09/01/2025

Các giới chức chính quyền phải biết thương dân như cha mẹ thương yêu con cái

YANGON – Chúng tôi chờ mong các giới chức chính quyền biết yêu thương dân như cha mẹ yêu thưong con cái. Theo truyền thống và nền văn hoá của chúng ta, người cai trị có quyền và có bổn phận thăng tiến hạnh phúc của toàn dân.

Các giới chức chính quyền phải biết thương dân như cha mẹ thương yêu con cái
 
YANGON – Chúng tôi chờ mong các giới chức chính quyền biết yêu thương dân như cha mẹ yêu thưong con cái. Theo truyền thống và nền văn hoá của chúng ta, người cai trị có quyền và có bổn phận thăng tiến hạnh phúc của toàn dân.

ĐHY Charles Bo, TGM thủ đô Yangon của Myanmar, đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong các ngày vừa qua. Sứ điệp ĐHY gửi hàng lãnh đạo chính trị dân sự Myanmar được công bố nhân Ngày Phụ Mẫu trong nước. 

Sứ điệp của ĐHY có đoạn viết: “Trong vòng 50 năm, trong những ngày đen tối của chế độ độc tài, nhân dân đã không có gia đình. Khi nền dân chủ đến, chúng tôi đã hy vọng nó đem lại tinh thần gia đình cho mọi người. Nhiều ngưỡng vọng lớn lao đã được đặt nơi hàng lãnh đạo: toàn nước hướng nhìn họ dể làm cho đất nước này trở thành một gia đình đích thực. Nhưng đã xảy ra quá nhiều khó khăn cản ngăn thực tại đó. Hệ thống kinh tế của chúng ta đang đập nát gia đình. Hàng triệu người trẻ bị tách rời khỏi cha mẹ. Các khó khăn đã khiến cho chúng ta nghèo đi và sự toàn vẹn của gia đình bị soi mòn bởi nạn nghèo túng của quốc gia. Tinh thần gia đình yếu ớt. Đa số con cái Myanmar là người nghèo. Cuộc kiểm kê dân số mới đây cho thấy thảm cảnh này. 40% tổng số dân sống dưới mức nghèo túng, và trong các vùng đất của người Chin và người Rakine dân nghèo chiếm 70%. Nạn nghèo túng làm nảy sinh ra hiện tượng di cư, khiến cho trong nhiều làng chỉ còn có người già và trẻ em nhỏ tuổi. Gia đình lại còn bị tàn phá thêm vì nạn buôn người trong các thành phố gần biên giới. Các gia đình tan nát vì thiếu giáo dục, bị đe doạ bởi nạn xì ke ma tuý, hay các xung đột vũ trang.”

Theo ĐHY các vị lãnh đạo không ở mức cao các chờ mong của người dân. Họ đã trở thành những người che chở một chế độ tư bản khách hàng, và coi lợi nhuận như động lực duy nhất của nền kinh tế, như ĐTC đã tố cáo trong chuyến công du ba nước Mỹ Latinh hồi thượng tuần tháng 7 vừa qua.

Tiếp tục sứ điệp, ĐHY Bo đưa ra câu hỏi: Giới lãnh đạo là thủ lãnh cho tất cả mọi người hay chỉ cho một ít người? Trong bao thế kỷ, chúng ta đã sống như anh chị em với nhau, tuy khác niềm tin, nhưng chúng ta sống trong hoà hợp. 

Trong 5 thập niên,  Myanmar đã là mô thức của một xã hội cảm thương, cả khi nhân dân có bị đàn áp bởi những kẻ hung dữ. Nhưng từ năm 2010 đến nay, hàng lãnh đạo là cha mẹ dân đã tỏ ra bất lực không kiểm soát được các biểu lộ thù hận do các tầng lớp tôn giáo quá khích phổ biến. Chiến tranh tiếp diễn tại nhiều nơi trong nước. Các anh chị em thuộc mọi tôn giáo và chủng tộc của chúng ta bị  tấn công bởi sự thù ghét đó. Trong nước có 200.000 người phải di tản vì bạo lực. Liệu giới lãnh đạo của chúng ta có biết tránh mọi kỳ thị chủng tộc hay tôn giáo không? Có biết chấp nhận bình đẳng và xây dựng một quốc gia hiệp nhất như môt gia đình duy nhất không. Ngoài ý chí của họ, họ cần lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hàng lãnh đạo cha mẹ của chúng ta. (FIDES 20-7-2015)