Lớp Hội Nhập Văn Hoá dành cho tín hữu giáo dân
Giáo Hội Công giáo hết sức coi trọng văn hoá, cổ vũ người tín hữu xây dựng nền văn hoá dân tộc và “hội nhập văn hoá” nghĩa là đem những giá trị Phúc Âm vào nền văn hoá ấy để làm cho đời sống con người tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và ơn cứu độ.
Lời giới thiệu
Lớp Hội Nhập Văn Hoá dành cho tín hữu giáo dân
Học viện Mục vụ xin giới thiệu: Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn sẽ dạy môn Hội Nhập Văn Hoá vào chiều tối thứ Hai hàng tuần, từ 18g30 đến 20g20, từ ngày 07//9/2015 đến 14/12/2015, tại Học Viện Mục Vụ, số 6 bis Tôn Đức Thắng, Q1, Tp. HCM cho các tín hữu giáo dân.
Văn hoá được hiểu như là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình nhất định của lịch sử hay những hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu của đời sống tinh thần. Vì thế Giáo Hội Công giáo hết sức coi trọng văn hoá, cổ vũ người tín hữu xây dựng nền văn hoá dân tộc và “hội nhập văn hoá” nghĩa là đem những giá trị Phúc Âm vào nền văn hoá ấy để làm cho đời sống con người tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và ơn cứu độ.
Cách đây 400 năm tổ tiên Công giáo chúng ta đã giới thiệu cho dân tộc Việt biết đến ý niệm dân chủ thay vì quân chủ chuyên chế, biết đến xã hội bình đẳng nam nữ thay vì “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, biết đến hôn nhân một vợ một chồng thay vì “trai thì năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, biết đến khoa học kỹ thuật thay vì lạc hậu, biết đến chữ Quốc ngữ thay vì chỉ biết chữ Nôm, chữ Hán.
Các bạn nào muốn theo học để biết những giá trị của đời sống và làm cho đời sống mình thêm giá trị có thể ghi danh tại Phòng Giáo vụ của Học Viện mục vụ và học ngay khoá này. Đt: (08) 3910 5693. Liên hệ: Cô Lành.
Nội dung khoá học gồm những bài sau đây:
– Hội nhập Văn Hoá trong chương trình đào tạo Thần học Mục vụ
– Hội nhập Văn hoá là gì? Định nghĩa và hướng mở rộng của Văn hoá như Giá trị Tuyệt đối. Hội nhập văn hoá là đem Thiên Chúa, giá trị tuyệt đối, vào trong mọi sinh hoạt của con người.
– Văn hoá được hình thành như thế nào trong đời sống con người và dân tộc?
– Bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam
– Cuộc hội nhập văn hoá của người tín hữu Công giáo VN trong các thế kỷ XVII-XX
– Hội nhập văn hoá trong tông huấn Giáo Hội tại châu Á của ĐGH Gioan Phaolô II.
– Cấu trúc văn hoá tâm lý-xã hội của người Việt Nam và cuộc Tân Phúc Âm hoá
– Bối cảnh văn hoá của cuộc Tân Phúc âm hoá trên thế giới và ở Việt Nam
– Xây dựng nền văn minh tình yêu
– Xây dựng nền nhân bản toàn diện và liên đới
– Thử nhìn tôn giáo như hình thái tối thượng của văn hoá để đoàn kết dân tộc và thăng tiến cộng đồng.
– Xây dựng nếp sống văn hoá trong các môi trường sống: ở gia đình, trường học, xí nghiệp, công ty, quán ăn, khu phố, các nơi thờ tự, giao thông trên đường phố… hay trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, quảng cáo, bảo vệ môi sinh..
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn