Ngày thứ ba chuyến ĐTC viếng thăm mục vụ Ecuador
Ngày thứ ba mồng 7 tháng 7, ĐTC đã có 5 sinh hoạt. Lúc 9 giờ sáng giờ địa phương ĐTC đã gặp Hội Đồng Giám Mục tại Công viên 200 năm trong thủ đô Quito. Tiếp đến, ngài đã chủ sự Thánh lễ đồng tế cho giáo dân với các giám mục và linh mục. Vào lúc 16 giờ 30 chiều, ngài đã gặp gỡ thế giới học đường và đại học và lúc 18 giờ, ĐTC đã gặp gỡ thế giới dân sự, rồi viếng thăm nhà thờ Dòng Tên. Sau đây là bài tường thuật hai sinh hoạt sáng thứ ba.
Ngày thứ ba chuyến ĐTC viếng thăm mục vụ Ecuador
Ngày thứ ba mồng 7 tháng 7, ĐTC đã có 5 sinh hoạt. Lúc 9 giờ sáng giờ địa phương ĐTC đã gặp Hội Đồng Giám Mục tại Công viên 200 năm trong thủ đô Quito. Tiếp đến, ngài đã chủ sự Thánh lễ đồng tế cho giáo dân với các giám mục và linh mục. Vào lúc 16 giờ 30 chiều, ngài đã gặp gỡ thế giới học đường và đại học và lúc 18 giờ, ĐTC đã gặp gỡ thế giới dân sự, rồi viếng thăm nhà thờ Dòng Tên. Sau đây là bài tường thuật hai sinh hoạt sáng thứ ba.
Lúc 8 giờ sáng, ĐTC đã rời Toà Sứ thần Toà Thánh để đến Công viên 200 năm cách đó 11 cây số trong thủ đô Quitô. Công viên này đã được khánh thành ngày 27 tháng 4 năm 2013, tại phi trường cũ của thủ đô. Công viên rộng 125 héc ta cây xanh, và đã được gọi là “lá phổi” của thủ đô Quito. Trong số các cơ cấu cũng có một trung tâm, nơi tổ chức các biến cố đặc biệt như các đại nhạc hội và các biến cố tranh tài thể thao ngoài trời.
Cuộc gặp gỡ của ĐTC với 40 giám mục đã diễn ra trong một phòng ở tầng trệt của trung tâm. Sau lời chào của ĐC Fausto Gabriel Trávez Trávez, TGM Quito, Chủ tịch HĐGM Ecuador, ĐTC đã nói chuyện với các giám mục một cách thân tình, không hình thức và cũng không có diễn văn.
Lúc 10 giờ, ĐTC đã lên xe díp đi một vòng dài 4 cây số chào tín hữu. Khu vực phi trường cũ, nơi trực thăng của Thánh Gioan Phaolô II đã đáp hồi năm 1985, có thể chứa tới 1,5 triệu người. Thánh lễ đã bắt đầu lúc 10 giờ 30 và có đề tài là “Rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc”.
Khán đài có cây thánh giá cao 25 mét được trang hoàng với 100.000 bông hồng màu trắng và màu vàng, trong khi bàn thờ được trang hoàng với hai bức khảm gồm 85.000 hoa hồng nhiều màu, do các nông dân trồng hoa toàn nước dâng tặng ĐTC. Đảm trách phần thánh ca có một ca đoàn tổng hợp gần 1.000 ca viên.
Lúc 8 giờ sáng, ĐTC đã rời Toà Sứ thần Toà Thánh để đến Công viên 200 năm cách đó 11 cây số trong thủ đô Quitô. Công viên này đã được khánh thành ngày 27 tháng 4 năm 2013, tại phi trường cũ của thủ đô. Công viên rộng 125 héc ta cây xanh, và đã được gọi là “lá phổi” của thủ đô Quito. Trong số các cơ cấu cũng có một trung tâm, nơi tổ chức các biến cố đặc biệt như các đại nhạc hội và các biến cố tranh tài thể thao ngoài trời.
Cuộc gặp gỡ của ĐTC với 40 giám mục đã diễn ra trong một phòng ở tầng trệt của trung tâm. Sau lời chào của ĐC Fausto Gabriel Trávez Trávez, TGM Quito, Chủ tịch HĐGM Ecuador, ĐTC đã nói chuyện với các giám mục một cách thân tình, không hình thức và cũng không có diễn văn.
Lúc 10 giờ, ĐTC đã lên xe díp đi một vòng dài 4 cây số chào tín hữu. Khu vực phi trường cũ, nơi trực thăng của Thánh Gioan Phaolô II đã đáp hồi năm 1985, có thể chứa tới 1,5 triệu người. Thánh lễ đã bắt đầu lúc 10 giờ 30 và có đề tài là “Rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc”.
Khán đài có cây thánh giá cao 25 mét được trang hoàng với 100.000 bông hồng màu trắng và màu vàng, trong khi bàn thờ được trang hoàng với hai bức khảm gồm 85.000 hoa hồng nhiều màu, do các nông dân trồng hoa toàn nước dâng tặng ĐTC. Đảm trách phần thánh ca có một ca đoàn tổng hợp gần 1.000 ca viên.
Giảng trong Thánh lễ, ĐTC nói:
Lời Chúa mời gọi chúng ta sống sự hiệp nhất để thế gian tin. Tôi tưởng tượng ra tiếng nói thì thầm của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly như một tiếng kêu, trong Thánh lễ mà chúng ta cử hành tại Quảng trường 200 năm này. Hai trăm năm của tiếng kêu độc lập của châu Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha. Đó đã là một tiếng kêu “nảy sinh từ ý thức về sự thiếu tự do, bị vắt cạn và cướp bóc, bị thống trị bởi các thích hợp tình cờ của các kẻ mạnh thay phiên nhau cai trị” (Niềm vui Phúc Âm, 213).
Tôi muốn rằng ngày hôm nay hai tiếng kêu đó hoà hợp với nhau trong dấu chỉ của thách đố đẹp của việc loan báo Tin Mừng. Không phải với các lời nói vang cao, hay với các từ phức tạp, nhưng với một sự hoà hợp nảy sinh từ “niềm vui của Tin Mừng”, “tràn đầy con tim và cuộc sống của những người gặp gỡ Chúa Giêsu. Những người để cho Ngài cứu rỗi được giải thoát khỏi tội lỗi, khỏi sự buồn sầu, khỏi sự trống rỗng nội tâm, khỏi sự cô lập” (ibid., 1), khỏi ý thức bị lẻ loi. Chúng ta tụ tập nhau nơi đây, tất cả chung quanh bàn tiệc với Chúa Giêsu, chúng ta trở thành một tiếng kêu, một lời cầu nguyện nảy sinh từ xác tín rằng sự hiện diện của Ngài thúc đẩy chúng ta tới sự hiệp nhất và “đánh dấu một chân trời xinh đẹp, cống hiến một bữa tiệc đáng ao ước” (ibid., 14).
Tiếp tục bài giảng, ĐTC nói: “Lạy Cha, ước chi chúng nên một để thế gian tin.” (Ga 17,21). như thế, khi nhìn trời Chúa Giêsu biểu lộ ước muốn của Người. Trong tim của Chúa Giêsu dấy lên lời xin này trong một bối cảnh của việc sai đi: “Như Cha đã sai con vào trần gian, con cũng sai họ vào trần gian.” (Ga 17,18). Trong lúc này, Chúa sống kinh nghiệm trong chính thịt xác Ngài cái tồi tệ nhất của thế giới này, mà Ngài yêu thương đến điên dại: các âm mưu, sự mất tin tưởng, sư phản bội, nhưng Ngài không lẩn trốn, không than van. Cả chúng ta mỗi ngày cũng nhận thấy rằng mình sống trong một thế giới bị xâu xé bởi chiến tranh và bạo lực.
ĐTC giải thích thêm điểm này:
Sẽ là hời hợt, khi cho rằng sự chia rẽ và thù ghét chỉ liên quan tới các căng thẳng giữa các nước hay các nhóm xã hội. Thật ra, chúng là các biểu lộ của “cá nhân chủ nghĩa phổ biến”, chia cách chúng ta và đặt để chúng ta trong thế chống đối nhau (x. Niềm vui Tin Mừng, 99), hoa trái vết thương của tôi lỗi trong trái tim con người, mà các hậu quả cũng đổ ập trên xã hội và tất cả thụ tạo. Chúa Giêsu gửi chúng ta tới với chính thế giới này, đang thách đố chúng ta với các ích kỷ của nó, và lời đáp trả của chúng ta không phải là giả bộ như không có gì, hay cho rằng chúng ta không có các phương tiện, hoặc thực tại vượt quá sức lực của chúng ta. Câu trả lời của chúng ta vang vọng tiếng kêu của Chúa Giêsu và nhận lấy ơn thánh và nhiệm vụ của sự hiệp nhất.
Không thiếu xác tín, cũng không thiếu sức mạnh cho tiếng kêu của tự do ùa nhập vào hơn 200 năm qua, nhưng lịch sử nói với chúng ta rằng nó chỉ định đoạt, khi nó bỏ ra một bên các khuynh hướng cá nhân, các khát vọng một quyền bính duy nhất, thiếu cảm thông đối với các tiến trình giải thoát khác, với các đặc tính khác nhau, nhưng không vì thế mà kình chống nhau.
Và việc rao truyền Tin Mừng có thể là một phương tiện của sự hiệp nhất các khát vọng, sự nhạy cảm, các giấc mơ và cả vài không tưởng nữa. Chắc chắn nó là điều có thể, và chúng ta tin và kêu lên. Tôi đã nói: “Trong khi trên thế giới, tại một vài nước tái xuất hiện các hình thức chiến tranh và xung đột khác nhau, chúng ta Kitô hữu, chúng ta nhấn mạnh trên đề nghị hiểu biết tha nhân, chữa lành các vết thương, xây các cây cầu, thắt chặt các tương quan và trợ giúp nhau vác các gánh nặng của nhau.” (ibid., 67). Ước mong hiệp nhất giả thiết niềm vui êm dịu và củng cố của việc rao truyền Tin Mừng, xác tín có một thiện ích mênh mông cần thông truyền, và khi thông truyền nó đâm rễ; và bất cứ ai đã sống kinh nghiệm này cũng chiếm hữu được một sự nhạy cảm cao hơn đối với các nhu cầu của người khác (x, ibid., 9). Từ đó nảy sinh ra sự cần thiết chiến đấu cho việc quy nạp trên mọi bình diện, chiến đấu cho việc quy nạp trên mọi bình diện, bằng cách tránh các ích kỷ, bằng cách thăng tiến sự hiệp thông và đối thoại, bằng cách thúc đẩy sự cộng tác. “Cần tín thác con tim cho người bạn đồng hành, không nghi ngờ, không tin tưởng… Tin tưởng nơi tha nhân là một cái gì có tính cách thủ công, hoà bình là thủ công.” (ibid., 244). Thật không thể nghĩ rằng sự hiệp nhất rạng ngời, nếu tinh thần thế tục khiến chúng ta giao chiến với nhau, tìm kiếm quyền bính khô cằn, tìm kiếm uy tín hay an ninh kinh tế. Và làm điều này trên vai của những người nghèo nhất, bị loại trừ nhất, không được bệnh đỡ nhất, của những người không đánh mất đi phẩm giá của họ, không chú ý tới sự kiện nó bị tấn kích mỗi ngày.
