Các giáo phái gia tăng tại các nước Phi châu
DAKAR – Đa số các quốc gia Phi châu vùng Nam sa mạc Sahara đang phải đối diện với hiện tượng các giáo phái gia tăng mạnh tại đây. Một phóng sự do Đài Phát thanh Pháp quốc tế RFI truyền đi hôm 24.08 vừa qua cho biết rất nhiều giáo hội và mục sư tự xưng nào là giáo hội thức tỉnh, giáo hội chữa lành bệnh. Các nhóm giáo phái này hứa hẹn những điều trên trời dưới đất và làm giàu cho những kẻ truyền bá đạo lý của giáo phái. Nhiều chính quyền địa phương đã bắt đầu lo âu tìm cách đối phó.
Các giáo phái gia tăng tại các nước Phi châu
DAKAR – Đa số các quốc gia Phi châu vùng Nam sa mạc Sahara đang phải đối diện với hiện tượng các giáo phái gia tăng mạnh tại đây.
Một phóng sự do Đài Phát thanh Pháp quốc tế RFI truyền đi hôm 24.08 vừa qua cho biết rất nhiều giáo hội và mục sư tự xưng nào là giáo hội thức tỉnh, giáo hội chữa lành bệnh. Các nhóm giáo phái này hứa hẹn những điều trên trời dưới đất và làm giàu cho những kẻ truyền bá đạo lý của giáo phái. Nhiều chính quyền địa phương đã bắt đầu lo âu tìm cách đối phó.
Tại Nam Phi, chính quyền đã mở cuộc điều tra về nhiều giáo phái và cách thức kiếm tiền của họ sau một số xì căng đan có dính líu đến nhiều mục sư tự xưng, chẳng hạn như vụ Mục sư Penuel Mnguni bùng nổ dạo tháng 7 vừa qua tại Pretoria. Mục sư này mới 23 tuổi, có thói quen dẵm nhảy trên thân thể tín hữu, bắt họ uống xăng, ăn cỏ, nuốt rắn rết hay chuột bọ. Rất nhiều giáo phái hay mục sư tự xưng này làm tiền trên sức khoẻ hay thân xã người dân nghèo, mù quáng tin vào họ. Cho đến nay, họ lợi dụng hiến pháp Nam Phi bảo đảm hoàn toàn quyền tự do tín ngưỡng của dân chúng. Theo uỷ ban điều tra, người ta sẽ không tìm cách cấm cản các giáo phái này, nhưng chỉ kiểm soát để tránh mọi lạm dụng. Nhưng các giáo hội truyền thống, nhất là Giáo hội Công giáo mạnh mẽ lên án các giáo phái tự xưng này. Tại Togo, các giáo phái này cũng bắt đầu tạo ra nhiều vấn đề. Chỉ trong năm 2009, có đến 856 giáo phái mới ra đời, thu hút nhiều tín đồ mới. Các mục sư thuộc các giáo phái mới này tuyên giảng những điều ảo ảnh, nhiều khi đưa đến chuyện vô luân như ngoại tình.
Tại Cộng hoà Trung Phi, Giáo hội Tin Lành phải đối diện với các nhà thuyết giảng evengelista quá khích, nhiều người tuyên bố có thể làm phép lạ hay tuyên truyền bạo lực giữa các cộng đoàn khác nhau. Còn tại Angola, hãng thông tấn địa phương ANGOP đưa tin, ngày 24.08, các đại diện xã hội dân sự, đại diện giáo hội địa phương cũng như các cơ quan hành pháp trong nước kêu gọi chính quyền cứng rắn hơn trong việc cấp giấy phép hoạt động cho các giáo phái này. Sau một diễn đàn toàn quốc về hiện tượng này, các đại diện nói trên đề nghị chính quyền buộc tất cả những ai muốn mở một giáo phái mới phải đệ trình ít nhất một danh sách với 60.000 chữ ký, được một chưởng ấn thị thực. (APIC 260815)
Một phóng sự do Đài Phát thanh Pháp quốc tế RFI truyền đi hôm 24.08 vừa qua cho biết rất nhiều giáo hội và mục sư tự xưng nào là giáo hội thức tỉnh, giáo hội chữa lành bệnh. Các nhóm giáo phái này hứa hẹn những điều trên trời dưới đất và làm giàu cho những kẻ truyền bá đạo lý của giáo phái. Nhiều chính quyền địa phương đã bắt đầu lo âu tìm cách đối phó.
Tại Nam Phi, chính quyền đã mở cuộc điều tra về nhiều giáo phái và cách thức kiếm tiền của họ sau một số xì căng đan có dính líu đến nhiều mục sư tự xưng, chẳng hạn như vụ Mục sư Penuel Mnguni bùng nổ dạo tháng 7 vừa qua tại Pretoria. Mục sư này mới 23 tuổi, có thói quen dẵm nhảy trên thân thể tín hữu, bắt họ uống xăng, ăn cỏ, nuốt rắn rết hay chuột bọ. Rất nhiều giáo phái hay mục sư tự xưng này làm tiền trên sức khoẻ hay thân xã người dân nghèo, mù quáng tin vào họ. Cho đến nay, họ lợi dụng hiến pháp Nam Phi bảo đảm hoàn toàn quyền tự do tín ngưỡng của dân chúng. Theo uỷ ban điều tra, người ta sẽ không tìm cách cấm cản các giáo phái này, nhưng chỉ kiểm soát để tránh mọi lạm dụng. Nhưng các giáo hội truyền thống, nhất là Giáo hội Công giáo mạnh mẽ lên án các giáo phái tự xưng này. Tại Togo, các giáo phái này cũng bắt đầu tạo ra nhiều vấn đề. Chỉ trong năm 2009, có đến 856 giáo phái mới ra đời, thu hút nhiều tín đồ mới. Các mục sư thuộc các giáo phái mới này tuyên giảng những điều ảo ảnh, nhiều khi đưa đến chuyện vô luân như ngoại tình.
Tại Cộng hoà Trung Phi, Giáo hội Tin Lành phải đối diện với các nhà thuyết giảng evengelista quá khích, nhiều người tuyên bố có thể làm phép lạ hay tuyên truyền bạo lực giữa các cộng đoàn khác nhau. Còn tại Angola, hãng thông tấn địa phương ANGOP đưa tin, ngày 24.08, các đại diện xã hội dân sự, đại diện giáo hội địa phương cũng như các cơ quan hành pháp trong nước kêu gọi chính quyền cứng rắn hơn trong việc cấp giấy phép hoạt động cho các giáo phái này. Sau một diễn đàn toàn quốc về hiện tượng này, các đại diện nói trên đề nghị chính quyền buộc tất cả những ai muốn mở một giáo phái mới phải đệ trình ít nhất một danh sách với 60.000 chữ ký, được một chưởng ấn thị thực. (APIC 260815)
Mai Anh