05/01/2025

Giáo hội và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Xin giới thiệu với các bạn chương 20 của cuốn Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2015 để các bạn biết thêm về công cuộc truyền giáo cho các dân tộc ít người. Các bạn cũng có thể đóng góp thêm ý kiến cho nội dung phong phú thêm trước khi được in thành sách. Chân thành cám ơn các bạn. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn.Số anh chị em dân tộc thiểu số hiện nay đang sinh sống trên mảnh đất chữ S này khoảng trên 15 triệu người trong số 95 triệu dân, trong đó có trên 350.000 người Công giáo. Họ cần được quan tâm nhiều hơn, vì thế kỷ hiện nay là thế kỷ tôn giáo và sắc tộc. Miền đất sắc tộc là miền đất truyền giáo phì nhiều với nhiều hứa hẹn bội thu. Nhưng đã đến lúc có cần một cơ chế đặc biệt cho Miền Tây Nguyên này không? Có nên có một đại chủng viện đào tạo các nhà thừa sai cho công cuộc loan báo Tin Mừng sự thật và yêu thương cho các dân tộc thiểu số không?

CHƯƠNG 20

GIÁO HỘI VÀ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM

 

VÀO ĐỀ

Một trong những truyền thuyết rất nổi tiếng về lịch sử phát triển của cộng đồng các sắc dân cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt nam là Mẹ Âu Cơ với năm mươi anh em lên núi và năm mươi anh em xuống biển. Chính vì vậy sự suy thịnh của một sắc dân này ảnh hưởng đến cả toàn thể ngôi nhà chung của toàn thể các dân tộc đang sinh sống trên đất nước Việt nam thân yêu này.

Do “Tình yêu Đức Kitô thúc bách” (2Cr 5,14), các nhà thừa sai Tây Phương đã hăng say ra đi khắp tứ phương thiên hạ để loan báo Tin Mừng cứu độ. Tới đâu các vị cũng tìm cách tiếp cận với mọi người, không loại trừ một dân tộc nào.

Ngay trên vùng Tây Nguyên ngày nay, khi mảnh đất này chưa thuộc lãnh thổ Việt Nam, các vị cũng đã có nhiều cố gắng để tiến lên từ đầu thế kỷ 16. Cuộc cấm đạo tại Việt Nam là cơ hội thúc bách nhiều người công giáo chạy trốn lên tá túc để rồi đẩy mạnh công cuộc truyền giáo hơn. Sau khi ký kết hoà ước Giáp thân 1884 với triều đình Huế, các nhà thực dân Pháp mới thiết lập hệ thống hành chính, chia vùng Tây Nguyên làm 3 tỉnh Kontum, Pleiku và Đăklăk. Kể từ đó Miền Tây Nguyên đã chính thức thành một phần lãnh thổ Nước Việt Nam.

Dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới 3 phần : vài nét về các sắc dân ít người tại Việt Nam; tiếp đến là công cuộc loan báo Tin Mừng yêu thương cho các sắc dân thiểu số; sau cùng là ảnh hưởng của công cuộc truyền giáo nơi các dân tộc thiểu số cùng những suy tư cho những bước kế tiếp. Hy vọng nêu ra được một số điểm tích cực, trong khi chờ có những khảo luận công phu và chi tiết hơn.

Số anh chị em dân tộc thiểu số hiện nay đang sinh sống trên mảnh đất chữ S này khoảng trên 15 triệu người trong số 95 triệu dân, trong đó có trên 350.000 người Công giáo. Họ cần được quan tâm nhiều hơn, vì thế kỷ hiện nay là thế kỷ tôn giáo và sắc tộc. Miền đất sắc tộc là miền đất truyền giáo phì nhiều với nhiều hứa hẹn bội thu. Nhưng đã đến lúc có cần một cơ chế đặc biệt cho Miền Tây Nguyên này không? Có nên có một đại chủng viện đào tạo các nhà thừa sai cho công cuộc loan báo Tin Mừng sự thật và yêu thương cho các dân tộc thiểu số không?

 

Phần I

ĐÔI NÉT VỀ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM

 

Dưới đây là danh sách các dân tộc thiểu số Việt Nam vào thời điểm thống kê dân số toàn quốc 1/4/2009. Cho đến nay, đây là số thống kê mới nhất về các DTTS, chúng ta hy vọng Ủy ban  Dân tộc sẽ tổng kết việc “ thu thập và nhập dữ liệu 53 dân tộc thiểu số năm 2015” theo quyết định của Chính phủ để có những số thống kê mới hơn về các DTTS.

 

DANH SÁCH CÁC DÂN TỘC TẠI VIỆT NAM

Stt

Dân tộc

Dân số

Tỷ lệ %

 

Việt Nam

85.789.573

100%

1

Kinh

73.594.427

85,7274%

2

Tày

1.626.392

1,8945%

3

Thái

1.550.423

1,806 %

4

Mường

1.268.963

1,478%

5

Khơ Me

1.26o.640

1,4685%

6

Hmông

1.068.189

1,2443%

7

Nùng

968.800

1,1285 %

8

Hoa

823.071

0,9588 %

9

Dao

751.067

0,8749 %

10

Ja rai

411.275

0,4791 %

11

Ê Đê

331.194

0,3858 %

12

Ba Na

227.716

0,2653 %

13

Xơ Đăng

169.501

0,1974 %

14

Sán Chay

169.410

0,1973 %

15

Cơ Ho

166.112

0,1935 %

16

Chăm

161.729

0,1884 %

17

Sán Dìu

146.821

0.171 %

18

Hrê

127.420

0,1484 %

19

Ra Glai

122.245

0,1424 %

20

Mnông

102.741

0,1197 %

21

Xtiêng

85.436

0,0995 %

22

Bru-Vân Kiều

74.560

0,0868 %

23

Thổ

74.458

0,0867 %

24

Khơ Mú

72.929

0,085 %

25

Cơ Tu

61.588

0,0717 %

26

Giáy

58.617

0,0683 %

27

Giẻ Stiêng

50.962

0,0594 %

28

Tà Ôi

43.886

0,0511 %

29

Mạ

41.407

0,0482 %

30

Co

33.817

0,0394 %

31

Chơ Ro

26.855

0,0313 %

32

Xinh Mun

23.278

0,0271 %

33

Hà Nhì

21.725

0,0253 %

34

Chu Ru

19.314

0,0225 %

35

Lào

14.928

0,0174 %

36

Kháng

13.840

0,0161 %

37

La Chí

13.158

0,0153 %

38

Phù Lá

10.944

0,0127 %

39

La Hủ

9.651

0,0112 %

40

La Ha

8.177

0,0095 %

41

Pà Thẻn

6.811

0,0079 %

42

Chứt

6.022

0,007 %

43

Lự

5.601

0,0065 %

44

Lô Lô

4.541

0,0053 %

45

Mảng

3.700

0,0043 %

46

Cờ Lao

2.636

0,0031 %

47

Bố Y

2.273

0,0026 %

48

Cống

2.029

0,0024 %

49

Ngái

1.035

0,0012 %

50

Si La

709

0,0008 %

51

Pu Péo

687

0,0008 %

52

Rơ Măm

436

0,0005 %

53

Brâu

397

0,0005 %

54

Ơ  Đu

376

0,0004 %

55(*)

 Khác

2.134

0,0025 %

Thời điểm thống kê 01.09.2009

 

Theo danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam được Nhà Nước công nhận, dựa vào kết quả tổng điều tra dân số năm 2009, trên toàn lãnh thổ Việt Nam với 54 dân tộc, trong đó người kinh (Việt) chiếm đa số ( 85,72%) và 53 dân tộc còn lại được xem là những dân tộc thiểu số hay dân tộc ít người. Mỗi dân tộc này còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau.

Dựa vào tiêu chuẩn về nguồn gốc nhân chủng, đặc điểm sinh hoạt và ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu đã phân loại các dân tộc Việt Nam theo ba khối ngữ hệ chính: Nam – Á, Nam Đảo, và Hán – Tạng.

Trong quá trình hình thành các giáo phận trên khắp lãnh thổ, mỗi giáo phận chịu trách nhiệm truyền giảng Lời Chúa cho một hoặc nhiều dân tộc thuộc địa bàn hành chính được phân bổ. Ta có thể hình dung một biểu đồ các dân tộc thiểu số thuộc mỗi giáo phận theo thực tế cư trú của họ như sau:

 

I. KHỐI NGỮ HỆ NAM Á

 

Stt

Sắc dân

Sinh sống tại tỉnh

Dân số

Giáo Phận

1

Chứt

Quảng bình

6.022

Gp Vinh

2

Mường

Hoà Bình, Ninh Bình, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An, Đăk Lăk, Lâm Đồng.

1.268.963

Hà Nội, Hưng Hoá, Phát Diệm, Thanh Hoá, Vinh, Đà Lạt, Ban Mê Thuột

3

Thổ

Nghệ An, Thanh Hoá thuộc Giáo phận Vinh và Thanh Hoá

74.458

 

I. 1-Nhóm Việt – Mường

                Đây là nhóm dân ngữ (ethno-linguistic) quan trọng nhất tại Việt Nam. Trình độ phát triển kinh tế xã hội cao. Chiếm 87,2% dân số cả nước. Ngoài dân tộc Kinh, ta còn 3 dân tộc khác sống rải rắc trên khắp nước :

 


Đặc điểm Văn hoá

                Cách sống chính của nhóm Việt – Mường là canh tác lúa nước trên đồng ruộng, lúa khô và các hoa màu trên nương rẫy, với kỷ thuật tiến bộ, năng suất cây trồng ổn định. Ngoài ra còn nuôi các loài gia súc, gia cầm và nghề thủ công. Các mô hình sinh hoạt kinh tế này thường Mêng tính cách tự cung tự cấp.