ĐTC nói thêm trong bài giảng:
Sự hiệp nhất này đã là một hoạt động truyền giáo “để thế gian tin”. Truyền giáo không hệ nơi việc chiêu dụ tín đồ – chiêu dụ tín đồ là chế nhạo truyền giáo – nhưng hệ nơi việc thu hút những người ở xa với chứng tá của chúng ta, trong việc tới gần những người cảm thấy xa Thiên Chúa và Giáo Hội, tới gần những người cảm thấy họ bị phán đoán và kết án một cách tiên thiên bởi những người cảm thấy họ toàn thiện và trong trắng. Đến gần những người sợ hãi hay những người thờ ơ để nói với họ rằng “Chúa cũng kêu mời bạn là thành phần của dân Ngài, và Ngài làm điều đó với lòng tôn trọng lớn lao và tình yêu thương” (ibid., 113). Bởi vì Thiên Chúa của chúng ta tôn trọng chúng ta cả trong sự thấp hèn và tội lỗi của chúng ta. Lời mời gọi này của Chúa, văn bản sách Khải Huyền miêu tả với biết bao khiêm tốn và tôn trọng: “Con có thấy không? Ta đứng ngoài cửa và gọi; nếu con muốn mở…”; Ngài không dùng sức mạnh, không bẻ khóa, mà chỉ bấm chuông, gõ cửa một cách nhẹ nhàng và chờ đợi. Đó là Thiên Chúa của chúng ta!
Sứ mệnh của Giáo Hội, như bí tích cứu độ, là trung thực với căn tính dân đang bước đi, với ơn gọi sát nhập vào sự phát triển của mình tất cả mọi quốc gia trên trái đất.
Sự hiệp thông giữa chúng ta càng sâu đậm bao nhiêu, thì việc truyền giáo lại càng được thuận tiện bấy nhiêu (x. Gioan Phaolô II, Pastores gregis, 22). Đặt để Giáo Hội trong tình trạng truyền giáo đòi hỏi chúng ta tái tạo sự hiệp thông, như thế, đây không phải chỉ là một hành động hướng tới bên ngoài. Chúng ta cũng là các thừa sai hướng tới bên trong và hướng tới bên ngoài bằng cách biểu lộ mình như biểu lộ “một bà mẹ đi gặp gỡ, một mái nhà tiếp đón, một trường học thường xuyên của sự hiệp thông truyền giáo” (Tài liệu Aparecida, 370).
Giấc mơ đó của Chúa Giêsu có thể, bởi vì Ngài đã thánh hiến chúng ta: “vì họ con xin thánh hiến chính minh con, để họ cũng được thánh hiến trong sự thật” (Ga 17,19). Cuộc sống tinh thần của người rao giảng Tin Mừng nảy sinh từ sự thật sâu xa ấy, mà không lẫn lộn với vài thời điểm tôn giáo cống hiến một vài nhẹ nhõm – một nền tu đức xem ra phổ biến – Chúa Giêsu thánh hiến chúng ta để dấy lên một cuộc gặp gỡ với Ngài, giữa người với người, một cuộc gặp gỡ dưỡng nuôi cuộc gặp gỡ với các người khác, dấn thân trong thế giới, đam mê loan báo Tin Mừng (x. Niềm vui Tin ừng, 78).
Sự thân tình của Thiên Chúa, không thể hiểu được đối với chúng ta, vén mở cho chúng ta thấy với các hình ảnh nói với chúng ta về sự hiệp nhất, hiệp thông, trao tặng, tình yêu. Vì thế, sự hiệp nhất mà Chúa Giêsu xin không phải là sự đồng nhất, mà là “sự hoà hợp da dạng lôi cuốn” (ibid., 117).
