Toà Thánh bênh vực quyền của người già
NEW YORK – Toà Thánh tái khẳng định dấn thân thăng tiến các quyền và phẩm giá của người già, cũng như loại trừ mọi hình thức kỳ thị và gạt bỏ người già. Đức TGM Bernardito Auza, trưởng phái đoàn Toà Thánh tham dự phiên họp lần thứ 6 của nhóm thảo luận về người già của Liên Hiệp Quốc, đã phát biểu như trên trong bài tham luận ngày 16 tháng 7 vùa qua.
Toà Thánh bênh vực quyền của người già
Đức TGM Bernardito Auza, trưởng phái đoàn Toà Thánh tham dự phiên họp lần thứ 6 của nhóm thảo luận về người già của Liên Hiệp Quốc – AP
NEW YORK – Toà Thánh tái khẳng định dấn thân thăng tiến các quyền và phẩm giá của người già, cũng như loại trừ mọi hình thức kỳ thị và gạt bỏ người già.
Đức TGM Bernardito Auza, trưởng phái đoàn Toà Thánh tham dự phiên họp lần thứ 6 của nhóm thảo luận về người già của Liên Hiệp Quốc, đã phát biểu như trên trong bài tham luận ngày 16 tháng 7 vùa qua.
Trích lại lời ĐTC Phanxicô nói: “Thật là điều xấu xa, khi nhìn thấy người già bị vứt bỏ như thế nào… Không có ai dám nói lên điều này, nhưng nó vẫn được làm”, vị đại diện Toà Thánh ghi nhận trong xã hội chỉ đánh giá con người theo khả năng sản xuất và tiêu thụ, người già không chỉ bị bỏ rơi trong sự bất ổn vật chất, nhưng cũng bị coi là vô dung và là gánh nặng cho xã hội nữa.
Trong các xã hội Tây phương, thế kỷ này là thế kỷ của người già, vì số trẻ em giảm sút, số người gia gia tăng, Hiện nay trên thế giới có 700 triệu người già khoảng 60 tuổi, tức chiếm 10% tổng số dân trên thế giới. Nhưng trong năm 2050, số người già sẽ chiếm 20% tổng số dân. Việc gia tăng này là một thách đố cho xã hội ngày nay, vì nó cũng đè nặng trên các hệ thống bảo hiểm sức khoẻ và trợ cấp xã hội. Trong số các người già, phụ nữ bị loại bỏ và không được săn sóc hơn cả. Vì thế, cần phải thăng tiến một thái độ tiếp đón quý trọng người già và hội nhập họ vào cuộc sống xã hội.
Hiện nay chưa có các hệ thống đồng thuận bảo vệ quyền của người già. Vài người đề cập tới việc thành lập các hệ thống mới giống như Hiến chương về Quyền của người tàn tật; người khác đề nghị các chính quyền dấn thân hơn; người khác nữa nghĩ tới các biện pháp đã có sẵn trong Chương trình hành động Madrid liên quan tới người già. Tuy nhiên, việc tiếp cận với vấn đề người già chỉ dựa trên các quyền con người không thôi, không đủ, nếu không có các chính sách và chương trình nêu bật các lý do vi phạm quyền của người già. Do đó, cần thăng tiến các đường lối chính trị và hệ thống giáo dục thay thế nền văn hoá thống trị vứt bỏ hiện hành chỉ đánh giá con người theo khả năng sản xuất, và coi người già là vô dụng, gạt bỏ họ khỏi thế đứng của họ trong xã hội.
Vị đại diện Toà Thánh mạnh mẽ tái khẳng định quyền của người già cũng như tầm quan trọng của các chính sách thăng tiến phẩm giá của họ. Người già là nguồn tài nguyên nòng cốt và quý báu cho xã hội, vì là điểm quy chiếu giúp xã hội duy trì ký ức tập thể và hướng dẫn xã hội với các kinh nghiệm và sự khôn ngoan của họ. (SD 20-7-2015).
Đức TGM Bernardito Auza, trưởng phái đoàn Toà Thánh tham dự phiên họp lần thứ 6 của nhóm thảo luận về người già của Liên Hiệp Quốc, đã phát biểu như trên trong bài tham luận ngày 16 tháng 7 vùa qua.
Trích lại lời ĐTC Phanxicô nói: “Thật là điều xấu xa, khi nhìn thấy người già bị vứt bỏ như thế nào… Không có ai dám nói lên điều này, nhưng nó vẫn được làm”, vị đại diện Toà Thánh ghi nhận trong xã hội chỉ đánh giá con người theo khả năng sản xuất và tiêu thụ, người già không chỉ bị bỏ rơi trong sự bất ổn vật chất, nhưng cũng bị coi là vô dung và là gánh nặng cho xã hội nữa.
Trong các xã hội Tây phương, thế kỷ này là thế kỷ của người già, vì số trẻ em giảm sút, số người gia gia tăng, Hiện nay trên thế giới có 700 triệu người già khoảng 60 tuổi, tức chiếm 10% tổng số dân trên thế giới. Nhưng trong năm 2050, số người già sẽ chiếm 20% tổng số dân. Việc gia tăng này là một thách đố cho xã hội ngày nay, vì nó cũng đè nặng trên các hệ thống bảo hiểm sức khoẻ và trợ cấp xã hội. Trong số các người già, phụ nữ bị loại bỏ và không được săn sóc hơn cả. Vì thế, cần phải thăng tiến một thái độ tiếp đón quý trọng người già và hội nhập họ vào cuộc sống xã hội.
Hiện nay chưa có các hệ thống đồng thuận bảo vệ quyền của người già. Vài người đề cập tới việc thành lập các hệ thống mới giống như Hiến chương về Quyền của người tàn tật; người khác đề nghị các chính quyền dấn thân hơn; người khác nữa nghĩ tới các biện pháp đã có sẵn trong Chương trình hành động Madrid liên quan tới người già. Tuy nhiên, việc tiếp cận với vấn đề người già chỉ dựa trên các quyền con người không thôi, không đủ, nếu không có các chính sách và chương trình nêu bật các lý do vi phạm quyền của người già. Do đó, cần thăng tiến các đường lối chính trị và hệ thống giáo dục thay thế nền văn hoá thống trị vứt bỏ hiện hành chỉ đánh giá con người theo khả năng sản xuất, và coi người già là vô dụng, gạt bỏ họ khỏi thế đứng của họ trong xã hội.
Vị đại diện Toà Thánh mạnh mẽ tái khẳng định quyền của người già cũng như tầm quan trọng của các chính sách thăng tiến phẩm giá của họ. Người già là nguồn tài nguyên nòng cốt và quý báu cho xã hội, vì là điểm quy chiếu giúp xã hội duy trì ký ức tập thể và hướng dẫn xã hội với các kinh nghiệm và sự khôn ngoan của họ. (SD 20-7-2015).