                Xã hội Việt Mường có sự phân hoá giai cấp rõ nét, nhưng tính chất cộng đồng vẫn được bảo lưu trong các sinh hoạt.

                Nhóm Việt Mường theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình. Người Mường cũng thờ cúng “thành hoàng” trong các đình. Họ có những tập tục kiêng cữ, lễ nghi nông nghiệp theo tính cách đa thần, sùng bái vật tổ. Công giáo và Phật giáo đều có những ảnh hưởng đối với nhóm Việt Mường này.

                   Kho tàng văn học giân gian Việt Mường khá phong phú với các thể loại truyện thơ, ca dao, tục ngữ, dân ca, truyền thuyết. Nhiều nhạc cụ cùng với các vũ điệu giân gian Mường rất độc đáo.

 

I. 2- Nhóm Môn – Khơ Me: Nhóm này gồm 21 dân tộc

Tên gọi và địa bàn cư trú

Stt

Sắc dân

Sinh sống tại tỉnh

Dân số

Giáo Phận

1

Bahnar

Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà và Kon tum,

227.716

Qui Nhơn, Nha Trang, Kontum

2

Brâu

Kontum

397

Kontum

3

Bru – Vân Kiều

Quảng Trị

74.506

Huế

4

Chơ Ro

Đồng Nai

26.855

Xuân Lộc

5

Co

Quảng Nam, Quảng Ngãi

33.817

Đà Nẵng, Qui Nhơn

6

Jeh – Triêng

Kontum, Bình Phước

50.962

Kontum, Ban Mê Thuột

7

Hrê

Quảng Ngãi, Bình Định

127.420

Qui Nhơn

8

K’Ho

Lâm Đồng, Ninh Thuận

166.112

Đà Lạt, Nha Trang

9

Kháng

Lai châu – Sơn La

23.278

Hưng Hoá

10

Khơ Mú

 Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh,

72.929

Hưng Hoá, Hà Nội, Vinh

11

Kmer (Khơ Me)

Bình Dương, Tây Ninh, Saigon, Hậu Giang, Kiên Giang

1260640

Tgp Saigon, Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long,

12

Kơ Tu

Thừa Thiên, Quảng Nam

61.588

Huế, Đà Nẵng

13

Mạ

Lâm Đồng, Đồng Nai,

41.405

Đà Lạt  Xuân Lộc.

14

Mảng

Lai Châu

3.700

Hưng Hoá

15

Mnông

 

102.741

BanMêThuột,PhúCường,Đà Lạt.

16

Ơ Đu

Nghệ An, Hà Tĩnh

376

Vinh

17

Rơ Măm

 Kontum

436

Kontum

18

Sêđăng,

Quảng Nam, Kon tum, Gialai, Ban Mê Thuột

169.501

Đà Nẵng, Kontum, Ban Mê Thuột

19

Xinh Mun

Sơn La, Lai Châu

23.278

Hưng Hoá

20

Stiêng

Bình Phước, Tây Ninh

85.436

Ban Mê Thuột, Phú Cương

21

Tà Ôi

Thừa Thiên,

43.886

Huế

 

Đặc điểm Văn hoá

         Nhóm Môn – Khơ Me có địa bàn cư trú từ các tỉnh phía bắc đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu long. Ngoài người Khơ Me canh tác lúa nước ở Nam Bộ, 20 dân tộc thiểu số còn lại đều sinh hoạt quang các vùng sườn núi và cao nguyên. Canh tác lúa và hoa màu trên nương rẫy với những công cụ thô sơ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng xuất cây trồng thấp, sản lượng tùy thuộc nhiều vào thiên nhiên. Đời sống còn nhiều khó khăn, với chăn nuôi và nghề thủ công là hoạt động kinh tế phụ.

         Bon, Plei là cơ sở thôn làng Mêng tính cách cộng đồng, xã hội truyền thống chưa phân hoá rõ nét. Nhiều phong tục tập quán cổ hủ. Ngoài nhóm người Khơ Me tin theo Phật giáo Tiểu Thừa, các dân tộc khác theo tín ngưỡng đa thần, với nhiều kiêng cữ và nghi lễ mang tính vật tổ giáo. Trong những thập niên gần đây, có nhiều ảnh hưởng Kitô giáo trên các cư dân Khơ Me.

 

I. 3- Nhóm Tày – Thái

                Đây là dân ngữ đông đảo phân bố trên một địa bàn rộng lớn ở phần lãnh thổ Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam từ Bắc xuống Nam, nhóm Tày – Thái gồm 8 dân tộc: Nùng, Sán Cháy, Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Tày, Thái.

Tên gọi và địa bàn cư trú

Stt

Sắc dân

Sinh sống tại tỉnh

Dân số

Giáo Phận

1

Bố Y

Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên

2.273

Lạng Sơn, Hưng Hoá

2

Giáy

Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Lai Châu

58.617

Hưng Hoá

3

Lào

Hoàng Liên Sơn, Lai Châu Thanh Hoá,

14.928

Hưng Hoá, Thanh Hoá

4

Lự

Lai Châu

5.601

Hưng Hoá

5

Nùng

Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang,, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Hoà Bình, Quảng Ninh, Tp Hồ Chí Minh, Lâm Đồng.

968.800

Lạng Sơn, Hưng Hoá, Hải Phòng, Bắc Ninh, Tgp Sài Gòn, Đà Lạt.

6

Sán Cháy

Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên,  Tuyên Quang, Bắc Ninh, Hoà Bình, Quảng Ninh,

169.410

Lạng Sơn, Hưng Hoá, Hải Phòng,

Bắc Ninh.

7

Tày

Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Hoà Bình, Quảng Ninh, Tp HCM, Lâm Đồng.

1.626.392

Lạng Sơn, Hưng Hoá, Hải Phòng, Bắc Ninh, Tgp HCM, Đà Lạt.

8

Thái:

Hoàng Liên Sơn, Thanh Hoá, Lai Châu, Hà Tĩnh,Lâm Đồng

1.550.423

Hưng Hoá, Thanh Hoá, Vinh, Hưng Hoá, Bắc Ninh, Đà Lạt.

 

Đặc điểm Văn hoá

         Sinh hoạt của nhóm Tày – Thái là canh tác lúa nước tại các thung lũng, trồng các loại hoa màu trên nương rẫy, với trình độ kỹ thuật khá cao, cho năng xuất ổn định, đan xen với chăn nuôi, nghề thủ công. Trong nhóm, dân tộc Tày và Thái có trình độ phát triển rõ rệt với hai giai cấp quý tộc và nông dân. Các “mừng” mang tính cách tổ chức xã hội khá hoàn chỉnh.

         Họ tin vào các lực lượng thiên nhiên chi phối đời sống của họ, tin thần linh trên trời và ma quỷ dưới trần, tin vào sự phù hộ của ông bà tổ tiên cho người đời sau. Trước khi làm việc gì quan trọng, họ đều cúng tế thần linh và ma quỷ. Đó là tín ngưỡng vạn vật hữu linh hay hồn linh giáo (animism).

         Văn hoá Tày – Thái là văn hoá thung lũng riêng biệt với văn hoá châu thổ hay đai sườn đồi của nhóm Môn-Khơ Me.

 

I.4- Nhóm Hmông – Dao

                Nhóm dân ngữ này gồm ba dân tộc xuất xứ từ Trung Quốc di cư sang Việt Nam với những giai đoạn khác nhau: Người Dao vào thế kỷ 13 -14, người Hmông vào thế kỷ 17 – 19, người Thẻn vào thế kỷ 17 – 18.

Tên gọi và địa bàn cư trú

 

Stt

Sắc dân

Sinh sống tại tỉnh

Dân số

Giáo Phận

1

Dao

Tuyên Quang, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hoá

751.067

Lạng Sơn, Hưng Hoá, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá.

2

Hmông

Tuyên Quang, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh

1.068.189

Lạng Sơn, Hưng Hoá, Bắc Ninh, Vinh

3

Pà Thẻn

Tuyên Quang

6.811

Hưng Hoá, Bắc Ninh

Đặc điểm Văn hoá

         Sinh hoạt chủ yếu của nhóm này là canh tác lúa ngô và các cây hoa màu trên các thửa ruộng bậc thang, nương rẫy và các vùng núi cao, với công cụ sản xuất còn thô sơ, năng xuất chưa ổn định, nếp sống du canh du cư và du mục.

         Người Hmông nổi tiếng về canh tác cây anh túc chứa chất thuốc phiện. Họ chăn nuôi gia súc lẫn gia cầm, nhất là nuôi ngựa, kết hợp với nghề thủ công gia đình, dệt vải lanh, làm đồ trang sức bằng vàng, đồng hoặc bạc, làm giấy (người Dao).

         Nhóm này thích sống trên vùng cao dưới 1.000m, vừa định canh vừa du canh. Thích ăn mặc màu mè và sặc sỡ. Tín ngưỡng với lễ nghi theo chu kỳ nông nghiệp. Xã hội xây dựng trên huyết thống mạnh hơn so với láng giềng.

 

I. 5– Nhóm Kađai: Nhóm này gồm bốn dân tộc

            

                Tên gọi và địa bàn cư trú

Stt

Sắc dân

Sống tại tỉnh

Dân số

Giáo Phận

1

Cơ Lao

 Hà Tuyên

2.636

Bắc Ninh

2

La Chí

 Hà Tuyên 

13.158

Bắc Ninh

3

La Ha

 Sơn La,  Lai Châu

8.177

Hưng Hoá

4

Pu Péo

Hà Tuyên

687

Bắc Ninh

 

 

Đặc điểm Văn hoá

         Nhóm này xuất xứ từ Quý Châu Trung Quốc, di cư sang Việt Nam từ các thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII.

