10/01/2025

Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Cần một quyết định minh bạch

VN được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thống sông suối khá dày nhưng lại không phải là một quốc gia giàu về nước, dù nước chính là nguồn cội của sự sống, phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực… Vì thế, người ta coi các dòng sông như là mạch máu của một quốc gia.

 

Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Cần một quyết định minh bạch

 

 

 

VN được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thống sông suối khá dày nhưng lại không phải là một quốc gia giàu về nước, dù nước chính là nguồn cội của sự sống, phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực… Vì thế, người ta coi các dòng sông như là mạch máu của một quốc gia.



Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Cần một quyết định minh bạchDư luận muốn được nhìn thấy một quyết định rõ ràng, minh bạch hơn về dự án lấp sông Đồng Nai – Ảnh: Diệp Đức Minh
Nhưng chúng ta đang ứng xử với nó ra sao?
Mạch máu chủ bị xâm phạm
 
 
Đã có tranh luận quyết liệt
Trong cuộc họp Hội đồng thẩm định ĐTM dự án lấp sông Đồng Nai tổ chức ngày 9.9 có cả những người là tác giả, đã có nhiều điểm tranh luận quyết liệt giữa các chuyên gia của hội đồng và những thành viên đồng tác giả của bản ĐTM. Cuối cùng, các chuyên gia của hội đồng thẩm định cũng làm cho các tác giả ĐTM phải tâm phục khẩu phục, thừa nhận bản ĐTM có nhiều thiếu sót về mặt số liệu, phương pháp… chưa đạt yêu cầu. Cuộc họp cũng có một phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai tham dự. Vị này đã tiếp nhận toàn bộ ý kiến đóng góp của các chuyên gia cho ĐTM của dự án lấp sông Đồng Nai, dày đến cả trăm trang giấy. Trong đó nêu rõ chỗ nào được, chưa được.
GS-TS Ngô Đình Tuấn, Chủ tịch Hội Môi trường – Tài nguyên nước
Lê Quân (ghi)
 

Báo cáo Môi trường quốc gia 2012 của Bộ Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) cảnh báo, chất lượng nước mặt của VN đang có chiều hướng ngày càng bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt bởi nhiều nguyên nhân. Đó là sự gia tăng dân số; gia tăng nhu cầu về nước; đô thị hoá cũng như quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước kém hiệu quả, thiếu bền vững.

Những vấn đề này đang là mối đe doạ an ninh nguồn nước và có nguy cơ sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ khó lường. Nhiều sông, hồ, kênh, rạch ở các thành phố lớn, các khu dân cư tập trung đang dần biến thành nơi chứa các chất thải đô thị, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý. Vì vậy, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề cấp bách, không chỉ đòi hỏi trách nhiệm của các cấp quản lý, các doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Một vấn đề khác càng đáng lo ngại hơn đang diễn ra trên các dòng sông lớn. Đó chính là sự phát triển mất kiểm soát của hệ thống các nhà máy thuỷ điện trong và ngoài nước đang tác động trực tiếp đến nguồn nước của VN. Sau vài thập niên phát triển thuỷ điện ồ ạt, bên cạnh cái ích lợi trước mắt là nguồn điện thì chúng ta đang gánh những hệ luỵ ngày càng thấy rõ. Giờ đây, nhiều dòng sông lớn, những mạch máu chủ như sông Hồng, Mê Kông, Đồng Nai và nhiều con sông dọc chiều dài đất nước đang đứng trước những vấn nạn khai thác cát, lấn chiếm bãi và bờ sông. Vì lợi ích mà người ta đang làm tổn hại đến sự sống của dòng sông và tác động đến sự sống của chính mình. Bản thân, hệ thống luật pháp của VN cũng đã đưa ra những điều luật bảo vệ chống lại sự xâm hại đến dòng sông và nguồn nước.
Lấp sông khác với chỉnh trị
Dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai có quy mô 8,4 ha, tại P.Quyết Thắng (TP.Biên Hoà, Đồng Nai) là một ví dụ về sự vô tình của con người khi xử sự với các dòng sông. Quy hoạch và kế hoạch chỉnh trang đô thị ven sông Đồng Nai đoạn qua TP.Biên Hoà là đúng đắn và phù hợp với phát triển đô thị và là việc phải làm đối với bất cứ đô thị nào nằm ở ven sông. Cũng là thực tế đã diễn ra ở phần lớn các đô thị văn minh trên thế giới và ở VN.
Tuy nhiên, việc thực hiện chỉnh trị đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách rất cẩn thận, đặc biệt với các dòng sông lớn và liên tỉnh như sông Đồng Nai. Đặc biệt ở đoạn sông phức tạp như đoạn sông Đồng Nai đi qua TP.Biên Hoà. Báo cáo đánh giá tác động dự án trên cho thấy sự nhìn nhận đơn giản, bỏ qua khía cạnh pháp lý của dự án và căn cứ khoa học chắc chắn cho một dự án lấn sông. Hơn nữa dự án trên không thể xem là dự án chỉnh trị, khi mặt nước sông bị san lấp ở một diện tích khá lớn và một mảng đô thị được xây dựng trên đó. Sự bất cập của dự án còn ở chỗ tạo ra thêm vật cản cho thoát lũ của đô thị, tuy ở sát sông và không hề có đê bao bọc gây ngập nước trong những trận mưa lớn.
Việc Bộ TN-MT đưa ra đề nghị tỉnh Đồng Nai phải làm lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chỉ phản ảnh một phần những vấn đề trên của dự án. Chính vì vậy, những ngày qua, dư luận tỏ ra bức xúc vì họ muốn được nhìn thấy một quyết định rõ ràng và minh bạch hơn. Một dự án mờ nhạt về pháp lý, bất cập về khoa học như vậy thì những người nắm quyền quyết định cho số phận của dòng sông cần phải tìm ra cách giải quyết vấn đề từ gốc.
Đã coi sông ngòi là tài sản quốc gia, là mạch máu nuôi sống cơ thể thì phải giữ cho nó được thông suốt. Với “khối u hiện tại” – lấp 1/3 sông, nó có thể gây cản trở sự lưu thông máu, thậm chí vỡ mạch máu vốn đang chứa nhiều “tạp chất” – sự ô nhiễm nguồn nước.
Chỉ thấy lợi ích cục bộ
Trên một dòng sông, khu vực gần biển như TP.Biên Hoà là vô cùng nhạy cảm. Một dự án lấp tới 1/3 sông như vậy thì dứt khoát sẽ gây biến đổi môi trường, thay đổi dòng chảy và biến đổi dòng chảy con. Những năm 1980 khi Hà Nội xây cầu Chương Dương thì vài năm sau phía hạ lưu bị bồi lắng và ngày nay diện tích đã bằng một xã. Nên một dự án lớn như ở Đồng Nai sẽ gây biến đổi dòng chảy chỉ sau một vài trận lũ. Phía hạ lưu sẽ xảy ra bồi lắng, sạt lở không theo quy luật tự nhiên. Nên nghiên cứu lại bài toán kinh tế của dự án với những thiệt hại mà nó sẽ gây ra và chi phí khắc phục nó. Những người làm dự án người ta chỉ thấy lợi ích cục bộ của họ ở ngay chỗ đó mà không đứng ở góc độ tổng thể. Chính vì vậy mà những người ra quyết định phải có cái nhìn bao quát hơn để cân bằng lợi ích của các bên.
Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật thủy lợi TP.HCM Phan Khánh
Chí Nhân (ghi)

TS Đào Trọng Tứ