06/01/2025

Chia sẻ sự khác biệt giữa nam và nữ

Mãi tới giờ, Elizabeth Nyamayaro vẫn nhớ lần đầu tiên bà gặp cô gái mặc đồng phục màu xanh lá. Khi đó Elizabeth lên 8 tuổi, đang sống với người thân cùng những đứa trẻ khác tại một ngôi làng nghèo khổ và nạn đói đang tấn công Zimbabwe.

 

Chia sẻ sự khác biệt giữa nam và nữ

 

 

Mãi tới giờ, Elizabeth Nyamayaro vẫn nhớ lần đầu tiên bà gặp cô gái mặc đồng phục màu xanh lá. Khi đó Elizabeth lên 8 tuổi, đang sống với người thân cùng những đứa trẻ khác tại một ngôi làng nghèo khổ và nạn đói đang tấn công Zimbabwe.



 


Bà Elizabeth Nyamayaro, cố vấn cao cấp của giám đốc điều hành Cơ quan phụ nữ Liên Hiệp Quốc, người phụ trách sáng kiến HeForShe - Ảnh: Fortune
Bà Elizabeth Nyamayaro, cố vấn cao cấp của giám đốc điều hành Cơ quan phụ nữ Liên Hiệp Quốc, người phụ trách sáng kiến HeForShe – Ảnh: Fortune

 

 

 

 

Cô gái mặc đồng phục xanh lá đi cùng tổ chức của Liên Hiệp Quốc phân phát thực phẩm cứu trợ. Lúc cô ấy đưa bát cháo cho bà, bà hỏi vì sao cô ấy tới đây, cô ấy đã trả lời không ngần ngừ: “Cùng là người châu Phi, chúng tôi phải giúp đỡ tất cả người châu Phi”.

Chia sẻ mạnh hơn khác biệt

Hai năm sau, nạn đói tái diễn. Nyamayaro phải tới thành phố sống cùng người dì chưa từng gặp. Lần đầu tiên ở tuổi lên 10, bà được tới trường. Và tại đó, cũng lần đầu tiên bà cảm nhận được thế nào là bất bình đẳng.

Nếu ở làng mọi người đều bình đẳng thì tại thành phố, trong mắt bạn bè cùng lứa, bà không cùng đẳng cấp với họ. Bà không thể nói tiếng Anh và thua xa bạn bè về khả năng đọc, viết.

Cảm giác về sự bất bình đẳng đó còn day dứt nhiều hơn mỗi khi bà trở về thăm làng trong những dịp nghỉ lễ. Bà thấy như mắc lỗi khi thấy cuộc sống của mình đang quá chênh lệch so với những gì người dân làng đang trải qua. Trớ trêu là lần này trong mắt những người làng, bà cũng không còn thuộc “đẳng cấp” của họ nữa.

Và bà nghĩ về cô gái mặc đồng phục xanh lá. “Đó chính là mẫu người mình muốn trở thành, một người có thể giúp đỡ những người khác” – bà tự nhủ. Trải nghiệm tuổi thơ dần dà đã đưa Nyamayaro đến với Cơ quan phụ nữ Liên Hiệp Quốc (UN Women).

Năm 2014, bà và các cộng sự đã triển khai sáng kiến HeForShe, mời gọi tất cả đàn ông và thanh niên toàn thế giới đoàn kết với phụ nữ để tạo nên một tầm nhìn chung về bình đẳng giới.

Sáng kiến này dựa trên ý tưởng đơn giản: Những gì hai giới chia sẻ với nhau còn mạnh mẽ hơn nhiều những gì khác biệt. Cả hai giới đều cảm thấy những điều tương tự, cùng muốn những thứ giống nhau, thậm chí đôi khi những thứ đó không thể nói ra. HeForShe sẽ nâng đỡ tất cả phụ nữ và nam giới.

Chỉ trong ba ngày triển khai, hơn 100.000 nam giới đã đăng ký tham gia và cam kết hành động vì bình đẳng giới. Cũng trong tuần đầu tiên đó, ít nhất mỗi quốc gia trên thế giới đã có một người đàn ông tham gia sáng kiến. Cũng trong tuần này, HeForShe đã tạo được hơn 1,2 tỉ cuộc trò chuyện trên mạng xã hội. Và kể từ lúc đó, hàng ngàn email bắt đầu đổ về.

Kêu gọi thay đổi 
chính sách

Nyamayaro cho biết có một người đàn ông sau khi nghe nói về sáng kiến này đã mở ra “trường dạy làm chồng”. Anh này đi quanh làng, chọn ra những người đàn ông chuyên đánh đập vợ và cam kết sẽ có cách biến họ thành những người chồng, người cha tốt.

Một người đàn ông khác, sau khi biết về sáng kiến của chị và các đồng nghiệp qua đài phát thanh, đã viết: “Bà Nyamayaro thân mến, tôi đã sống gần trọn đời cạnh nhà một tay ngày nào cũng đánh đập vợ hắn. Hai tuần trước, tôi đang nghe radio thì thấy giọng nói của bà, bà nói về một cái gì đó tên là HeForShe và về vai trò cần thiết của người đàn ông.

Tôi cảm thấy thôi thúc muốn làm điều gì đó, vì vậy tôi quyết định đối mặt với gã chồng kia. Bà thân mến, đã hai tuần rồi người phụ nữ kia không còn phải khóc nữa. Cảm ơn vì đã chia sẻ quan điểm với tôi”.

Những câu chuyện riêng tư như vậy cho thấy sáng kiến HeForShe đã phần nào chạm tới một điều gì đó bên trong những người đàn ông, nhưng Nyamayaro hiểu rằng việc vươn tới một thế giới mà ở đó đàn ông và phụ nữ bình đẳng không chỉ ở mỗi vấn đề giúp đàn ông nhìn ra nguyên nhân sự việc.

Bà còn muốn tạo ra những thay đổi về mặt cấu trúc, hệ thống, từ đó tạo nên sự bình đẳng về chính trị, kinh tế và thực tiễn xã hội cho cả hai giới. Do đó bên cạnh việc kêu gọi mỗi người đàn ông hành động từ góc độ cá nhân, bà cũng đang cùng các cộng sự kêu gọi chính phủ, doanh nghiệp và trường đại học thay đổi chính sách của họ từ ngay trong nội bộ tổ chức.

Và đã có những thành công bước đầu. Tập đoàn kinh doanh khách sạn hàng đầu của Pháp Accor đã cam kết sẽ xoá bỏ khoảng cách về lương giữa nam và nữ với tất cả 180.000 nhân viên của họ vào năm 2020.

Chính phủ Thuỵ Điển cũng tuyên bố sẽ thu hẹp khoảng cách cả về việc làm lẫn thù lao giữa hai giới tại nước họ.

Ở Nhật Bản, Đại học Nagoya đang xây dựng một trong những trung tâm nghiên cứu về bình đẳng giới hàng đầu trong nước.

Và bây giờ trong số các thành viên của HeForShe, người ta thấy có cả Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, các tổng thư ký NATO và Hội đồng Liên minh châu Âu, thủ tướng Bhuton, tổng thống Sierra Leone…

D.KIM THOA (Theo TED) ([email protected])