         Sinh hoạt chính chủ yếu canh tác lúa, hoa màu trên các thửa ruộng bậc thang và nương cuốc, nương cày, kỹ thuật khá cao và năng xuất ổn định. Họ sống định cư trong các làng khá đông trên các sườn núi. Xã hội được xây dựng trên hệ thống tiểu gia đình phụ quyền. Tín ngưỡng thờ cúng gia tiên là chính yếu, kết hợp với những lễ nghi theo chu kỳ nông nghiệp. 

II. KHỐI NGỮ HỆ NAM – ĐẢO

                Nhóm Mã Lai – Đa Đảo

         Ở Việt Nam, khối này có một nhóm dân ngữ Nam Đảo, gồm 5 dân tộc: Chăm, Ra Glai, Chu Ru, Jarai, và Ê Đê.

Tên gọi và địa bàn cư trú

Stt

Sắc dân

Sinh sống tại tỉnh

Dân số

Giáo Phận

1

Chăm

 Bình định, Phú Yên, Khánh Hoà, Sài Gòn, Ninh Thuận Bình Thuận, An Giang.

161.729

Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Tp.HCM, Long Xuyên.

2

Chu Ru

Khánh Hoà, Ninh Thuận, Lâm Đồng

19.314

Đà Lạt, Phan Thiết.

3

Ê Đê

Khánh Hoà, ĐăkLăk,

331.194

Nha Trang, Ban Mê Thuột.

4

J’Rai

Gia Lai, Kon Tum

411.275

Kontum

5

Ra Glai

Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

411.275

Nha Trang, PhanThiết

       

Đặc điểm văn hoá

         Về nguồn gốc và đặc điểm của dân tộc khối ngữ hệ Nam Á tại Việt Nam cũng như các nơi trên thế giới, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất với các giả thuyết khoa học được đề xuất dựa trên các liệu chứng đa ngành liên quan.

         Sinh hoạt chính của nhóm này là canh tác lúa, ngô và hoa màu trên nương rẫy. Công cụ kỹ thuật thâm canh không đều nơi mỗi dân tộc. Trong nhóm này xã hội người Chăm khá phát triển với quá trình hình thành với một vương quốc cổ trung đại khá hùng mạnh, với một nền văn minh Champa rất toả sáng, với những dấu ấn của Ấn Giáo và Hồi Giáo.

         Nhóm này theo tín ngưỡng đa thần, thể hiện trong các lễ nghi và tập quán theo chu kỳ nông nghiệp. Họ có một kho tàng dân gian khá phong phú với những sử thi và anh hùng ca. Công Giáo và Tin Lành đang phát triển nơi các dân tộc này.           Dù có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa xã hội Chăm và các dân tộc Nam Đảo, vẩn có nhiều nét tương đồng rõ nét trong nền văn hoá truyền thống của các dân trong nhóm này.

III. KHỐI NGỮ HỆ HÁN – TẠNG

      III.1 Nhóm Tạng – Miến

                Nhóm dân này gồm sáu dân tộc: Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La. Trừ Lô Lô, cả 5 sắc tộc sau đều cư ngụ trong Giáo phận Hưng Hoá.

Tên gọi và nơ cư trú

Stt

Sắc dân

Sinh sống

Dân số

G.Phận

1

Cống

Lai Châu.

2.029

HưngHoá

2

Hà Nhì

Hoàng Liên Sơn, Lai Châu

21.725

Hưng Hoá

3

La Hủ

Lai Châu.

9.651

Hưng Hoá

4

Lô Lô

Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang

4.541

Lạng Sơn. Bắc Ninh.

5

Phù Lá

Hoàng Liên Sơn, Lai Châu.

10.944

Hưng Hoá

6

Si La

Lai Châu

709

Hưng Hoá

 

Đặc điểm văn hoá

         Thủy tổ của nhóm này nhất là Hà Nhì và Lô Lô, bắt nguồn từ dân tộc Di, chủ nhân của văn hoá kim khí điền vào thời các nhà nước cổ Nam Chiếu và Đại Lý ở thế kỷ X – XIII trên các vùng Vân Nam và Tứ Xuyên ở Trung Quốc ngày nay. Khi các nhà nước tan rã, một phần di tản sang Việt Nam qua các thế kỷ XVII – XVIII.

         Sinh hoạt chính của nhóm này là canh tác lúa, ngô và hoa màu trên nương rẫy. Công cụ kỹ thuật thâm canh không đều nơi mỗi dân tộc. Trong nhóm có sự chênh lệch về kỹ thuật: Hà Nhì, Lô Lô có phần cao hơn. Ngay trong xã hội truyền thống, xã hội Hà Nhì và Lô Lô có nhiều nét phân hoá sớm hơn các dân tộc khác. Nhưng tất cả đều dáng dấp những ảnh hưởng văn hoá Trung Á.

    

III.2  Nhóm Hán–Hoa

         Nhóm dân ngữ này, có ba dân tộc: Ngái, Sán Dìu và Hoa.

Stt

Sắc dân

Sinh sống tại tỉnh

Dân số

Giáo phận

1

Hoa

Tập trung đông nhất tại Sài Gòn, Hà Nội, Hậu Giang, Đồng Nai, Minh Hải, Kiên Giang, Tiền Giang

 

823.071

Tp HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Xuân Lộc, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ…

2

Ngái

Cao Bằng,  Lạng Sơn,, Quảng Ninh.

1.035

Lạng Sơn, Hải Phòng.

3

Sán Dìu

Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Quảng Ninh

146.821

Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng

 

Đặc điểm Văn hoá;

                   Người Hoa : chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh, làm nông trong khi người Ngái  sống nghề thủ công và làm ruộng rẫy. Còn người Sán Dìu phải chịu nhiều ảnh hưởng Hán tộc, do áp lực cuộc sống tại Trung Quốc, họ đã di chuyển sang Việt Nam hơn ba thế kỷ qua.

Tín ngưỡng truyền thống của người Hoa vẫn là Tam Giáo đồng nguyên Nho, Lão, Phật. Trong những thập niên gần đây, Công giáo và Tin lành đã có ảnh hưởng trên cộng đồng người Hoa. Văn hoá cổ truyền của người Hoa khá phong phú với các làn điệu dân ca, đặc biệt là hát sơn ca, gồm nhiều thể loại như hát ví, hát ghẹo…Họ còn duy trì nhiều hội múa lân, múa sư tử, múa mẫu rửa mặt, giã gạo…, với các nhiều nhạc cụ như sáo, kèn, đàn tì bà, đàn tam thập lục, trống, thanh la, não bạt…

 Phần II

Về Lịch Sử Truyền Giáo

Cho Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Việt Nam 

A. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO CHO CÁC SẮC TỘC ĐÀNG TRONG.

                 A.1. Người sắc tộc Đàng Trong được phân bổ như sau:

(Theo tài liệu của  Gerald  C. Hickey,197, P-4708)

 

A.2. Những bước đầu :

* Vào tiền bán thể kỷ XVII, khi các linh mục thừa sai Dòng Tên truyền giáo vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, các ngài  đã lưu tâm đến đông đảo dân tộc ít người vùng đất phía Tây, cố gắng vượt núi đến giảng đạo cho dân tộc Hrê, và Sơđăng, nhưng thất bại.

* Vào giữa thế kỷ XVII, do nhu cầu truyền giáo tại Việt Nam và Trung Hoa, ngày 29 tháng 07 năm 1658,  qua Tông Sắc  Apostulatus Officium, Đức Thánh Cha Alexandre VII đã chọn cha Pierre Lambert de la Motte làm giám mục hiệu toà Bérite và cha Francois Pallu, giám mục Héliopolis và các ngài thụ phong giám mục sau đó. Một năm sau, ngày  9.9.1659, Đức Thánh Cha Alexandre VII  ban hành Tông sắc Super Cathedram thành lập hai giáo phận đầu tiên tại Việt Nam: Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Đức Cha Pierre Lambert de la Motte làm Giám mục Đàng Trong. Tại Yuthia hai Đức Cha đã tổ chức Công Nghị cùng với các cha thừa sai Deydier, Hainque, Brindeau và Laneau. Cha Laneau sau này làm giám mục. Đây là Công nghị rất quan trọng cụ thể hoá Huấn Thị năm 1659 mà Thánh Bộ Truyền Giáo đã trao cho các Ngài năm 1659. Công Nghị cho ra đời tập tài liệu Monita ad Missionarios Instructions aux Misionnaires.

Sau Công nghị này, công cuộc truyền giáo còn non trẻ, thiếu các vị thừa sai. Nhưng dẫu vậy, đến thời kỳ cha Courtaulin, Bề Trên Đại Diện Đức Cha Lambert de la Motte, cũng nghiên cứu và chuẩn bị cho công cuộc truyền giáo vùng dân tộc ít người vùng Tây Quảng Ngãi. Ngài đã gửi thư cho Đức Cha Pierre Lambert de la Motte về dự tính truyền giáo cho anh em dân tộc vùng này (Thư đề ngày 10 tháng 12 năm 1674).

