Hội Thánh Tin Lành tại Đức xin lỗi về việc đã phá huỷ tranh ảnh tôn giáo trong cuộc Cải cách
Trong một cuộc gặp gỡ tại Hamburg giữa hai phái đoàn của Toà Thượng phụ Constantinopolis và Hội thánh Tin Lành Đức (EKD), Giám mục Tin Lành Petra Bosse-Huber đã đưa ra lời xin lỗi về phong trào bài việc sùng bái tranh ảnh thánh do Tin Lành đề xướng vào thế kỷ XVI.
Hội Thánh Tin Lành tại Đức xin lỗi về việc đã phá huỷ tranh ảnh tôn giáo trong cuộc Cải cách
WHĐ (31.07.2015) – Trong một cuộc gặp gỡ tại Hamburg giữa hai phái đoàn của Toà Thượng phụ Constantinopolis và Hội thánh Tin Lành Đức (EKD), Giám mục Tin Lành Petra Bosse-Huber đã đưa ra lời xin lỗi về phong trào bài việc sùng bái tranh ảnh thánh do Tin Lành đề xướng vào thế kỷ XVI.
“Hội thánh Tin Lành lên án việc phá huỷ tranh ảnh tôn giáo. Các tranh ảnh thánh này từ lâu đã trở thành một cách diễn tả lòng sùng đạo của Tin Lành.” Khi phát biểu các lời này, vị giám mục Tin Lành phía Bắc (NEK), cũng là thành viên của Hội thánh Tin Lành Đức (EKD), một cách nào đó, đã lên tiếng xin lỗi về việc phá huỷ một số lớn tranh ảnh tôn giáo trong cuộc Cải cách.
Thực vậy, trong nửa đầu thế kỷ XVI, một số lớn bộ tranh, bức trạm, kính màu, bức hoạ và biểu tượng về Đức Mẹ và các Thánh, và cả các di vật cùng các đồ vật có liên quan đến phép lạ hay mang ý nghĩa siêu nhiên, đã bị phá huỷ một cách có hệ thống hay bị đưa ra khỏi các nhà thờ, nhà nguyện Công giáo, đặc biệt tại Thuỵ Sĩ, Hà Lan, tại miền nam nước Đức và tại Anh.
Jean Calvin khởi xướng
Vào năm 1531, tại thành phố Ulm, miền nam nước Đức, người theo Cải cách, viện cớ cái gọi là “Ngày chống thờ quấy” (Götzentag), đã lấy đi các bàn thờ và hai đàn đại phong cầm khỏi nhà thờ chính toà . Tại Genève cũng vậy, do Jean Calvin khởi xướng, một số lớn các tác phẩm Kitô giáo trong số những công trình quý giá nhất của thành phố đã bị phá huỷ.
Tại Pháp, các vụ phá huỷ này cũng đã diễn ra, chủ yếu trong cuộc chiến tranh tôn giáo lần thứ nhất vào năm 1562. Nhiều nhà thờ bị phá huỷ hoàn toàn và nhiều đền đài đồ sộ bị hư hỏng trầm trọng, như trường hợp các Vương cung Thánh đường Thánh Martin thành Tours, Thánh Maria Mađalêna ở Vézelay, Nhà thờ Chính toà Thánh Phêrô ở Angoulème, Nhà thờ Chính toà Thánh Giá ở Orléans hay Tu viện Jumièges…
Bài trừ việc tôn thờ tranh ảnh thánh
Đối với các tín hữu Tin Lành thế kỷ XVI, đây chỉ đơn thuần là việc cấm mọi sự sùng kính ảnh tượng đạo, được đồng hoá với việc tôn thờ tranh ảnh thánh và do đó, mang tính cách ngoại đạo. Khi ấy, người ta gọi đây là phong trào bài ảnh tượng thánh Tin Lành – ám chỉ tới phong trào tương tự diễn ra vào thế kỷ VIII.
