29/11/2024

Đối xử thận trọng với người nghèo

Ông chủ là ông nội của Tsutsumi, một nhà thương mại đại thành công, người mà đã được báo “Forbes Global” nhắc đến hai lần.

 ĐỐI XỬ TRÂN TRỌNG VỚI NGƯỜI NGHÈO

 

Một ngày nọ, có một người ăn mày bước vào một tiệm bánh ngọt nổi tiếng. Ông ta ăn mặc rách rưới và hôi hám đến nỗi khách hàng không ai dám ngồi gần ông vì phải nín thở.

Người bán hàng đứng phía sau quầy cố tình đuổi ông đi. Nhưng người ăn mày lấy ra mấy đồng tiền lẻ và nói rằng ông ta vào đây không phải để xin tiền và ông ta đã tiết kiệm rất lâu mới có ít tiền và muốn ăn thử các thứ bánh ngọt.

Khi người chủ tiệm chứng kiến được việc này, ông ta đi về phía người ăn mày một cách lịch sự và đưa cho người ăn mày hai đĩa bánh ngọt nóng hổi. Ngoài ra, ông ta cúi xuống người ăn mày và nói “Cám ơn ông đã mua bánh. Xin ông trở lại!”.

Trước đây, không cần biết khách hàng sang trọng lịch sự đến dường nào, ông chủ luôn luôn yêu cầu nhân viên phục vụ cho họ. Mọi người kinh ngạc khi thấy ông chủ đích thân phục vụ người ăn mày với một tư cách hết sức lễ phép.

Ông chủ giải thích, “Khách hàng thường xuyên của chúng ta, dĩ nhiên, rất quý họ, nhưng tất cả họ là người giàu có. Đối với họ mua vài cái bánh ngọt không đáng gì cả, rất là đơn giản. Nhưng người ăn mày hôm nay thì khác. Ông ta phải tiết kiệm tiền rất lâu, một ngày một chút. Đây là cơ hội không có thường. Nếu tôi không tự tay phục vụ, thì làm sao tôi được chút danh dự này?”

“Nếu đúng như thế, tại sao ông lại lấy tiền?”

Ông chủ cười và nói “Ông ta đến đây tư cách là một khách hàng không phải là ăn xin. Chúng ta phải tôn trọng điều đó. Nếu tôi không lấy tiền, thì tôi khinh rẻ ông ta. Chúng ta phải nhớ rằng chúng ta phải tôn trọng từng người khách một, thậm chí ngay cả người ăn mày. Và mọi thứ mà chúng ta có được là từ khách hàng.”

Ông chủ là ông nội của Tsutsumi, một nhà thương mại đại thành công, người mà đã được báo “Forbes Global” nhắc đến hai lần. Thử tưởng tượng sự đối xử của ông chủ này đã truyền lại cho Tsutsumi, lúc đó mới 10 tuổi! Sau này, Tsutsumi nhắc đến câu chuyện này thường xuyên cho nhân viên của ông trong các lớp huấn luyện và yêu cầu tất cả nhân viên của ông phải tôn trọng khách hàng.

Chủ đích của câu chuyện này không phải là lề lối của xã hội, nhưng với một sự hiểu biết sâu sắc, chăm sóc, thương yêu và kính trọng từ đáy lòng mình đối với người khác. Nó không bị chi phối bởi bất cứ sự lợi nhuận, hay thua lỗ, cũng không bị ảnh hưởng bởi địa vị hay chức vụ trong xã hội. Vì thế, nó rất là thuần khiết và được nhận nhiều nhất.

– ST –

Trần Đăng Khoa's photo.