09/01/2025

Thiếu luật để buộc tội tàn sát voọc?

5 tháng qua đã có 3 cá thể voọc (còn gọi là “nữ hoàng linh trưởng, đang có nguy cơ tuyệt chủng) bị săn bắn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, TP.Đà Nẵng. Tuy nhiên, cơ quan bảo vệ pháp luật cho rằng “quá trình xử lý gặp lúng túng”.

 

Thiếu luật để buộc tội tàn sát voọc?

 

 

5 tháng qua đã có 3 cá thể voọc (còn gọi là “nữ hoàng linh trưởng, đang có nguy cơ tuyệt chủng) bị săn bắn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, TP.Đà Nẵng. Tuy nhiên, cơ quan bảo vệ pháp luật cho rằng “quá trình xử lý gặp lúng túng”.




Cá thể voọc bị bắn bằng đạn hoa cải ngày 2.9 được đưa về Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn - Ảnh: Xuân HiềnCá thể voọc bị bắn bằng đạn hoa cải ngày 2.9 được đưa về Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn – Ảnh: Xuân Hiền
Ông Trần Văn Lương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.Đà Nẵng, xác nhận về vụ săn, giết voọc vừa xảy ra vào đầu tháng 9.
Theo đó, trên thân voọc bị săn có nhiều vết đạn hoa cải, hiện kiểm lâm đang chờ kết quả giám định để khởi tố vụ án vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm rồi chuyển công an thụ lý. Vụ việc do một sinh viên phát hiện con voọc bị nhiều vết thương, lết ra gần vệ đường tại bán đảo Sơn Trà hôm 2.9 nên gọi Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Việt) và Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn ứng cứu.
Tuy nhiên, cá thể voọc sau đó đã chết. Bà Lê Thị Trang, Phó giám đốc Green Việt, xác định đây là cá thể voọc chà vá chân nâu giống cái, chưa trưởng thành, còn gọi là voọc ngũ sắc, gần 2 tuổi, nặng khoảng 4 kg, có thể bị bắn nhiều phát súng vì còn lại đầu đạn trong thân voọc.
Trước đó, tại tiểu khu 64 Sơn Trà cũng đã xảy ra vụ Vi Văn Sơn (39 tuổi) cùng 4 đồng phạm từ xã Tiên Kỳ, H.Tân Kỳ, Nghệ An xâm nhập rừng Sơn Trà bẫy giết 2 con voọc, 2 con mang, 1 chồn, 1 sóc, xẻ thịt sấy khô giữa khu bảo tồn, đã bị kiểm lâm bắt giữ. Tuy nhiên sau khi khởi tố vụ án, Công an Q.Sơn Trà khởi tố bị can thì bị Viện KSND cùng cấp bác vì cho rằng “hành vi săn giết động vật nhóm 1B có giá trị trên 100 triệu đồng mới bị truy cứu”. Trong khi đó, các đơn vị định giá đều cho rằng “voọc không phải là sản phẩm lưu hành trên thị trường nên không có cơ sở định giá”.
Trong khi đó, voọc là loài đặc hữu của Đông Dương, có nguy cơ tuyệt chủng khi chỉ còn dưới 2.000 cá thể, riêng VN chiếm 50%, tập trung nhiều nhất ở Sơn Trà với 300 con (2014). Sách Đỏ VN 2007 xếp voọc vào bậc nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng.

Nguyễn Tú