ĐTC giải thích thêm điểm này:
Cái phong phú mênh mông của sự khác biệt, cái đa dạng đạt sự hiệp nhất mỗi lần chúng ta tưởng niệm Ngày Thứ Năm Thánh, làm cho chúng ta xa rời các cám dỗ của các đề nghị duy toàn vẹn, giống các chế độ độc tài, các ý thức hệ hay các giáo phái. Đề nghị của Chúa Giêsu cụ thể, nó không phải là một ý tưởng, nó cụ thể: “Hãy ra đi và cũng làm như thế!” Ngài nói với người hỏi Ngài “ai là người thân cận của tôi?” rằng “hãy ra đi và làm cùng điều đó” sau khi Ngài kể lại dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu.
Đề nghị của Chúa Giêsu cũng không phải là một sắp xếp vừa với tầm mức của chúng ta, trong đó chúng ta đặt ra các điều kiện, chúng ta lựa chọn các phe liên hệ, và loại trừ các người khác. Một thứ tôn giáo của những thành phần ưu tú… Chúa Giêsu cầu nguyện để chúng ta là thành phần của một gia đình, trong đó Thiên Chúa là Cha chúng ta và tất cả là anh em. Không có ai bị loại trừ, và điều này không tìm ra nền tảng trong việc có các khẩu vị giống nhau, có cùng các lo lắng, các tài khéo. Chúng ta là anh em với nhau, bởi vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta vì tình yêu, và đã định cho chúng ta là con cái Ngài, chỉ do sáng kiến của Ngài mà thôi (x. Ep 1,5). Chúng ta là anh em, bởi vì “Thiên Chúa đã đổ vào lòng chúng ta Thần Khí của Con Ngài, kêu lên ‘Abba!’ ‘Cha ơi!'” (Gl 4,6). Chúng ta là anh em, bởi vì được máu Chúa Giêsu Kitô làm cho nên công chính (x. Rm 5,9), chúng ta đã từ cái chết bước vào sự sống bằng cách trở thành “những người đồng thừa tự” của lời hứa (x. Gl 3,26-29; Rm 8,17). Đó là ơn cứu độ mà Thiên Chúa thành toàn và Giáo Hội tươi vui loan báo: là thành phần của một “chúng ta” đưa lên cho tới “chúng ta” thiên linh.
Tiếng kêu của chúng ta, tại nơi này, nhắc lại tiếng kêu của sự tự do, thực hiện tiếng kêu của Thánh Phaolô: “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng.” (1 Cr 9,16). Nó cấp bách và thôi thúc biết bao, như tiếng kêu tỏ lộ ước muốn độc lập. Nó có một sự hấp dẫn giống như thế, nó có cùng ngọn lửa lôi cuốn. Hỡi anh em, hãy có các tâm tình của Chúa Giêsu! Hãy là một chứng tá của sự hiệp thông huynh đệ trở thành nền độc lập!
Và thật đẹp đẽ biết bao, nếu tất cả có thể khâm phục chúng ta vì biết lo lắng cho nhau chừng nào, an ủi nhau và đồng hành với nhau chừng nào! Việc trao ban chính mình đó là việc trao ban thiết lập tương quan liên bản vị. Nó không nảy sinh từ việc cho đi “các sự vật”, nhưng cho đi chính mình. Trong bất cứ việc trao ban nào người ta cho đi chính mình. “Cho đi chính mình” có nghĩa là để cho tất cả quyền năng tình yêu thương là Thần Khí của Thiên Chúa hành động trong chính mình và như thế rộng mở cho sức mạnh tạo dựng của Ngài. Và trao ban chính mình trong cả những lúc khó khăn nhất, như Ngày Thứ Năm của Chúa Giêsu, trong đó Ngài đã biết các phản bội và các âm mưu được đan dệt thế nào, nhưng Ngài trao ban chính mình, trao ban chính mình cho chúng ta với dự án cứu độ của Ngài. Khi trao ban chính mình, con người lại gặp gỡ mình với căn tính thực của mình là con của Thiên Chúa, giống Thiên Chúa Cha và trong sự hiệp thông với Ngài, Đấng trao ban sự sống, là em của Chúa Giêsu, mà họ làm chứng tá. Đó là rao giảng Tin Mừng, đó là cuộc cách mạng của chúng ta, bởi vì đức tin của chúng ta luôn luôn cách mạng, đó là tiếng kêu sâu xa liên lỉ của chúng ta.
