16/11/2024

Các Giáo hội Kitô Nepal kêu gọi tôn trọng tự do tôn giáo

KATHMANDU – Các Giáo hội Kitô tại Nepal kêu gọi chính quyền tôn trọng tự do tôn giáo để mọi công dân có thể theo và thực hành tôn giáo họ muốn, mà không bị áp lực và kỳ thị.

Các Giáo hội Kitô Nepal kêu gọi tôn trọng tự do tôn giáo
 
KATHMANDU – Các Giáo hội Kitô tại Nepal kêu gọi chính quyền tôn trọng tự do tôn giáo để mọi công dân có thể theo và thực hành tôn giáo họ muốn, mà không bị áp lực và kỳ thị.

Các Giáo hội Kitô Nepal đã đưa ra lời kêu gọi trên đây sau khi xảy ra các vụ phản đối dự luật cấm cải đạo và phạt nặng hàng giáo sĩ liên quan tới các vụ cải đạo. 

Thông cáo có đoạn viết: Dự luật của tân Hiến pháp nói tới việc phạt hàng giáo sĩ vì các vụ cải đạo, phải đuợc huỷ bỏ. Tất cả mọi người đều có quyền tự do lự chọn tôn giáo mình muốn. Tự do tôn giáo cũng có nghĩa là mỗi người có thể thay đổi tôn giáo và không bị phạt vì điều này. Chính luật này chống lại tự do tôn giáo. 

Thông cáo cũng khẳng định rằng đây không phải chỉ là một biện pháp chống lại việc chiêu dụ tín đồ của các Kitô hữu hoạt động hiếu chiến nhất, nhưng cũng có nguy cơ tạo khó khăn cho những Kitô hữu loan báo Tin Mừng trong sự ôn hoà, tôn trọng quyền tự do lựa chọn của người nghe, mà không bắt buộc họ theo đạo.

Trong các ngày qua, tại Nepal đã có nhiều cuộc biểu tình lớn chống lại dự luật này, và đã xảy ra các vụ đụng độ khiến cảnh sát đã bắt giữ hàng trăm người. Các thành viên Quốc hội lập hiến đã gặp gỡ dân chúng và lắng nghe các ý kiến của người dân. Các đảng phái chính trị than phiền vì Nepal đang đánh mất đi tính cách Ấn giáo là tôn giáo chiếm 80% tổng số dân. Trong khi đó các nhóm kitô thiểu số yêu cầu chính quyền thay đổi luật này. 

Ông Kamal Thapa, Chủ tịch Đảng Rastriya Prajatantra, cho biết có hàng loạt các nghi ngờ đối với dự luật sẽ được trưng cầu dân ý, vì chính người dân sẽ định đoạt về tính chất đời của nhà nước. Nếu Nepal không phải là một quốc gia Ấn giáo, thì chính sách duy đời phải được thay thế bằng tự do tôn giáo. Chỉ như thế, mọi người mới được tự do. Nhưng cho đến nay thì khuynh hướng duy đời cực đoan vẫn chiếm ưu thế. Tại quận Terai ở mạn nam Nepal, các cộng đoàn Tin Lành đã bỏ cuộc họp với Ủy ban Hành pháp của quốc hội, và đã có các vụ lộn xộn xảy ra. Các đảng phái địa phương âu lo trước hình thái mới của cơ cấu liên bang và hệ thống cai trị của nước này. (SEDOC 24-7-2015)