Các lời phát biểu của Giám mục Petra Bosse-Huber tại cuôc gặp gỡ ở Hamburg vừa qua để bàn về “tranh thánh” theo quan điểm Chính thống giáo và Tin Lành, có ý nghĩa lớn đối với sự biến chuyển của Tin Lành, đã diễn ra từ nhiều thập niên, liên quan đến vấn đề tranh ảnh, và một cách rộng lớn hơn, đến vấn đề biểu tượng và thẩm mỹ.
Vào thời điểm người Tin Lành đang chuẩn bị cử hành kỷ niệm 500 năm cuộc Cải cách (vào năm 2017 sắp tới), tuyên bố này lại càng có ý nghĩa.
“Hội thánh Tin Lành lên án việc phá huỷ tranh ảnh tôn giáo. Các tranh ảnh thánh này từ lâu đã trở thành một cách diễn tả lòng sùng đạo của Tin Lành.” Khi phát biểu các lời này, vị giám mục Tin Lành phía Bắc (NEK), cũng là thành viên của Hội thánh Tin Lành Đức (EKD), một cách nào đó, đã lên tiếng xin lỗi về việc phá huỷ một số lớn tranh ảnh tôn giáo trong cuộc Cải cách.
Thực vậy, trong nửa đầu thế kỷ XVI, một số lớn bộ tranh, bức trạm, kính màu, bức hoạ và biểu tượng về Đức Mẹ và các Thánh, và cả các di vật cùng các đồ vật có liên quan đến phép lạ hay mang ý nghĩa siêu nhiên, đã bị phá huỷ một cách có hệ thống hay bị đưa ra khỏi các nhà thờ, nhà nguyện Công giáo, đặc biệt tại Thuỵ Sĩ, Hà Lan, tại miền nam nước Đức và tại Anh.
Jean Calvin khởi xướng
Vào năm 1531, tại thành phố Ulm, miền nam nước Đức, người theo Cải cách, viện cớ cái gọi là “Ngày chống thờ quấy” (Götzentag), đã lấy đi các bàn thờ và hai đàn đại phong cầm khỏi nhà thờ chính toà . Tại Genève cũng vậy, do Jean Calvin khởi xướng, một số lớn các tác phẩm Kitô giáo trong số những công trình quý giá nhất của thành phố đã bị phá huỷ.
Tại Pháp, các vụ phá huỷ này cũng đã diễn ra, chủ yếu trong cuộc chiến tranh tôn giáo lần thứ nhất vào năm 1562. Nhiều nhà thờ bị phá huỷ hoàn toàn và nhiều đền đài đồ sộ bị hư hỏng trầm trọng, như trường hợp các Vương cung Thánh đường Thánh Martin thành Tours, Thánh Maria Mađalêna ở Vézelay, Nhà thờ Chính toà Thánh Phêrô ở Angoulème, Nhà thờ Chính toà Thánh Giá ở Orléans hay Tu viện Jumièges…
Bài trừ việc tôn thờ tranh ảnh thánh
Đối với các tín hữu Tin Lành thế kỷ XVI, đây chỉ đơn thuần là việc cấm mọi sự sùng kính ảnh tượng đạo, được đồng hoá với việc tôn thờ tranh ảnh thánh và do đó, mang tính cách ngoại đạo. Khi ấy, người ta gọi đây là phong trào bài ảnh tượng thánh Tin Lành – ám chỉ tới phong trào tương tự diễn ra vào thế kỷ VIII.
Các lời phát biểu của Giám mục Petra Bosse-Huber tại cuôc gặp gỡ ở Hamburg vừa qua để bàn về “tranh thánh” theo quan điểm Chính thống giáo và Tin Lành, có ý nghĩa lớn đối với sự biến chuyển của Tin Lành, đã diễn ra từ nhiều thập niên, liên quan đến vấn đề tranh ảnh, và một cách rộng lớn hơn, đến vấn đề biểu tượng và thẩm mỹ.
Vào thời điểm người Tin Lành đang chuẩn bị cử hành kỷ niệm 500 năm cuộc Cải cách (vào năm 2017 sắp tới), tuyên bố này lại càng có ý nghĩa.
(La Croix)
Mai Tâm