Năm 1775, Đức Giám mục Pigneau de Béhaine (1704-1771) gửi một đoàn truyền giáo do linh mục Faulet hướng dẫn tiến vào vùng Tây Nguyên thuộc sắc tộc X’tiêng, người Cuy sống theo sông Chlong. Các ngài gặp 2 gia đình công giáo đã sinh sống tại đây từ trước. Sau khi mua được mảnh đất, các ngài cho dựng một căn nhà vừa làm nơi tạm trú vừa làm nhà nguyện. Vì ngã bệnh, công cuộc truyền giáo đành phải bỏ dở dang, trở về Prambey-Chlom, sau khi bình phục mới trở lại, và rồi ngã bệnh một lần nữa. Công cuộc truyền giáo đành phải bỏ ngang vào mùa xuân 1776.

Vào thời kỳ Đức Cha Étienne Théodore Cuénot Thể, Giám mục Đại Diện Tông Toà Đàng Trong, ngài tới hầm trú là Gò Thị từ năm 1839, sau đó Đông Đàng Trong từ năm 1844, đã mở đường  truyền giáo vùng phía Tây, tức vùng Tây Nguyên ngày nay.

A.3. Thời kỳ 1844 -1933 :

Đức Cha Cuénot Thể chính thức đảm nhận Địa phận Đàng Trong (từ năm 1840) gặp thời kỳ các vua triều Nguyễn bắt đạo găy gắt, nhất là từ thời kỳ Minh Mạng. Đức Cha Cuénot Thể họp Công đồng Gò Thị (năm 1841) và đưa ra nhiều quyết định cụ thể, như chia nhỏ địa phận, truyền giáo vùng dân tộc, đào tạo linh mục địa phận…

* MIỀN TÂY NGUYÊN

                Giữa lúc Miền Xuôi bị cấm cách ngặt nghèo, ngày một khốc liệt, Đức Cha Stêphanô Thể Cuenot, Giám Mục Đàng Trong và các đấng kế vị đã tìm mọi cách để bảo toàn mạng sống của đoàn chiên, các ngài đã hướng tới Miền Cao như một nơi chạy trốn, từ đó đẩy mạnh công cuộc truyền giáo.

·  Vùng Kontum – Pleiku

                Giai đoạn I: Giai đoạn khai sáng : 1838 – 1932

                Dưới thời Nguyễn Ánh, công cuộc truyền giáo tại miền xuôi gặp nhiều thuận lợi. Nhưng kể từ năm 1825, dưới thời Minh Mạng, người Công giáo bị ngăn cấm với chỉ dụ cấm đạo được ban hành ngày 03/10/1838. Các cơ sở thờ tự của Giáo Hội bị tàn phá, giáo sĩ và giáo dân bị tản mác. Như trái gòn đã chín, vỡ tung theo chiều gió để gieo mầm sống, các tín hữu được Thánh Thần thúc đẩy đến miền đất mới. Đức Cha Cuénot Thể đã hướng tới miền các dân tộc phía Tây. Ngài thiết lập một điểm liên lạc giữa miền Cao và miền Xuôi là Trạm Gò để tiến lên miền các dân tộc thiểu số. Sau nhiều cố gắng, Ngài đã viết thư cho Ban Tư Vấn Thánh Bộ Đức Tin ở Rôma như sau : ”Một trong những nguyện vọng tha thiết nhất của tôi là mở một con đường cho Tin Mừng đến tận Sông Cả ở Lào. Và mặc dù đã thất bại 20 lần. Mới đây tôi đã thử một lần nữa. Vô phúc thay! Lần này cũng không hơn gì những lần trước!” 

Cụ thể năm 1839 qua ngả Quảng Trị, rồi năm 1842 qua ngõ Phú Yên, rồi năm 1846 đến Buôn Đôn, và 1848 với Thầy Sáu Px Nguyễn Do dưới danh nghĩa một giúp việc lái buôn Kinh, đều thất bại. Điều quan trọng thu nhận được là Thầy Do đã biết được tiếng Bahnar để có thể tiếp cận được các người bản địa cùng biết được một số tập tục, đường xá của vùng dân tộc. Với thành quả đó, năm 1849, Thầy đã dẫn theo một đoàn thừa sai nữa, cũng không thành công.

Qua năm 1850, một bước ngoặc lớn trong cuộc hành trình truyền giáo đã mở ra. Phái đoàn đã tới được Kon Kơxâm và một phép lạ đã xảy ra ngoài sức tưởng tượng. Một cuộc kết nghĩa anh em giữa Bok Do và Bok Kiơm, tù trưởng Bahnar. Một căn nhà nguyện bằng lá đầu tiên được dựng lên tại Kon Kơlang. Năm 1851, Đức Cha Cuenot Thể đã quyết lập 4 trung tâm truyền giáo : một tại Kon Kơxâm truyền giáo cho người Bahnar và Rơngao (Cha J.P. Combes); một tại Pleik Rơhai cho người Bahnar Jơlơng (B. Desgouts và thầy Sáu Do); một tại Kon Trang Mơnei cho người Séđăng (Cha P. Dourisboure); và một tại Plei Chữ cho người Jrai (Cha Fontaine). Cha J.P. Combes làm bề trên tiên khởi miền truyền giáo Tây Nguyên. Qua năm sau , ngày 28/12/ 1853, người Bahnar đầu tiên được lãnh nhận bí tích rửa tội là Giuse Hmur.

                Một trong những việc đầu các vị thừa sai là học tiếng và tạo chữ viết cho mỗi dân tộc theo mẫu tự Latinh. Đến năm 1870, Cha P.Dourisboure viết nhật ký truyền giáo Les Sauvages Bahnars   (Dân Làng (Kon) Hồ (Tum) và xuất bản cuốn tự điển Bahnar. Trong thời gian này, có nhiều người tin đạo và nhiều họ đạo mới được thành lập.   Năm 1885, một số giáo dân người Việt chạy nạn Văn Thân từ miền xuôi lên tá túc tại các họ đạo Kontum, Kon Jơreh, Kon Trang và Plei Rơhai.  Năm 1886 – 1902, con số theo đạo tăng nhanh và nhiều họ đạo mới được thành lập, đến cuối năm 1901, có hơn 8.000 tín hữu Bahnar và khởi công xây dựng trường Cuénot, nơi đào tạo các Chú Yao Phu. Tới năm 1908 đã có 94 làng dân tộc theo đạo.

                Giai đoạn phát triển : 1932 – 1960

                Ngày 18/01/1932, Toà Thánh đã nâng Miền truyền giáo Tây Nguyên lên thành một giáo phận Tông Toà  Kontum với diện tích 40.000km2 bao gồm các vùng Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột và Attapeu (Lào), với dân số chung là 75.000 người, trong đó 18.119 tín hữu các sắc tộc; 5.533 tín hữu Kinh; 27 linh mục (3 linh mục người Bahnar; 11 linh mục người Việt; 14 linh mục người Pháp); hai dòng tu nữ; 19 thầy giảng; 225 Yao Phu và 160 giáo lý viên. Có 3 tân linh mục Bahnar đầu tiên: Cha Đen, Cha Hậu và Cha Châu. Cha Martial Jannin Phước được bổ nhiệm làm Giám mục tiên khởi Giáo phận Kontum ngày 23/6/1933. 

                Trong thời gian này, có vài sự kiện đáng chú ý : Miền Ban Mê Thuột được tách thành một khu vực riêng và Nguyệt san “Chức Dịch Thơ Tín” ra đời (1933). Năm 1934, Chủng Viện Kontum được xây dựng, mở rộng công cuộc hoạt động truyền giáo cho các bộ tộc Jrai và Séđăng. Năm 1938, Dòng Bác Ái Vinh Sơn đến Kontum phục vụ cho anh chị em phong cùi. Năm 1944, tỉnh Attapeu được cắt về Giáo Hội Lào. Năm 1950, kỷ niệm 100 năm truyền giáo Tây Nguyên. Năm 1955, lập trung tâm truyền giáo Cheo Reo Tơlui và Chư Mô, lập ban giáo dục người dân tộc trong Giáo phận; dòng La San lên dạy học; dòng Phaolô đến phục vụ tại vùng Cheo Reo.

                Giai đoạn trưởng thành : 1960 – đến nay 2015.

                Lần lượt các hội dòng lên truyền giáo : Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm lên Pleiku và Dòng Chúa Cứu Thế đến phục vụ anh chị em Jrai tại Pleikly (1969); Dòng Chúa Quan Phòng (1970); Dòng anh em dòng Tiểu Đệ (1974) tại Cheo Reo.

                Biến cố di tản dân ngày 17/03/1975 đã đặt Giáo phận Kontum vào một giai đoạn thật đặc biệt. Phần lớn giáo dân chạy về tận Sài Gòn; các vị thừa sai được mời về nước, đa số các linh mục di tản hoặc ở tù, nhiều nơi trong giáo phận sống trong tình trạng 3 không : không nhà thờ, không linh mục, không phụng tự sinh hoạt tôn giáo bình thường. Mãi tới năm 2005 mới bắt đầu được cởi mở và gửi các linh mục tới những nơi trên. Con số tín hữu mỗi ngày một gia tăng. Nhờ sự quan tâm đến đời sống vật chất cũng như đời sống tâm linh cho các sắc tộc trong giai đoạn hết sức khó khăn từ năm 1975 đến 1995 của vị chủ chăn cũng như của các linh mục, tu sĩ mà giáo phận Kontum đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ về công cuộc Phúc Âm Hoá.

                Các vị mục tử đã hăng say chịu khó đến với dân, lặn lội hết mọi ngóc ngách, chấp nhận đối diện với những khó khăn gian khổ, đã khai mở nhiều tuyến đường mới, thành lập nhiều cộng đoàn Kitô hữu, cũng như mở đường cho các Hội Dòng Nam nữ đến truyền giáo cho các sắc dân trong toàn Giáo Phận. Nhiều hội dòng đã chấp nhận lời mời gọi gửi người lên. Số tín hữu hiện nay là 310.014, trong số này có 212.061 tín hữu các sắc dân thiểu số; 118 linh mục; 43 dòng tu nam nữ.

                Trải qua dòng lịch sử truyền giáo Tây Nguyên, nhiều anh em sắc tộc đã cảm nghiệm được tình yêu của Chúa trải dài trong lịch sử. Quả thật, có bàn tay Thiên Chúa phù hộ và đồng hành với các nhà thừa sai trên mảnh đất Tây Nguyên này.

·  VÙNG BAN MÊ THUỘT

                Ngày 22/6/1967, Giáo Phận Ban Mê Thuột được thành lập, tách từ Giáo Phận Kontum, Đức Cha Giuse Nguyễn Huy Mai được bổ nhiệm làm Giám mục tiên khởi.

                Công cuộc truyền giáo ở vùng này khởi sự từ năm 1846 cho các sắc dân Êđê và Hmông nhưng đều thất bại. Mãi đến năm 1938, công cuộc truyền giáo mang lại làn gió mới, khởi sắc hơn, căn nhà thờ đầu tiên ở thị xã Ban Mê Thuột được hình thành, gắn liền với Giáo xứ Plei Po (La Sơn) ở địa giới Pleiku, với khoảng 50 tín hữu.

                Khoảng năm 1963, Giáo phận có 51.105 tín hữu; 49 linh mục di cư từ miền Bắc vào chăm sóc cho 41 giáo xứ. Năm 1975, có 61.289 tín hữu; 69 linh mục; 42 xứ đạo. Số tín hữu các sác dân thiểu số không đáng kể.

                Cũng như bao Giáo phận khác khắp mọi miền của đất nước, sau biến cố 30/4/1975, Giáo phận Ban Mê Thuột rơi vào những năm tháng thăng trầm.

                Từ thời điểm 1987 cho đến nay, cũng như Giáo phận Kontum, phong trào anh chị em các sắc dân thiểu số ở Ban Mê Thuột tìm đến các giáo xứ để xin tòng giáo, bất chấp mọi khó khăn gian khổ. Họ nhận ra được giá trị của đời sống tâm linh xuyên qua các nền văn hoá và ân sủng Thánh Thần đã thúc bách họ tìm kiếm Chúa và sống đạo.

                Năm 1995, giáo phận có 56 linh mục chăm sóc 48 giáo xứ với số giáo dân lên đến 185.000; năm 2000, giáo phận có 49 giáo xứ với 253.158 giáo dân.

·  VÙNG ĐÀ LẠT, DI LINH

                Những tiếp xúc ban đầu của các vị thừa sai với các sắc dân ở vùng cao này vào khoảng cuối thập niên 1880.  Tháng 3 năm 1890 các đoàn thám hiểm với Alexande Yersin theo đường Tamon (Gun Phori), từ Phan Rí qua Tam Bố hay theo sông Mao qua Lang Hanh ngược lên phía Di Linh. Yersin bị sốt rét, phải bỏ cuộc. Ba năm sau, Yersin lại đi lần thứ hai, từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1893, theo con đường từ Nha Trang, sông Đa Nhim, Đơn Dương, qua Fimnon, Prenn và đến tận vùng Lâm Viên Đà Lạt vào đúng 15g30 ngày 21/6/1893.

                Các cơ sở hạ tầng đóng một mốc lịch sử trong công cuộc truyền giáo ở vùng đất Di Linh này. Sau khi hoàn thành  tuyến đường Phan Rang – Ngoạn Mục – Đà Lạt thì đường xe lửa răng cưa được khởi công và đến năm 1933 mới hoàn thành. Công trình hạ tầng đó thu hút nhiều người ao ước lên miền Cao Nguyên. Ngày 3/10/1926, Đức Cha Isidore Dumortier (Đượm) mua ngay thửa đất của Ông Mười Ngô Châu Liên (ông mua lại của ông B’Rai người K’Ho) làm cơ sở truyền giáo đầu tiên cho vùng Di Linh.

                Ngày 14/10/1926, Cha Jean Cassaigne mới từ Pháp sang Việt Nam được 8 tháng, khi đang học tiếng tại Cái Mơn, được lệnh thuyên chuyển lên Di Linh.

                Ngày 30/01/1927, ngài cử hành thánh lễ Chúa Nhật vỏn vẹn có 5 người.

                Năm 1928, đã có 36 tín hữu (trong đó có 12 Pháp, 4 dự tòng). Cha Casaigne đi thăm nhiều nơi và phát hiện có chừng 20 tín hữu người Kinh sống rải rác trong vùng cách Di Linh chừng 50km.

                Những năm đầu, cha phải học tiếng K’ho bằng cách tiếp xúc với họ, rồi ghi chép lại, vì không có bất cứ sách vở nào ban đầu. Năm tháng sau khi lên nhiệm sở, Cha làm một nhà thờ riêng biệt với nhà xứ, rồi lao đầu vào dạy học: dạy giáo lý, dạy kinh và làm cả thầy thuốc chữa bệnh. Cha Cassaigne không chỉ chăm sóc cho bệnh nhân bình thường mà còn chăm lo cho người bị bệnh phong. Một người đàn bà bị bệnh phong đầu tiên theo đạo. Bà được rửa tội  vào ngày 7/12/1927.

                Năm 1928, thấy nhu cầu của bệnh nhân phong quá lớn, Cha quyết định lập một làng riêng cho họ, cách nhà xứ khoảng 1.000m. Ngày 11/4/1929, làng phong chính thức được chính quyền đương thời công nhận và yểm trợ. Con số 21 bệnh nhân ban đầu đã lên đến 100 sau 4 năm. Tuy công việc vất vả nhưng Cha không bỏ việc học tiếng bản địa. Cuốn Tự Điển K’ho-Pháp-Việt của Cha được in xong tại nhà in Tân Định ngày 28/12/1929.

                Sau khi cơ sở đầu tiên được thành hình, các vị thừa sai bắt đầu gia tăng hoạt động truyền giáo, lan rộng sang các vùng lân cận.

                Năm 1928, một giáo họ người Kinh được hình thành ở Bắc Hội, gần ngả ba Fimnon (có 35 giáo dân).

                Ngày 19/3/1930, Ông K’brai, người K’ho đầu tiên được rửa tội. Giáng Sinh năm đó, 8 người trong gia đình ông tin Chúa.

                Năm 1932, cha Cassaigne về Pháp để chữa bệnh. Cha Henri Sion đến tạm thay thế. Họ đạo Di Linh lúc này có 60 người Kinh, 31 Pháp, 18 người K’ho và 96 dự tòng.

                Ngày 22/2/1932, sau 9 tháng nghỉ bệnh, Cha Casaigne trở lại Di Linh.

Ngày 26/5/1935, Đức Cha Dumortier đến thăm và ban phép Thêm Sức cho 88 Dự Tòng. Cũng năm này, Dòng Nữ Kinh Sĩ Augustin đến Sài Gòn và ngày 9/1/1936 đến hoạt động tại Đà Lạt, ở họ đạo Trường Xuân (Cầu Đất).

                Thập niên 1930-1940, họ đạo Công Hinh (Bảo Lộc ngày nay) được thành lập. Tổng số giáo dân dịp lễ Giáng Sinh năm 1936 là 42 người. Với tiền giúp đỡ từ dòng Nữ Kinh Sĩ Augustin, cha Casaigne đã cất lên một ngôi nhà nguyện khang trang và sau đó là trường sơ cấp cho họ đạo mới lập. Nhà trường khai giảng năm 1938 với 30 học sinh.

                Năm 1939, nhiều người K’ho Xrê trong các làng: Klong, Tran và Dong Dor theo đạo, có 60 tân tòng. Theo yêu cầu của 6 đại diện, cha Casaigne và anh K’brai đến thăm các làng ở chân núi Yan Doan: Kulbum, Kala, B’sourt, Kort, R’hang-ung, Drou tou, và cha chọn Kala để cất lên một chòi tranh làm nơi dạy giáo lý và đến với họ hàng tuần.

                Ngày 24/6/1941, Cha Casaigne thụ phong Giám mục tại Nhà thờ Chính Toà Sài Gòn.

                Trước năm 1950, cha Lejevre thuộc Hội Thừa Sai Pais đến truyền giáo, dựng một nhà nguyện tạm ở làng K’long B, cách nền nhà thờ cũ khoảng 200m. Năm năm sau, ngôi nhà thờ gỗ được cất xong. Ngài tử nạn tháng 10/1955. Cha Boutary thay thế.

                Sau năm 1954, cuộc di dân từ miền Bắc lên Cao Nguyên Nam Trung Bộ đã thay đổi tình hình Giáo Hội tại địa phương này. Số Giáo dân tăng vọt và Giáo Phận Đà Lạt được thành lập.

Năm 1960, cha Boutary coi họ Cam Ly, phục hồi các hoạt động ở K’long B và xây thêm nhà thờ ở K’long A, trước khi ngài về nước năm 1974.

Năm 1995, giáo phận có 1 giám mục, 57 giáo xứ và 39 giáo họ, với 118 linh mục, 488 tu sĩ và 190.026 giáo dân (145.473 Kinh và 44.553 dân tộc thiểu số).

                Sau những năm khó khăn từ biến cố 30/4/1975 đến những năm 1988-1997, ta phải nhận rằng một luồng Thần Khí dẫn đưa người sắc tộc vào đạo Công Giáo thật mạnh mẽ trong giáo phận này.

