Chúng ta được kêu gọi đả thông với tất cả mọi người trong tư cách là con cái Thiên Chúa, không loại trừ một ai. Đặc biệt chính ngôn ngữ và hoạt động của Giáo Hội thông truyền lòng thương xót, đến độ đánh động tâm hồn con người và nâng đỡ họ trên con đường tiến về cuộc sống sung mãn là Chúa Giêsu Kitô, được Chúa Cha sai đến để mang sự sống ấy cho tất cả mọi người. Vấn đề ở đây là tiếp nhận vào tâm hồn chúng ta và phổ biến quanh chúng ta hơi ấm của Mẹ Giáo Hội, để Chúa Giêsu được mọi người nhận biết và yêu mến; hơi ấm ấy mang lại sức mạnh cho những lời đức tin và thắp lên trong các bài giảng và chứng tá tia lửa làm cho những lời đức tin được sinh động.”
ĐTC cũng nhận xét: “Thật là đẹp dường nào khi thấy những người dấn thân cân nhắc kỹ lưỡng những lời nói và cử chỉ để vượt thắng những hiểu lầm, chữa lành ký ức đã bị tổn thương, và kiến tạo bình an và hoà hợp. Những lời nói có thể bắc những nhịp cầu giữa con người, các gia đình, các nhóm xã hội và các dân tộc với nhau. Điều này cần được diễn ra trong lĩnh vực thể lý cũng như trong lĩnh vực kỹ thuật số (digital). Vì thế, những lời nói và hành động phải làm sao để giúp chúng ta ra khỏi những vòng lẩn quẩn lên án và báo thù tiếp tục đưa các cá nhân và quốc gia vào những cạm bẫy, khiến họ biểu lộ bằng những sứ điệp oán ghét nhau.”
Trong sứ điệp, ĐTC cũng cầu mong rằng “ngôn ngữ chính trị và ngoại giao được soi sáng nhờ lòng từ bi thương xót, không bao giờ coi điều gì là bị mất mát hoàn toàn. Nhất là tội kêu gọi những người có các trách nhiệm trong các cơ quan công quyền, chính trị và trong việc hình thành dư luận quần chúng, hãy luôn cảnh giác về lời ăn tiếng nói đối với những người nghĩ và hành động khác mình, và đối với những người có thể sai lầm. Thật dễ chiều theo cám dỗ khai thác những tình trạng như thế để nuôi dưỡng những ngọn lửa nghi kỵ, bất tín nhiệm nhau, sợ hãi, oán ghét. Trái lại, cần có can đảm hướng dẫn con người tới những tiến trình hòa giải và chính sự táo bạo tích cực và có tinh thần sáng tạo như thế sẽ cống hiến những giải pháp thực sự cho những xung đột cố hữu và mang lại cơ may thực hiện một nền hoà bình lâu bền”. (SD 22-1-2016)
Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm nay sẽ được cử hành vào Chúa Nhật thứ 7 sau Phục sinh, mồng 8-5-2015, với chủ đề “Truyền thông và lòng thương xót: một cuộc gặp gỡ phong phú”.
Sứ điệp của ĐTC có đoạn viết: “Chúng ta được kêu gọi đả thông với tất cả mọi người trong tư cách là con cái Thiên Chúa, không loại trừ một ai. Đặc biệt chính ngôn ngữ và hoạt động của Giáo Hội thông truyền lòng thương xót, đến độ đánh động tâm hồn con người và nâng đỡ họ trên con đường tiến về cuộc sống sung mãn là Chúa Giêsu Kitô, được Chúa Cha sai đến để mang sự sống ấy cho tất cả mọi người. Vấn đề ở đây là tiếp nhận vào tâm hồn chúng ta và phổ biến quanh chúng ta hơi ấm của Mẹ Giáo Hội, để Chúa Giêsu được mọi người nhận biết và yêu mến; hơi ấm ấy mang lại sức mạnh cho những lời đức tin và thắp lên trong các bài giảng và chứng tá tia lửa làm cho những lời đức tin được sinh động.”
ĐTC cũng nhận xét: “Thật là đẹp dường nào khi thấy những người dấn thân cân nhắc kỹ lưỡng những lời nói và cử chỉ để vượt thắng những hiểu lầm, chữa lành ký ức đã bị tổn thương, và kiến tạo bình an và hoà hợp. Những lời nói có thể bắc những nhịp cầu giữa con người, các gia đình, các nhóm xã hội và các dân tộc với nhau. Điều này cần được diễn ra trong lĩnh vực thể lý cũng như trong lĩnh vực kỹ thuật số (digital). Vì thế, những lời nói và hành động phải làm sao để giúp chúng ta ra khỏi những vòng lẩn quẩn lên án và báo thù tiếp tục đưa các cá nhân và quốc gia vào những cạm bẫy, khiến họ biểu lộ bằng những sứ điệp oán ghét nhau.”
Trong sứ điệp, ĐTC cũng cầu mong rằng “ngôn ngữ chính trị và ngoại giao được soi sáng nhờ lòng từ bi thương xót, không bao giờ coi điều gì là bị mất mát hoàn toàn. Nhất là tội kêu gọi những người có các trách nhiệm trong các cơ quan công quyền, chính trị và trong việc hình thành dư luận quần chúng, hãy luôn cảnh giác về lời ăn tiếng nói đối với những người nghĩ và hành động khác mình, và đối với những người có thể sai lầm. Thật dễ chiều theo cám dỗ khai thác những tình trạng như thế để nuôi dưỡng những ngọn lửa nghi kỵ, bất tín nhiệm nhau, sợ hãi, oán ghét. Trái lại, cần có can đảm hướng dẫn con người tới những tiến trình hòa giải và chính sự táo bạo tích cực và có tinh thần sáng tạo như thế sẽ cống hiến những giải pháp thực sự cho những xung đột cố hữu và mang lại cơ may thực hiện một nền hoà bình lâu bền”. (SD 22-1-2016)
G. Trần Đức Anh OP