Bài giảng của ĐTC đã bị ngắt quãng nhiều lần bởi các tràng pháo tay tán đồng của tín hữu.
Trước khi ĐTC ban phép lành cuối lễ, ĐC Fausto Gabriel Trávez Trávez, TGM Quito, Giáo chủ Ecuador, kiêm Chủ tịch HĐGM Ecuador, đã nhiệt liệt cám ơn ĐTC. Đức cha bày tỏ lòng biết ơn và nói lên niềm vui to lớn của mọi thành phần Giáo Hội và nhân dân nước này vì các lời khích lệ trao ban hy vọng của ĐTC. Nó thôi thúc mọi người dấn thân rao giảng Tin Mừng bằng chứng tá cuộc sống mỗi ngày, và hiệp nhất với nhau trong nỗ lực thăng tiến xã hội và quê hương Ecuador. Mọi người sẽ nhớ mãi các giáo huấn của ĐTC cũng như đã nhớ mãi các lời của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
ĐTC đã ứng khẩu và nói: Anh chị em thân mến, tôi cám ơn anh chị em vì buổi cử hành này, vì việc hiệp nhất chung quanh Bàn thờ Chúa, là Đấng xin chúng ta là một, thật sự là anh em với nhau, xin Giáo Hội là một ngôi nhà huynh đệ. Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em, và tôi xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi.
Sau khi từ giã mọi người, ĐTC đã đi xe về Toà Sứ thần Toà Thánh để dùng bữa trưa và nghỉ ngơi trước khi gặp giới sinh viên học sinh và giới dân sự vào ban chiều.
Sáng thứ năm hôm nay, ĐTC viếng thăm Nhà Dưỡng lão do các nữ tu Thừa sai Bác ái trông coi tại Tumbaco, ngoại ô thủ đô Quito. Sau đó, ngài đến Đền thánh Đức Bà Quinche để gặp gỡ hàng giáo sĩ, tu sĩ và chủng sinh lúc 10 giờ 30, rồi ra phi trường lấy máy bay sang La Paz, thủ đô Bolivia, chặng thứ hai chuyến công du mục vụ của ngài.
Lời Chúa mời gọi chúng ta sống sự hiệp nhất để thế gian tin. Tôi tưởng tượng ra tiếng nói thì thầm của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly như một tiếng kêu, trong Thánh lễ mà chúng ta cử hành tại Quảng trường 200 năm này. Hai trăm năm của tiếng kêu độc lập của châu Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha. Đó đã là một tiếng kêu “nảy sinh từ ý thức về sự thiếu tự do, bị vắt cạn và cướp bóc, bị thống trị bởi các thích hợp tình cờ của các kẻ mạnh thay phiên nhau cai trị” (Niềm vui Phúc Âm, 213).
Tôi muốn rằng ngày hôm nay hai tiếng kêu đó hoà hợp với nhau trong dấu chỉ của thách đố đẹp của việc loan báo Tin Mừng. Không phải với các lời nói vang cao, hay với các từ phức tạp, nhưng với một sự hoà hợp nảy sinh từ “niềm vui của Tin Mừng”, “tràn đầy con tim và cuộc sống của những người gặp gỡ Chúa Giêsu. Những người để cho Ngài cứu rỗi được giải thoát khỏi tội lỗi, khỏi sự buồn sầu, khỏi sự trống rỗng nội tâm, khỏi sự cô lập” (ibid., 1), khỏi ý thức bị lẻ loi. Chúng ta tụ tập nhau nơi đây, tất cả chung quanh bàn tiệc với Chúa Giêsu, chúng ta trở thành một tiếng kêu, một lời cầu nguyện nảy sinh từ xác tín rằng sự hiện diện của Ngài thúc đẩy chúng ta tới sự hiệp nhất và “đánh dấu một chân trời xinh đẹp, cống hiến một bữa tiệc đáng ao ước” (ibid., 14).
Tiếp tục bài giảng, ĐTC nói: “Lạy Cha, ước chi chúng nên một để thế gian tin.” (Ga 17,21). như thế, khi nhìn trời Chúa Giêsu biểu lộ ước muốn của Người. Trong tim của Chúa Giêsu dấy lên lời xin này trong một bối cảnh của việc sai đi: “Như Cha đã sai con vào trần gian, con cũng sai họ vào trần gian.” (Ga 17,18). Trong lúc này, Chúa sống kinh nghiệm trong chính thịt xác Ngài cái tồi tệ nhất của thế giới này, mà Ngài yêu thương đến điên dại: các âm mưu, sự mất tin tưởng, sư phản bội, nhưng Ngài không lẩn trốn, không than van. Cả chúng ta mỗi ngày cũng nhận thấy rằng mình sống trong một thế giới bị xâu xé bởi chiến tranh và bạo lực.
ĐTC giải thích thêm điểm này:
Sẽ là hời hợt, khi cho rằng sự chia rẽ và thù ghét chỉ liên quan tới các căng thẳng giữa các nước hay các nhóm xã hội. Thật ra, chúng là các biểu lộ của “cá nhân chủ nghĩa phổ biến”, chia cách chúng ta và đặt để chúng ta trong thế chống đối nhau (x. Niềm vui Tin Mừng, 99), hoa trái vết thương của tôi lỗi trong trái tim con người, mà các hậu quả cũng đổ ập trên xã hội và tất cả thụ tạo. Chúa Giêsu gửi chúng ta tới với chính thế giới này, đang thách đố chúng ta với các ích kỷ của nó, và lời đáp trả của chúng ta không phải là giả bộ như không có gì, hay cho rằng chúng ta không có các phương tiện, hoặc thực tại vượt quá sức lực của chúng ta. Câu trả lời của chúng ta vang vọng tiếng kêu của Chúa Giêsu và nhận lấy ơn thánh và nhiệm vụ của sự hiệp nhất.
Không thiếu xác tín, cũng không thiếu sức mạnh cho tiếng kêu của tự do ùa nhập vào hơn 200 năm qua, nhưng lịch sử nói với chúng ta rằng nó chỉ định đoạt, khi nó bỏ ra một bên các khuynh hướng cá nhân, các khát vọng một quyền bính duy nhất, thiếu cảm thông đối với các tiến trình giải thoát khác, với các đặc tính khác nhau, nhưng không vì thế mà kình chống nhau.