Theo thống kê 2014, Giáo Phận Đà Lạt có 130.632 giáo dân sắc tộc và 265.813 giáo dân Kinh. Nhiều Giáo Xứ sắc tộc toàn tòng như: Tam Bố, Kaming, B’dor, Lang Biang.

*MIỀN NAM

                Trước năm 1975, với sự trợ giúp của Hội Dòng Từ Bỉ, cộng đoàn Kitô hữu người Hoa đã lập nên hai trường trung học khá nổi tiếng: trường Thái Bình Dương Tự Do ở đường Nguyễn Trãi và trường Minh Viễn ở đường Nguyễn Tri Phương, quy tụ hàng nghìn học sinh người Hoa theo học.

Người Hoa có tín ngưỡng cao, biểu lộ qua việc cúng giỗ tại các chùa vào ngày rằm mỗi tháng. Họ sống gắn bó với nhau trong các bang hội để làm ăn sinh sống. Mỗi lần hội họp, họ thường có những nghi lễ cúng bái trước tượng Thần Phật. Điều này đã khiến nhiều người Hoa khó theo đạo Công Giáo, vì họ nghĩ rằng theo đạo là cắt đứt với lễ nghi ấy. Đây là điểm giáo lý quan trọng về đối thoại liên tôn cần được bổ túc cho anh chị em tín hữu người Hoa để họ an tâm tham dự các nghi lễ bang hội.

                Tại Sài Gòn, những Kitô Hữu người Hoa đã lập nên ba cộng đoàn: Họ đạo thánh Phanxicô Xaviê ở 25 Học Lạc, P. 14, Q.5; Họ đạo An Bình ở P.5, Q.5 và Họ đạo Đức Mẹ Hoà Bình ở 26A Nguyễn Thái Bình, Q.1, với khoảng 1.500 giáo dân. Hiện nay, tổng số giáo dân người Hoa ở Việt Nam khoảng 2.500 người rải rác trong các giáo phận Xuân Lộc, Đà Lạt, Cần Thơ vàTp.HCM.

    B. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO CHO CÁC SẮC TỘC ĐÀNG NGOÀI

                Các nỗ lực truyền giáo cho các dân tộc ít người ở phía Bắc đã diễn ra khá chậm so với các sắc tộc ở phía Nam, cũng do những nguyên nhân chung: khác biệt ngôn ngữ, tập quán phức tạp, địa bàn hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thiếu người chuyên trách và các làng dân tộc thường là những căn cứ địa kháng chiến.

                Vào cuối thế kỷ XIX, các Thừa Sai đã có những nỗ lực truyền giáo nơi người Mường. Các tín hữu Công giáo người Kinh thường đến sinh sống gần các trung tâm có đông dân cư người Mường. Dần dần qua tiếp xúc với người Công giáo, nhiều người Mường bắt đầu tin đạo. Làng Mường nào có số tín hữu Công giáo đông, có thể thay thế vai trò tín ngưỡng cổ truyền thì làng đó thành làng Công giáo toàn tòng. Trên lý thuyết, khi Thổ Lang tin đạo thì cả làng tin theo, nhưng điều này chỉ xảy ra một lần ở giai đoạn truyền giáo ban đầu. Về sau dù có nhiều người trong làng tin đạo không nhất thiết Thổ Lang tin đạo, vì khi mất địa vị thổ lang thì các đặc quyền không còn nữa.

                Ở phía Bắc, số người sắc tộc tin đạo đông nhất là người Hmông (Mèo), cư trú ở vùng Sapa. Khí hậu Sapa giống Châu Âu. Năm 1888, Pháp đã xúc tiến dự án biến Sapa thành nơi nghỉ mát ở phía Bắc giống Đà Lạt ở phía Nam.

                Sau hiệp định Genève 1954, một số tín hữu trong dân tộc này đã di cư vào định cư ở Tây Nguyên hay Sài Gòn.         Năm 1905, một cơ sở Công Giáo bằng gỗ và đá được xây dựng tại thị trấn Sapa, gồm một nhà thờ và một nhà xứ.

                Cha Savina (Vị), một linh mục Tuyên úy được cử đến, ngài đã khởi đầu tiếp xúc với anh chị em sắc tộc thiểu số. Cha học tiếng Hmông, tìm hiểu tâm lý, tập quán và nếp sống văn hoá của họ. Sau nhiều vất vả, năm 1921 cha đã thu lượm được kết quả: cả gia đình Má A Thông ở thôn Hang Đá (xã Hầu Thào ngày nay) đã tin đạo. Gia đình A Thông trở thành hạt nhân giới thiệu Tin Mừng cho các gia đình khác như một vết dầu loang. Con rể của Má A Thông là Lồ A Tính, cư ngụ tại Lao Chải, cùng với mấy gia đình khác sớm trở thành Kitô hữu. Tất cả có năm gia đình, và ngay năm sau, một nhà nguyện nhỏ được dựng lên ở Lồ Lao Chải để làm nơi sinh hoạt và học giáo lý. Với sự hợp tác của hai nhóm thừa sai người Hmông từ Vân Nam sang, trong hai năm (1924-1925), đã có thêm 20 gia đình tòng giáo. Đầu thập niên 40, trong vùng có 33 gia đình Hmông tin vào Chúa, rải rác trong 11 làng.

                Cuộc chiến chống Pháp sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 đã làm cho việc truyền giáo nơi đây bị gián đoạn, nhất là năm 1950, nhiều nhà thờ bị phá hủy, nhiều người bị giết. Nhưng các gia đình Hmông vẫn kiêng trì giữ đạo trong gia đình: sớm tối đọc kinh chung, cầu nguyện trước bữa ăn, giữ luật đạo trong ma chay cưới hỏi. Trong hoàn cảnh khắt khe của chiến tranh, số người tin giữ đạo cũng giảm sút, khoảng 26 gia đình bỏ đạo hay trở nên khô khan, nhưng 7 gia đình trong họ tộc Má A Thông vẫn trung tín. Năm 1985, vẫn còn 65 gia đình Hmông ở Sapa giữ đạo. Dân số tín hữu tăng theo cơ chế tự nhiên. Suốt 64 năm, cộng đoàn Công giáo Hmông vẫn tồn tại trước biết bao khó khăn, nhất là ở các xã Hầu Thào, Lao Chải, Lao Hàng Chải.

Cuối thập niên 1980, một phong trào theo đạo, lần này có cả đạo Tin Lành, và qua một số người từ Bắc Quang, Hà Giang giảng về “Vàng Chứ” (một thuật ngữ Hmông chỉ về Thiên Chúa, Đấng Tối Cao, Chúa Cứu Thế), chỉ trong hai năm, đã có 2.029 người trong 54 xã tin theo Vàng Chứ. Trong các năm 1991-1992, có lẽ được tiếp xúc với một số linh mục trong vùng, nhiều người Hmông ở Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng đã bỏ lệ cúng Saman, bỏ tục làm ma và theo đạo Công Giáo. Họ quy tụ để đọc kinh chung, học kinh nguyện theo đài phát thanh và băng ghi âm. Họ có dịp tiếp xúc với người Công Giáo ở Yên Bái, Sơn Tây và Hà Nội.

Phần III

TIẾP BƯỚC

THỪA SAI GIỮA NGƯỜI SẮC TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM

Hai biểu đồ trên đây phản ánh mặt nổi của công cuộc thừa sai tại 53 sắc tộc thiểu số ở Việt Nam. Thiết tưởng cũng nên đi sâu xuống phần chìm của vấn đề. Sau đây là một vài nhận xét và suy nghĩ để gợi ý:

III.1- NHẬN XÉT:

1* Sự khác biệt giữa anh chị em sắc tộc thiểu số với người Kinh (Việt) có lẽ chưa được các nhà thừa sai người Việt quan tâm đủ. Trái lại, nhiều nơi còn muốn “cào bằng” , loại trừ, “kinh hoá” tất cả! Phải chăng máu thực dân – diệt chủng của người Việt cũng vẫn nuôi người thừa sai Kinh?! Từ sự thật đó, còn một sự thật khác cũng gay gắt không kém: sự khác biệt giữa Chúa và chúng ta. “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi. Đường lối của Ta không phải là đường lối của các ngươi” (Is 55, 8-9). Thường các thừa sai chúng ta làm việc theo kiểu “Đường ta, ta cứ đi; nhà ta, ta cứ xây; ruộng ta, ta cứ cầy” (Nhạc sĩ Phạm Duy), theo cách thức của ta, sức của ta, trong niềm tin vô thức “với sức người, sỏi đá cũng thành cơm” (Nhà thơ Tố Hữu)! Việc Chúa, phải làm với quyền năng Chúa ban, đã biến thành việc con người, được làm với sức con người!

2* Ít lâu nay, một số anh chị em tín hữu người Kinh (Việt) hiểu việc truyền giáo chỉ là lên miền Thượng truyền đạo cho người sắc tộc thiểu số! Họ quên đồng bào Kinh của mình cũng cần được Phúc Âm hoá. Họ quên rằng tổng số người của 53 sắc tộc thiểu số cũng chỉ bằng khoảng 1/10 so với số người Kinh. Tại sao vậy? Có cái gì đó không ổn ở đây! Đồng thời, tâm lý chung của các nhà thừa sai Kinh giữa các anh chị em sắc tộc thiểu số vẫn chưa thoát, chưa vượt lên trên tâm lý chung của người Việt trước người sắc tộc thiểu số: tự cho mình thuộc một đẳng cấp khác, cao hơn và ở bên trên nên phải làm thầy, làm mẫu cho người sắc tộc thiểu số…!! Về mặt kinh tế, khoa học, kỹ thuật… lừa lọc, gian trá, độc ác… thì có thể đúng. Nhưng về mặt tâm linh, khả năng tiếp nhận, gần gũi với Chúa, với Tin Mừng… thì chắc chắn là không. “… Vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa” (Cv 2,11).

