Chuyên gia Y khoa Việt lý giải chuyện cụ ông thọ 179 tuổi
PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật sửng sốt với thông tin cụ ông thọ 179 tuổi, ông cho rằng người này có bộ ‘gene sống thọ’ thần kỳ.
Chuyên gia Y khoa Việt lý giải chuyện cụ ông thọ 179 tuổi
PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật sửng sốt với thông tin cụ ông thọ 179 tuổi, ông cho rằng người này có bộ ‘gene sống thọ’ thần kỳ.
Báo chí vừa đưa tin, cụ Mahashta Murasi, người Ấn Độ có đầy đủ giấy tờ chứng nhận là sinh năm 1835.
Theo tài liệu hiếm hoi là thẻ căn cước từ năm 1835 thì cụ Mahashta Murasi sinh ngày 6/1/1835 tại làng Bangalore ở Ấn Độ.
Cụ ông thọ 179 tuổi xuất phát là một nông dân, quanh năm làm bạn với đồng ruộng. Cụ làm ruộng và có một cuộc sống bình thường chẳng có gì nổi bật. Cụ cũng chẳng ăn kiêng, ngồi thiền hay thực hiện một phương pháp dưỡng sinh đặc biệt nào cả.
Khi được hỏi về thông tin này, PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật, Nguyên trưởng Khoa Hóa Sinh, Trường đại học Y Hà Nội cho biết, ông có nghe đếnngười sống thọ nhất thế giới khoảng hơn 120 tuổi, còn đây là một trường hợp hiếm lần đầu nghe đến.
PGS Luật cho rằng, do cụ Murasi sống ở môi trường làng quê trong sạch, dùng những thực phẩm tự nhiên, không bị tác động bởi hoá chất, tia phóng xạ, ít bị chất ôxy hoá tấn công.
Cụ Murasi cũng không phải bon chen trong môi trường quyền lực, không bị stress và có trạng thái tinh thần tốt. Một yếu tố nữa lý giải việc cụ Murasi sống lâu là có thể do cụ sở hữu gene giúp sống thọ.
PGS Luật nói: “Đã có bằng chứng khoa học chứng minh gene di truyền là một trong những yếu tố giúp con người sống thọ. Có gia đình sống rất thọ nhưng cũng có gia đình vì chung 1 gene nào đó nên sống yểu, thậm chí chỉ sống dưới 20 tuổi thì bị lão hóa và chết.
Ngoài ra, có những gene có khả năng chống ung thư, góp phần giúp người sở hữu những gene này không bị tấn công bởi căn bệnh nan y. Điều này giúp họ sống thọ”.
Về vấn đề gene di truyền giúp sống thọ, mới đây các nhà khoa học đã phát hiện 4 gene giúp người sở hữu có thể sống ngoài 100 tuổi. Đó là: ABO, CDKN2B, APOE và SH2B3.
Gene ABO: quy định nhóm máu; CDKN2B: giúp điều chỉnh vòng đời của mạng tế bào; SH2B3: gene đã được chứng minh là giúp kéo dài vòng đời của ruồi giấm; APOE: một trong số HLA gene có liên quan tới quá trình hệ miễn dịch nhận biết các tế bào trong cơ thể.
PGS Luật còn khẳng định, đây là vấn đề phức tạp, con người chưa thể hiểu hết được nhưng đến nay có 7 yếu tố khiến con người bị già nhanh, nếu xác định rõ và tránh những yếu tố này sẽ giúp người ta sống thọ.
7 yếu tố nói trên là: Tiếp xúc ánh nắng mặt trời mạnh; hút thuốc lá; uống rượu; không tập thể dục; stress; lạnh và khô da; thiếu ngủ.
Do đó, phải bỏ rượu, thuốc lá, bảo vệ da khỏi tía cực tím từ mặt trời, rèn luyện thân thể và ngủ đủ. Thể chất muốn khoẻ cần có đủ chất dinh dưỡng. Có những người hiểu biết còn dùng thêm thực phẩm chức năng, những vi chất hoặc thảo dược để bù đắp những chất mà cơ thể thiếu.
Ông Luật nêu quan điểm: “Theo tôi, sống thọ nhưng cũng cần nhắc tới yếu tố chất lượng sống mới là quan trọng hàng đầu. Cuộc sống phải hạnh phúc về tinh thần, đừng bị khổ tâm. Ngoài những yếu tố môi trường, dinh dưỡng thì trạng thái tinh thần cũng rất quan trọng. Trong cuộc đời, không có tình yêu cũng bị tổn thọ”.
Nói riêng về vấn đề dinh dưỡng giúp sống thọ, PGS.TS Nguyễn Thanh Chò, Chủ nhiệm bộ môn Dinh dưỡng, Học viện Quân y cho rằng, cần bổ sung những chất chống ô xy hoá, Beta carotene; Vitamin C; Selen.
“Thông thường người lớn nên tiêu thụ một ngày với năng lượng khoảng 50 Kcalo/1 kg cân nặng. Trong đó, lượng protein là: 1-1,2 gr/kg cân nặng/ngày; Chất xơ khoảng: 20 – 25 gr/kg cân nặng/ngày; Lượng gluxit khoảng 56-70% năng lượng. Lượng lipid không quá 15 – 20g/1 người/1 ngày”, bà Chò khuyến cáo.
Theo PGS Chò, muốn sống khoẻ nên ăn gạo, ngô, khoai, sắn, trong đó gạo lứt là tốt nhất. Sáng, trưa ăn nhiều, tối ăn ít hơn. Ăn cơm là cần thiết, chứ không nên cắt bỏ cơm trong khẩu phần vì cơm chứa carbonhydrat để sinh năng.