George Weidenfeld: “Tôi có một món nợ phải trả”
Năm 1938, khi quân Đức Quốc xã chiếm đóng nước Áo, George Weidenfeld chỉ mới 18 tuổi. Ông có thể đã không còn sống để mừng sinh nhật thứ 95 của mình vào năm nay 2015, nếu không nhờ lòng vị tha và quảng đại của các Kitô hữu trong thời Thế chiến II.
George Weidenfeld: “Tôi có một món nợ phải trả”
WHĐ (18.07.2015) – Năm 1938, khi quân Đức Quốc xã chiếm đóng nước Áo, George Weidenfeld chỉ mới 18 tuổi. Ông có thể đã không còn sống để mừng sinh nhật thứ 95 của mình vào năm nay 2015, nếu không nhờ lòng vị tha và quảng đại của các Kitô hữu trong thời Thế chiến II.
Weidenfeld là một trong biết bao thanh niên Do Thái khác được di tản khỏi các quốc gia bị Đức Quốc xã chiếm đóng và tái định cư tại Anh Quốc thông qua các sáng kiến do Kitô giáo đề xướng, tương tự như chương trình Kindertransport nổi tiếng (di tản trẻ em bằng xe lửa). Khi đến Anh quốc, Weidenfeld nói rằng các Kitô hữu đã cưu mang ông và giúp ông tái định cư.
Ngày nay tình hình xem ra lại đảo ngược, khi các Kitô hữu trên toàn cầu bị bách hại ở mức chưa từng thấy. Và trong nỗ lực đáp lại lòng quảng đại mình đã nhận được trong Thế chiến II, ông Weidenfeld đã thành lập Quỹ Weidenfeld Safe Havens để cứu thoát các Kitô hữu ở Trung Đông đang bị bách hại. Mục tiêu của Quỹ này là cứu thoát 2.000 Kitô hữu ở Syria và Iraq trong 2 năm tới.
Ông Weidenfeld nói: “Tôi có một món nợ phải trả. Rất nhiều trẻ em đã được di tản theo chương trình Kindertransport. Những tín đồ Quaker và các hệ phái Kitô giáo khác đã đưa các trẻ em ấy đến Anh Quốc. Đó là là một nghĩa cử hết sức cao thượng và người Do Thái phải biết ơn và làm điều gì đó cho các Kitô hữu đang gặp nguy hiểm.”
Tuần vừa qua, Quỹ này đã tài trợ cho đợt cứu nạn đầu tiên với chuyến bay thuê riêng, đưa 150 Kitô hữu Syria đến Ba Lan.
Sáng kiến mới này vấp phải những chỉ trích nói rằng đã loại trừ các tôn giáo thiểu số khác cũng bị đàn áp ở Trung Đông, bao gồm người Yazidi, Druze và người Hồi giáo Shia. Nhưng Weidenfeld đã lên tiếng bảo vệ sáng kiến giới hạn của mình. Ông nói: “Tôi không thể cứu cả thế giới; nhưng đối với Kitô giáo, có một khả năng rất cụ thể.”
Ý tưởng của ông Weidenfeld dường như được thúc đẩy từ Sir Nicholas Winton, một người Anh gốc Do Thái, đã giải cứu 669 trẻ em Do Thái trong Thế chiến II với sáng kiến Kindertransport. Sir Nicholas Winton mới qua đời ngày 1 tháng 7 vừa qua tại Anh quốc, ở tuổi 106.
Weidenfeld là một trong biết bao thanh niên Do Thái khác được di tản khỏi các quốc gia bị Đức Quốc xã chiếm đóng và tái định cư tại Anh Quốc thông qua các sáng kiến do Kitô giáo đề xướng, tương tự như chương trình Kindertransport nổi tiếng (di tản trẻ em bằng xe lửa). Khi đến Anh quốc, Weidenfeld nói rằng các Kitô hữu đã cưu mang ông và giúp ông tái định cư.
Ngày nay tình hình xem ra lại đảo ngược, khi các Kitô hữu trên toàn cầu bị bách hại ở mức chưa từng thấy. Và trong nỗ lực đáp lại lòng quảng đại mình đã nhận được trong Thế chiến II, ông Weidenfeld đã thành lập Quỹ Weidenfeld Safe Havens để cứu thoát các Kitô hữu ở Trung Đông đang bị bách hại. Mục tiêu của Quỹ này là cứu thoát 2.000 Kitô hữu ở Syria và Iraq trong 2 năm tới.
Ông Weidenfeld nói: “Tôi có một món nợ phải trả. Rất nhiều trẻ em đã được di tản theo chương trình Kindertransport. Những tín đồ Quaker và các hệ phái Kitô giáo khác đã đưa các trẻ em ấy đến Anh Quốc. Đó là là một nghĩa cử hết sức cao thượng và người Do Thái phải biết ơn và làm điều gì đó cho các Kitô hữu đang gặp nguy hiểm.”
Tuần vừa qua, Quỹ này đã tài trợ cho đợt cứu nạn đầu tiên với chuyến bay thuê riêng, đưa 150 Kitô hữu Syria đến Ba Lan.
Sáng kiến mới này vấp phải những chỉ trích nói rằng đã loại trừ các tôn giáo thiểu số khác cũng bị đàn áp ở Trung Đông, bao gồm người Yazidi, Druze và người Hồi giáo Shia. Nhưng Weidenfeld đã lên tiếng bảo vệ sáng kiến giới hạn của mình. Ông nói: “Tôi không thể cứu cả thế giới; nhưng đối với Kitô giáo, có một khả năng rất cụ thể.”
Ý tưởng của ông Weidenfeld dường như được thúc đẩy từ Sir Nicholas Winton, một người Anh gốc Do Thái, đã giải cứu 669 trẻ em Do Thái trong Thế chiến II với sáng kiến Kindertransport. Sir Nicholas Winton mới qua đời ngày 1 tháng 7 vừa qua tại Anh quốc, ở tuổi 106.