Khi các thừa sai Dòng Tên đến Đàng Trong rồi Đàng Ngoài, nỗ lực của họ là học để sử dụng được ngôn ngữ của người Việt ta. “Chữ Quốc Ngữ” là kết quả của những nỗ lực ấy. Các thừa sai thuộc Hội Thừa sai Paris đến Việt Nam sau này cũng thế… Đến Kontum, họ “chế tạo” chữ viết cho người Bahnar ( Cha P. Combes, P. Dourisbours 1851), cho người J’rai ( Cha Jacques Dournes 1955). Đến Lâm Đồng, họ chế tạo chữ viết cho người Kơho (Đức Cha Jean Cassaigne 1927).

Những ngôn ngữ không chỉ là tiếng nói mà còn có những hình thức “không lời” khác, như phong tục, tập quán, văn hoá, tín ngưỡng… Để hiểu và sống với một dân tộc, không thể không thông thạo những hình thức ngôn ngữ đó. Đây cũng là một lãnh vực đầu tư rất lớn của các nhà thừa sai. Cha J. E. Kemlin với người Rơngao – Bahnar. Cha Jacques Dournes với người Kơho và người J’rai… Các thừa sai người Việt chúng ta rất ít chịu theo con đường này!

Tuy nhiên, cũng đã có những vị như Cha Antôn Vương Đình Tài, Giuse Trần Sĩ Tín, Giuse Nguyễn Đức Chương (ở Kontum – Pleiku), Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trọng (ở Di Linh) phải được liệt vào hàng “xưa nay hiếm”. Riêng công trình mà Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trọng đã và đang tiếp tục làm suốt gần 50 năm sống đời thừa sai giữa dân Kơho vùng Di Linh phải kể là “độc nhất vô nhị”. Cha đã thâu băng rồi viết lại bằng tiếng Kơho, và bây giờ đang dịch ra tiếng Việt, đại lược có những đề mục sau đây:

          Phong tục tập quán.

          Tín ngưỡng về thần, quỷ, linh hồn, âm phủ.

          400 truyện cổ.

          Văn vần (khoảng 10.000 trang A4).

          Một số sử thi, trường thi.

Các thừa sai người Việt giữa anh chị em sắc tộc thiểu số không thiếu những bậc tiền bối để tiếp bước. Chỉ cần họ thay “máu Việt” bằng “máu Giêsu”.

III.2- “ĐƯỢC QUYỀN NĂNG THẦN KHÍ THÚC ĐẨY” (DT 9,14)

           1 *  Với Những Suy Nghĩ “Tiếp Bước”

Về người Thừa Sai thì Chúa Giêsu là hình mẫu không bao giờ lỗi thời. “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21).

Khi được “Cha sai đến trần gian” (Ga 17,18), “Ngôi Lời đã thành người phàm và ở cùng chúng ta” (Ga 1, 14); “Ngài đã nên giống anh em mình về mọi phương diện” (Dt 2, 17). Thánh Phaolô, vị Tông Đồ dân ngoại cũng nói: “Tôi đã trở nên Do Thái với Do Thái… Tôi đã trở nên yếu với người yếu… Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người… vì Tin Mừng” (1Cr  9, 19-23). Chúa Giêsu không rao giảng từ bên ngoài, hay từ bên trên, mà luôn luôn rao giảng từ bên trong, như một người trong cuộc. Người thừa sai cũng thế.

Về việc Thừa Sai (hay Sứ Vụ) thì Chúa Giêsu luôn là “con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14, 6). Mà con đường Giêsu là “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố…” (Lc 4, 18-19).

Con đường ấy bắt đầu từ giai đoạn Nazareth, kéo dài hơn 30 năm, để làm dân với dân, làm Do Thái với Do Thái, để học với dân (học ăn, học nói, học gói, học mở, phong tục, tập quán… Từ đó ta thấy được những thừa sai nghiên cứu như các Lm. Alexandre de Rhodes, Cadière, Jacques Dournes…), để thấy Nước Trời đã có đó rồi (Lc 17, 21), trong từng công ăn việc làm (các dụ ngôn của Chúa: Nước Trời giống như, Nước Trời ví như), để thấy Chúa Cha hằng làm việc (Ga 5, 17). “Thầy sai anh em đi gặt những gì chính anh em đã không phải vất vả làm ra. Người khác đã làm lụng vất vả.” (Ga 4, 38). Người khác đây không những là những thế hệ thừa sai, nhưng còn là chính Chúa. Chúa đã gieo hạt giống Thần Khí nơi dân của Ngài. Vì cùng với người bản địa “tìm kiếm Nước Thiên Chúa”, nên người thừa sai cũng được Phúc Âm hoá bởi chính người bản địa (evangelisari a pauperibus), vì chính Chúa là Thiên Chúa Ở Cùng (Emmanuel).

Đến sứ vụ công khai của Chúa Giêsu, vị Tiền Hô đã làm chứng và giới thiệu công việc của Đấng Thiên Sai: “Người thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần” (Ga 1, 33). Và Chúa Giêsu đã “trao ban Thần Khí” (Ga 19, 30) từ trên Thập Giá. Khi phục sinh, Người “thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20, 22). Và Sứ Vụ của Hội Thánh đã thực sự khởi đầu Ngày Hiện Xuống.

Con đường Phúc Âm hoá này cũng là con đường được ban cho Mẹ Maria, hình mẫu của Hội Thánh: “Thánh Thần sẽ đến trên người… Xin hãy thành sự cho tôi theo lời ngài… Maria đon đả ra đi lên miền sơn cước, đến một thành xứ Giuđa; bà vào nhà Zakaria và chào Êlisabeth; và xảy ra là thoạt nghe lời Maria chào, thì hài nhi nhảy mừng trong dạ mẹ; và Êlisabeth được đầy Thánh Thần…” (Lc 1, 35-41t).

Con đường này cũng được ban cho các tông đồ và môn đệ, là Hội Thánh: “Phêrô còn đang nói các điều ấy, thì Thánh Thần đã xuống trên mọi kẻ đang nghe Lời” (Cv 10, 44). Vậy Sứ Vụ hay công cuộc Phúc Âm Hoá đã bắt đầu, diễn tiến và đạt đích trong Thần Khí.

Có người đã nói: Phúc Âm hoá là nhân văn hoá (Evangéliser c’est humaniser). Nhưng việc Phúc Âm hoá còn đi xa hơn nữa: Phúc Âm hoá là linh hoá con người (Evangéliser c’est spiritualiser l’homme). Và công việc này là của Thiên Chúa.

Các thế hệ thừa sai của Hội Thánh vẫn tiến bước theo con đường của Chúa Giêsu.

                2* Hội Thánh của Người sắc tộc thiểu số:

Anh chị em thuộc các sắc tộc thiểu số đón nhận Phúc Âm, tạo nên một Hội Thánh mới, một đoàn dân mới, với ngôn ngữ, văn hoá, tập quán, lối nghĩ lối sống khác. Cần phải có một Mục vụ và Truyền giáo tế nhị và trân trọng dành cho cộng đồng những anh chị em không có cùng một thói quen suy nghĩ, một lối diễn tả như người Kinh chúng ta.

Tổ tiên của họ đã sống hằng ngàn năm trên mảnh đất của họ như thế, với cách sống và văn hoá riêng của họ. Đất rừng linh thiêng đã nuôi sống họ, che chở họ bao đời, cho tới khi người văn minh đến…Người sắc tộc thiểu số dần dần bị đồng hoá vào lối sống vật chất, phù phiếm giả tạo. Cái vẻ đẹp bình dị một mạc, cái hoang dã thuần lương đã bị thay thế. Người dân tộc bơ vơ lạc loài giữa nền văn minh mà họ như bị xem như thành phần bên ngoài, chỉ “ăn theo, sống nhờ”.

Mong sao hiện tượng đáng buồn đó đừng xảy ra cho những anh chị em sắc tộc thiểu số bên trong Hội Thánh. Phúc Âm chính là tặng phẩm cao quý nhất dành cho họ, mà Phúc Âm khi gieo vào lòng một dân tộc, không hề hủy diệt, loại bỏ những gì “tốt đẹp đã được gieo trong tâm trí con người, trong các nghi lễ và văn hoá riêng biệt của các dân tộc khác nhau. Không những không được để chúng mai một, mà còn cần phải được chữa lành, nâng cao, hoàn chỉnh, làm vinh quang Thiên Chúa, xấu hổ cho ma quỉ, hạnh phúc cho con người” (x. Sắc lệnh Truyền giáo của CĐ Vaticanô II Ad Gentes, số 9).

Hơn ai hết, Hội Thánh phải giữ vai trò bảo vệ và gia tăng căn tính và văn hoá các sắc tộc. Đã có chăng những tổ chức chuyên lo cho các anh chị em sắc tộc thiểu số trong các Giáo phận ? Đã có chăng những chương trình giáo lý cho các sắc tộc, phù hợp với trình độ và lối nghĩ của họ, thay vì cách giảng dạy và lý luận trừu tượng hoàn toàn xa lạ đối với họ ? Đã có chăng những lễ nghi Phụng vụ, thánh nhạc dựa trên nét độc đáo quen thuộc trong các lễ hội của người thiểu số ?

