29/11/2024

Hơn 43.000 ca sốt xuất huyết

Ngày 6.10, tại buổi giao lưu trực tuyến về ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết do Báo Thanh Niên tổ chức, PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết Viện Pasteur TP thường xuyên giám sát dịch tễ, véc tơ truyền bệnh và các yếu tố liên quan nhằm phát hiện những dấu hiệu thay đổi, dự báo dịch xảy ra.

 

Hơn 43.000 ca sốt xuất huyết

 

 

Ngày 6.10, tại buổi giao lưu trực tuyến về ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết do Báo Thanh Niên tổ chức, PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết Viện Pasteur TP thường xuyên giám sát dịch tễ, véc tơ truyền bệnh và các yếu tố liên quan nhằm phát hiện những dấu hiệu thay đổi, dự báo dịch xảy ra.


 


Ông Trần Đắc Phu soi đèn kiểm tra các ổ chứa lăng quăng trong khu công trình xây dựng trên địa bàn Q.Tân Phú - Ảnh: Lương NgọcÔng Trần Đắc Phu soi đèn kiểm tra các ổ chứa lăng quăng trong khu công trình xây dựng trên địa bàn Q.Tân Phú – Ảnh: Lương Ngọc
Bên cạnh đó, Viện cũng đang triển khai các nghiên cứu chuyên sâu tìm kiếm kiểu gien của vi rút có nguy cơ gây bệnh nặng, cũng như các gien di truyền con người quyết định tình trạng nặng khi bị nhiễm vi rút sốt xuất huyết (SXH). Đến thời điểm này, diễn tiến số trường hợp SXH nặng năm nay không khác biệt so với mọi năm, chưa ghi nhận sự thay đổi về chủng vi rút dengue gây bệnh.
Liên quan đến gia tăng ca bệnh người lớn tại một số địa phương, chuyên gia này cho biết khi số lượng lớn người ở vùng ít lưu hành SXH và chưa từng mắc SXH di chuyển đến nơi lưu hành SXH sẽ khiến cho địa bàn gia tăng đột ngột lượng người chưa miễn nhiễm với bệnh, gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Theo số liệu thống kê trong vòng hơn 15 năm nay, ở các tỉnh ĐBSCL, kể cả TP.HCM, SXH chủ yếu là trẻ em. Trong khi đó ở các tỉnh miền Đông, đặc biệt là những tỉnh phát triển công nghiệp, trong những năm gần đây SXH chủ yếu lại là người lớn. Nguyên nhân do sự phát triển đô thị làm gia tăng mức độ tập trung dân số, từ đó tạo điều kiện lý tưởng cho sự lan truyền bệnh từ người này sang người khác.
Các khu đô thị cũng là nơi thu hút lực lượng lao động đến để làm ăn, sinh sống. Lực lượng lao động này đến từ mọi miền, kể cả những nơi không hề lưu hành SXH. Do đó khi di cư đến các khu đô thị, lực lượng này làm gia tăng số người có nguy cơ mắc bệnh do trước đó chưa bao giờ tiếp xúc với mầm bệnh.
Từ đầu năm đến nay, cả nước đã có hơn 43.000 ca mắc SXH, trong đó có 28 ca tử vong tại 53 tỉnh, TP.
Một ổ dịch có 12 công nhân mắc SXH
Ngày 6.10, Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế và Viện Pasteur TP.HCM do ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, dẫn đầu đã đi kiểm tra một số điểm nóng về SXH trên địa bàn Q.Tân Phú (TP.HCM). Qua kiểm tra một số hộ dân, khu công trình và trường học ở Q.Tân Phú, đoàn phát hiện nhiều bể chứa nước, cống rãnh, bồn hoa, chậu cây cảnh, khu chứa rác thải đều có lăng quăng và muỗi.
Theo đó, P.Phú Thạnh (Q.Tân Phú) từ tháng 1 – 9 có tổng cộng 49 ca mắc SXH, trong đó 20 người là công nhân, người dân sống gần công trình xây dựng. Theo bà Nguyễn Thị Duyến – Trưởng trạm y tế P.Phú Thạnh, nguyên nhân xảy ra bùng phát này là do phát sinh các ổ dịch ngay tại các công trình này, đáng lưu ý là một ổ dịch tại công trình trên đường Lê Niệm có đến 12 công nhân mắc SXH. Trước đó, P.Phú Thạnh đã lập biên bản xử phạt 3 công trình vi phạm (1 triệu đồng mỗi công trình) sau 2 lần nhắc nhở về hành vi làm gia tăng, lây nhiễm bệnh SXH. Sáng cùng ngày, đoàn cũng đã làm việc với BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) về tình hình quá tải bệnh nhi mắc SXH, theo thống kê chỉ trong tháng 9, số ca mắc SXH điều trị ngoại trú tại BV này là 2.525 ca, điều trị nội trú là 882 ca, có 2 ca tử vong và 1 ca nặng xin về.
Chiều cùng ngày, tại cuộc họp với Sở Y tế TP.HCM, ông Trần Đắc Phu cho biết theo số liệu thống kê, hiện dịch SXH đang gia tăng và lan rộng. Để dịch SXH không bùng phát, cần rất nhiều biện pháp mạnh hơn như xử phạt, cam kết theo quy định. Ông Phu đề nghị TP.HCM nhanh chóng rà soát các công trình xây dựng trên địa bàn và có biện pháp xử phạt nếu vi phạm. Bên cạnh việc kiểm tra, xử lý các công trình xây dựng, ông cũng cho rằng, các BV điều trị tại TP.HCM phải tìm mọi cách để giảm tải, nhất là chuyển bớt bệnh nhân nhẹ về tuyến dưới, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo trong BV.

 

Liên Châu – Lương Ngọc