Đức Thánh Cha hy vọng lễ phong chân phước cho Đức cha Melki
VATICAN – ĐTC Phanxicô mong ước Lễ Phong Chân phước cho Đức cha Flaviano Micae Melki là một sứ điệp hy vọng và khích lệ cho tất cả các tín hữu Kitô đang bị hạ nhục và áp bức. Trên đây là lời ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, tuyên bố với Đài Vatican, trước khi lên đường sang Liban chủ sự nghi thức phong chân phước cho Đức cha Flaviano Micae Melki, thuộc Giáo hội Công giáo Siriac, tử đạo 100 năm đúng vào ngày thứ bảy 29-8-2015, tại Thổ Nhĩ Kỳ, vì kiên quyết không chịu bỏ Kitô giáo theo Hồi giáo.
Đức Thánh Cha hy vọng lễ phong chân phước cho Đức cha Melki
VATICAN – ĐTC Phanxicô mong ước Lễ Phong Chân phước cho Đức cha Flaviano Micae Melki là một sứ điệp hy vọng và khích lệ cho tất cả các tín hữu Kitô đang bị hạ nhục và áp bức.
Trên đây là lời ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, tuyên bố với Đài Vatican, trước khi lên đường sang Liban chủ sự nghi thức phong chân phước cho Đức cha Flaviano Micae Melki, thuộc Giáo hội Công giáo Siriac, tử đạo 100 năm đúng vào ngày thứ bảy 29-8-2015, tại Thổ Nhĩ Kỳ, vì kiên quyết không chịu bỏ Kitô giáo theo Hồi giáo.
Thánh lễ diễn ra tại Tu viện Đức Mẹ Giải Thoát (Our Lady of Delivrance) ở Harissa, bắc Beirut, trước sự hiện diện của các vị thượng phụ và thủ lãnh các Giáo hội Kitô Đông phương đến từ Liban, Syria và Irak, cùng với hàng ngàn tín hữu địa phương.
ĐHY Amato nói: “Nhiều tín hữu Kitô ngày nay ở Trung Đông, và cả nơi khác, đang chịu đau khổ vị sự suy tàn của một nền văn hoá sống chung hoà bình giữa con người với nhau. Nhưng các anh chị em ấy không muốn đầu hàng trước sự kinh hoàng, và họ đáp lại bạo lực bằng sự can đảm và niềm tin mạnh mẽ.”
ĐHY Tổng trưởng Bộ Phong thánh cũng nhận định: “Ngày nay, cũng như cách đây 100 năm, các tín hữu Kitô bị kỳ thị, bách hại, trục xuất và giết hại. Nhà của họ bị đánh dấu không phải bằng máu con chiên trong Lễ Vượt Qua, nhưng bằng chữ N màu đỏ, có nghĩa là Nazareni, Kitô hữu, một dấu chỉ họ sẽ bị kết án. Cũng như 100 năm trước đây, thời Đức cha Melki tử đạo, ngày nay các tín hữu Kitô cũng bị tước bỏ mọi tự do, bó buộc phải rời bỏ quê hương hoặc bị cưỡng bức theo Hồi giáo nếu không sẽ bị giết. Trong thực tế, chính cái chết đang thống trị trong tâm trí chai đá những kẻ bách hại, họ không chịu nổi nền văn minh Kitô về tự do, tình huynh đệ, tôn trọng tha nhân, công lý và bác ái.”
Đức cha Melki sinh cách đây 158 năm (1858) ở làng Kalaat Mara, Thổ Nhĩ Kỳ, trong một gia đình Chính thống Siriac và thụ phong phó tế trong Giáo Hội này lúc 20 tuổi. Sau đó thầy trở lại Giáo hội Công giáo Siriac và được thụ phong linh mục.
Cuộc bách hại của nhà cầm quyền đế quốc Ottoman chống các Kitô hữu bắt đầu nghiêm trọng với vụ tàn sát những người Arméni từ năm 1894 đến 1897. Nhà thờ và gia cư của Cha Melki bị đốt phá năm 1895, nhiều giáo dân của cha bị sát hại, trong đó có cả thân mẫu của cha. Tổng cộng các cuộc tàn sát ấy làm cho từ 80.000 đến 300.000 Kitô hữu Arméni bị thiệt mạng.