Đừng quên, chính sự hiện diện và tham gia của các sắc tộc thiểu số trong lòng Hội Thánh, ngược lại cũng góp phần làm phong phú hoá, và tô điểm cho vẻ đẹp chung của Hội Thánh. Ở một số nơi, chính anh chị em thiểu số đã làm nên sức sống và sự năng động của cộng đồng Dân Chúa, bằng đời sống đạo đức và nhiệt tình tông đồ truyền giáo đặc biệt của họ.

Trước hết và trên hết vẫn là làm sao để đào tạo hàng giáo sĩ, tu sĩ người bản địa thuộc các sắc tộc thiểu số, và tôn trọng cổ tục của họ, điều mà Huấn Dụ năm 1659 đã khôn ngoan đặt ra cho các Thừa Sai ngay từ đầu.

 Chúng ta hãy nghe Thánh Bộ Truyền Giáo nói gì về việc “Đào tạo Giáo sĩ bản quốc”?

    Đây, lý do chính thúc đẩy Thánh Bộ đã cử chư huynh đến các xứ ấy với chức giám mục, là để chư huynh, bằng mọi phương thế có thể, lo đảm trách giáo dục thanh niên, giúp họ đủ khả năng lãnh nhận chức vụ linh mục. Chư huynh sẽ tấn phong cho họ và cử họ đi khắp các miền bao la ấy, mỗi người công tác trong quốc gia mình; ở đó họ sẽ hết lòng phụng sự đạo Chúa nhờ chư huynh ân cần chăm sóc. Vậy, chư huynh hãy luôn đặt trước mắt mục đích này là : tuỳ sức có thể, chư huynh hãy làm sao đưa dẫn thật nhiều người và là những người có nhiều khả năng đạt đến các chức Thánh, đào luyện họ và truyền chức cho mỗi người lúc họ đã sẵn sàng.

Trong số những người chư huynh đã truyền chức, có lẽ có người xứng đáng lên chức giám mục. Tuyệt đối cấm ngặt chư huynh không được ban chức cao trọng đó cho một người nào; nhưng hãy phú cho Thánh Bộ rõ danh tánh, đức độ, tuổi tác họ cũng như mọi điều khác đáng nên biết, như vị trí chư huynh có thể truyền chức cho họ, giáo phận chư huynh có thể giao họ cai quản và nhiều chi tiết khác như vậy sẽ bàn tới sau này”.

Còn về việc “Tôn trọng cổ tục bản xứ” thì sao?  

Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý lẽ nào để buộc dân chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục, phong hoá của họ, trừ khi nó hiển nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý: có gì vô lý bỉ ổi hơn mang theo cả nước Pháp, Tây Ban Nha, nước Ý, hay bất cứ nước nào khác bên trời Âu sang cho dân Á đông chăng ? Không phải mang thứ ấy đến cho họ, bèn là mang chân lý đức tin, một chân lý không loại trừ nghi lễ và tập tục của bất cứ một dân tộc nào, cũng không xúc phạm đến những nghi lễ ấy, miễn là chúng không xấu; ngược lại, chân lý ấy muốn cho người ta bảo tồn và duy trì chúng là đàng khác.

Có thể nói, tự nhiên ai ai cũng cho những cái của mình và nhất là của quê hương xứ sở mình là hơn tất cả, và yêu mến những báu vật đó hơn những cái của ngoại lai : nguyên việc sửa chữa những quốc lệ của người ta cũng đủ gây lòng oán hận sâu đậm rồi, nhất là những tập tục cổ đã có lâu đời nhất mà các tiền nhân vẫn có thể nhớ tông tích; càng tệ hơn nữa, nếu chư huynh huỷ bỏ những tập tục đó để đem phong tục của quý quốc mà thay thế vào! Vậy đừng bao giờ nên đem những tục lệ Âu châu đến đối lập với tục lệ của các dân tộc ấy; trái lại hãy hết lòng sống cho quen với tập tục của họ.

Điều gì đáng khen, hãy khâm phục và ca tụng. Còn điều gì không đáng thì đừng đề cao om sòm kiểu ba phải, nhưng hãy khôn ngoan đừng phê phán, cũng đừng kết án một cách thiếu suy nghĩ và quá đáng. Nếu điều gì thật sự xấu, thì nên chống đối bằng thái độ dè dặt và thinh lặng hơn là bằng lời nói; song dĩ nhiên khi tinh thần người ta đã sẵn sàng chấp nhận chân lý, chư huynh sẽ lợi dụng những cơ hội thuận tiện để từ từ và âm thầm nhổ nó đi”.

(Trích Huấn Dụ năm 1659, phần thứ ba, số 1 và số 12)

Không ai chối cãi được rằng  chính những anh em sắc tộc thiểu số phải là người thừa sai tốt nhất cho đồng bào của mình, nhờ lợi thế về ngôn ngữ, am hiểu phong tục tập quán và hồn dân tộc đặc thù. Việc “trồng Hội Thánh vào một địa phương” nhất thiết cần có bàn tay vun xới của chính những anh chị em bản địa, được nung đốt bởi ngọn lửa truyền giáo và lòng yêu mến thiết tha đối với dân tộc mình. Đây là điều tất yếu phải có để làm cho công cuộc loan báo Tin Mừng được sinh hoa trái, và các Hội Thánh địa phương được lớn lên vững mạnh.

Để được như vậy, cần có chủ trương mạnh mẽ và đường hướng khôn ngoan phù hợp của các nhà huấn luyện, cũng như nỗ lực từ các linh mục đoàn và cộng đoàn tu sĩ biết chấp nhận những hình thức sống chung “đa văn hoá”, “đa sắc tộc”, trân trọng những khác biệt của nhau, ý thức rằng chính sự đa dạng đó sẽ làm phong phú khuôn mặt tinh thần của Hội thánh và Hội Dòng.

Điều quan trọng là làm sao để chính những ứng sinh đó, sau những giai đoạn được huấn luyện để được nâng cao về mọi mặt, vẫn không đánh mất bản sắc quý báu của dân tộc mình, như lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lưu ý: “Cần chú tâm đặc biệt tới ơn gọi giữa các dân tộc bản địa: họ cần một nền đào tạo chú trọng tới văn hoá của họ. Khi nhận một nền đào tạo Thần học và Mục vụ phù hợp cho tác vụ tương lai, những ứng sinh linh mục này không để mất gốc văn hoá của chính mình”  (x. Thượng Hội đồng Giám  mục châu Mỹ, Tông huấn Ecclesia in America,  số 40).

Kết luận:

Tình yêu thương của Đức Kitô” đã thúc đẩy các vị thừa sai đến với muôn dân, ở đây là các anh chị em dân tộc thiểu số! Tin Mừng đã biến đổi các sắc dân xa cách xích lại gần nhau, sống chan hoà với nhau. Cách riêng nhờ các người Công giáo Việt cùng các vị thừa sai chạy trốn cuộc bách hại tại Miền Xuôi nên đã biến Miền Tây Nguyên thành một phần lãnh thổ Đất Việt. Nhưng nhìn thật sâu xa, phải thâm tín rằng công cuộc truyền giáo không phải hoàn toàn là công trình của con người, nhưng đó là việc của Chúa dưới tác động của Thần Khí. Có những biến cố và sự kiện mà chúng ta không thể nhìn trong nhãn quan thuần tuý như một sự kiện lịch sử, nhưng phải nhìn cả trong chiều kích của đức tin. Vì thế những vấn đề đặt ra cho công việc mục vụ và truyền giáo nơi đồng bào các sắc tộc thiểu số đang đòi hỏi một sự quan tâm sâu sắc và cấp bách hơn?

Những chỉ thị trong Huấn dụ lịch sử đầu tay của Thánh Bộ Truyền Giáo gửi cho các vị giám mục thừa sai đầu tiên tới Viễn Đông năm 1659 vẫn mang tính hiện đại và thời sự nghĩa là cần đến với lương dân bằng cả con tim và khối óc. Điều này được thể hiện qua việc học ăn, học nói, học gói, học mở; học tiếng của người bản địa; học biết nhuần nhuyễn phong tục tập quán, tâm tính và văn hoá của người bản địa…. Điều đó cũng được diễn tả qua việc tôn trọng chính họ, tôn trọng văn hoá phong tục tập quán của họ, qua việc thẩm định ra được ngay những dấu vết “sự hiện diện và bàn tay tạo dựng của Thiên Chúa” trong các nền văn hoá của người bản địa để trở thành dân tộc với họ. Từ đó phải quan tâm hàng đầu tới việc đào tạo các người kế thừa là người bản địa cho chính người bản địa và cho cánh đồng truyền giáo của Hội Thánh.

Muốn tiếp bước các bậc tiền bối trên cánh đồng truyền giáo cho các sắc tộc, phải chăng cũng đã đến lúc cần thiết lập một cơ cấu tổ chức “vì người dân tộc thiểu số” – nhất là ở những vùng có nhiều sắc tộc như Tây Nguyên – như một Uỷ ban đặc trách DTTS trực thuộc HĐGM, một học viện hay đại chủng viện chuyên lo đào tạo những người sắc tộc cho người sắc tộc. Sáng kiến và kinh nghiệm của các vị thừa sai Đàng Ngoài lập Hội Thầy Giảng hay Hội Yao Phu của Miền Tây Nguyên như đang “nói nhiều” cho tất cả những ai đã và đang quan tâm tới công cuộc tiếp bước các bậc tiền bối nơi các dân tộc thiểu số tại Việt Nam!

 

Gs. Antôn Đỗ Hữu Nghiêm

Gm. Micae Hoàng Đức Oanh,

Giám mục giáo phận Kontum