16/11/2024

Cuộc Hội thảo quốc tế tại Vatican về khai thác quặng mỏ

VATICAN – Tham dự cuộc Hội thảo Quốc tế tại Vatican từ 17 đến 19-7-2015 có khoảng 30 đại diện các cộng đoàn bị thương tổn vì quặng mỏ, từ Mỹ châu đến Á châu, qua Phi châu. Ngoài ra cũng có đại diện của một số HĐGM, các dòng tu và CIDSE là liên hiệp quốc tế các tổ chức phát triển và liên đới. ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình, vị chủ toạ cuộc Hội thảo, cho biết sinh hoạt này nhắm phối hợp các sáng kiến khác nhau…

Cuộc Hội thảo quốc tế tại Vatican về khai thác quặng mỏ
 

ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình, chủ toạ cuộc Hội thảo

VATICAN – Tham dự cuộc Hội thảo Quốc tế tại Vatican từ 17 đến 19-7-2015 có khoảng 30 đại diện các cộng đoàn bị thương tổn vì quặng mỏ, từ Mỹ châu đến Á châu, qua Phi châu. Ngoài ra cũng có đại diện của một số HĐGM, các dòng tu và CIDSE là liên hiệp quốc tế các tổ chức phát triển và liên đới.

ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình, vị chủ toạ cuộc Hội thảo, cho biết sinh hoạt này nhắm phối hợp các sáng kiến khác nhau trên bình diện địa phương để tiến tới một sáng kiến mới trên bình diện quốc tế, nhân danh Toà Thánh, để có thể đối thoại với các giới lãnh đạo các công ty khai thác quặng mỏ.

Trong cuộc họp báo giới thiệu cuộc hội thảo này với giới báo chí ban sáng cùng ngày 17-7, một số nạn nhân của các hoạt động khai thác quặng mỏ ở Ấn Độ, Brazil, Chile và Cộng hoà Dân chủ Congo đã trình bày chứng từ. Chẳng hạn bà Patricia Generoso Thomas, người Brazil, đã giải thích về sự kiện một xí nghiệp quặng mỏ đã làm ô nhiễm nước uống tại thành phố nơi bà sinh sống ở bang Minas Gerais.

Một chứng từ khác của ông Héritier Wembo Nyamo, người Congo, thuật lại sự kiện ông bị quăng vào lửa, bị tra tấn và doạ giết vì đã biểu tình và đòi một môi trường để làm việc sau khi một công ty liên quốc đến khai thác quặng mỏ kim loại đã trục xuất nhiều dân cư trong vùng. Hiện nay ông Nyamo không thể hành nghề tìm vàng nữa. Ông nói: “Tôi có vợ con và một em gái phải nuôi.”

Về phần ĐHY Turkson, ngài tố giác những áp lực, và dọa nạt mà một số tham dự viên đã phải chịu, sau khi xin hộ chiếu. Nhiều người khác bị bạo hành, bị giết hoặc bị trả thù. Tin về những sự kiện đó đã được gởi tới Hội đồng Toà Thánh. Vì thế – ĐHY nói – cần phải đón nhận tiếng kêu của những người bị xách nhiễu như thế do những kẻ làm việc mà không theo đuổi một mục tiêu thực sự là nhân bản. Trách nhiệm về những vụ ấy chính là những người đầu tư, các chủ xí nghiệp, ngân hàng chính trị gia và chính quyền của những nước có các quặng mỏ hoặc những nước có trụ sở trung ương của các công ty liên quốc về quặng mỏ. (Apic 17-7-2015)