Cha Melki thụ phong GM năm 1913 và coi sóc Giáo phận Gazireh của Công giáo Siriac.
Trong đợt bách hại thứ hai chống các tín hữu Kitô trong Đế quốc Ottoman, bắt đầu vào tháng 4-1915, Đức cha Micae Melki bị bắt và sau khi quyết liệt từ chối theo Hồi giáo để được sống, ngài bị đánh bất tỉnh và bị chặt đầu. Hôm đó là ngày 29-8-1915. (SD 28-8-2015)
Trên đây là lời ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, tuyên bố với Đài Vatican, trước khi lên đường sang Liban chủ sự nghi thức phong chân phước cho Đức cha Flaviano Micae Melki, thuộc Giáo hội Công giáo Siriac, tử đạo 100 năm đúng vào ngày thứ bảy 29-8-2015, tại Thổ Nhĩ Kỳ, vì kiên quyết không chịu bỏ Kitô giáo theo Hồi giáo.
Thánh lễ diễn ra tại Tu viện Đức Mẹ Giải Thoát (Our Lady of Delivrance) ở Harissa, bắc Beirut, trước sự hiện diện của các vị thượng phụ và thủ lãnh các Giáo hội Kitô Đông phương đến từ Liban, Syria và Irak, cùng với hàng ngàn tín hữu địa phương.
ĐHY Amato nói: “Nhiều tín hữu Kitô ngày nay ở Trung Đông, và cả nơi khác, đang chịu đau khổ vị sự suy tàn của một nền văn hoá sống chung hoà bình giữa con người với nhau. Nhưng các anh chị em ấy không muốn đầu hàng trước sự kinh hoàng, và họ đáp lại bạo lực bằng sự can đảm và niềm tin mạnh mẽ.”
ĐHY Tổng trưởng Bộ Phong thánh cũng nhận định: “Ngày nay, cũng như cách đây 100 năm, các tín hữu Kitô bị kỳ thị, bách hại, trục xuất và giết hại. Nhà của họ bị đánh dấu không phải bằng máu con chiên trong Lễ Vượt Qua, nhưng bằng chữ N màu đỏ, có nghĩa là Nazareni, Kitô hữu, một dấu chỉ họ sẽ bị kết án. Cũng như 100 năm trước đây, thời Đức cha Melki tử đạo, ngày nay các tín hữu Kitô cũng bị tước bỏ mọi tự do, bó buộc phải rời bỏ quê hương hoặc bị cưỡng bức theo Hồi giáo nếu không sẽ bị giết. Trong thực tế, chính cái chết đang thống trị trong tâm trí chai đá những kẻ bách hại, họ không chịu nổi nền văn minh Kitô về tự do, tình huynh đệ, tôn trọng tha nhân, công lý và bác ái.”
Đức cha Melki sinh cách đây 158 năm (1858) ở làng Kalaat Mara, Thổ Nhĩ Kỳ, trong một gia đình Chính thống Siriac và thụ phong phó tế trong Giáo Hội này lúc 20 tuổi. Sau đó thầy trở lại Giáo hội Công giáo Siriac và được thụ phong linh mục.
Cuộc bách hại của nhà cầm quyền đế quốc Ottoman chống các Kitô hữu bắt đầu nghiêm trọng với vụ tàn sát những người Arméni từ năm 1894 đến 1897. Nhà thờ và gia cư của Cha Melki bị đốt phá năm 1895, nhiều giáo dân của cha bị sát hại, trong đó có cả thân mẫu của cha. Tổng cộng các cuộc tàn sát ấy làm cho từ 80.000 đến 300.000 Kitô hữu Arméni bị thiệt mạng.
Cha Melki thụ phong GM năm 1913 và coi sóc Giáo phận Gazireh của Công giáo Siriac.
Trong đợt bách hại thứ hai chống các tín hữu Kitô trong Đế quốc Ottoman, bắt đầu vào tháng 4-1915, Đức cha Micae Melki bị bắt và sau khi quyết liệt từ chối theo Hồi giáo để được sống, ngài bị đánh bất tỉnh và bị chặt đầu. Hôm đó là ngày 29-8-1915. (SD 28-8-2015)
G. Trần Đức Anh OP