Và việc rao truyền Tin Mừng có thể là một phương tiện của sự hiệp nhất các khát vọng, sự nhạy cảm, các giấc mơ và cả vài không tưởng nữa. Chắc chắn nó là điều có thể, và chúng ta tin và kêu lên. Tôi đã nói: “Trong khi trên thế giới, tại một vài nước tái xuất hiện các hình thức chiến tranh và xung đột khác nhau, chúng ta Kitô hữu, chúng ta nhấn mạnh trên đề nghị hiểu biết tha nhân, chữa lành các vết thương, xây các cây cầu, thắt chặt các tương quan và trợ giúp nhau vác các gánh nặng của nhau.” (ibid., 67). Ước mong hiệp nhất giả thiết niềm vui êm dịu và củng cố của việc rao truyền Tin Mừng, xác tín có một thiện ích mênh mông cần thông truyền, và khi thông truyền nó đâm rễ; và bất cứ ai đã sống kinh nghiệm này cũng chiếm hữu được một sự nhạy cảm cao hơn đối với các nhu cầu của người khác (x, ibid., 9). Từ đó nảy sinh ra sự cần thiết chiến đấu cho việc quy nạp trên mọi bình diện, chiến đấu cho việc quy nạp trên mọi bình diện, bằng cách tránh các ích kỷ, bằng cách thăng tiến sự hiệp thông và đối thoại, bằng cách thúc đẩy sự cộng tác. “Cần tín thác con tim cho người bạn đồng hành, không nghi ngờ, không tin tưởng… Tin tưởng nơi tha nhân là một cái gì có tính cách thủ công, hoà bình là thủ công.” (ibid., 244). Thật không thể nghĩ rằng sự hiệp nhất rạng ngời, nếu tinh thần thế tục khiến chúng ta giao chiến với nhau, tìm kiếm quyền bính khô cằn, tìm kiếm uy tín hay an ninh kinh tế. Và làm điều này trên vai của những người nghèo nhất, bị loại trừ nhất, không được bệnh đỡ nhất, của những người không đánh mất đi phẩm giá của họ, không chú ý tới sự kiện nó bị tấn kích mỗi ngày.
ĐTC nói thêm trong bài giảng:
Sự hiệp nhất này đã là một hoạt động truyền giáo “để thế gian tin”. Truyền giáo không hệ nơi việc chiêu dụ tín đồ – chiêu dụ tín đồ là chế nhạo truyền giáo – nhưng hệ nơi việc thu hút những người ở xa với chứng tá của chúng ta, trong việc tới gần những người cảm thấy xa Thiên Chúa và Giáo Hội, tới gần những người cảm thấy họ bị phán đoán và kết án một cách tiên thiên bởi những người cảm thấy họ toàn thiện và trong trắng. Đến gần những người sợ hãi hay những người thờ ơ để nói với họ rằng “Chúa cũng kêu mời bạn là thành phần của dân Ngài, và Ngài làm điều đó với lòng tôn trọng lớn lao và tình yêu thương” (ibid., 113). Bởi vì Thiên Chúa của chúng ta tôn trọng chúng ta cả trong sự thấp hèn và tội lỗi của chúng ta. Lời mời gọi này của Chúa, văn bản sách Khải Huyền miêu tả với biết bao khiêm tốn và tôn trọng: “Con có thấy không? Ta đứng ngoài cửa và gọi; nếu con muốn mở…”; Ngài không dùng sức mạnh, không bẻ khóa, mà chỉ bấm chuông, gõ cửa một cách nhẹ nhàng và chờ đợi. Đó là Thiên Chúa của chúng ta!
Sứ mệnh của Giáo Hội, như bí tích cứu độ, là trung thực với căn tính dân đang bước đi, với ơn gọi sát nhập vào sự phát triển của mình tất cả mọi quốc gia trên trái đất.
Sự hiệp thông giữa chúng ta càng sâu đậm bao nhiêu, thì việc truyền giáo lại càng được thuận tiện bấy nhiêu (x. Gioan Phaolô II, Pastores gregis, 22). Đặt để Giáo Hội trong tình trạng truyền giáo đòi hỏi chúng ta tái tạo sự hiệp thông, như thế, đây không phải chỉ là một hành động hướng tới bên ngoài. Chúng ta cũng là các thừa sai hướng tới bên trong và hướng tới bên ngoài bằng cách biểu lộ mình như biểu lộ “một bà mẹ đi gặp gỡ, một mái nhà tiếp đón, một trường học thường xuyên của sự hiệp thông truyền giáo” (Tài liệu Aparecida, 370).
Giấc mơ đó của Chúa Giêsu có thể, bởi vì Ngài đã thánh hiến chúng ta: “vì họ con xin thánh hiến chính minh con, để họ cũng được thánh hiến trong sự thật” (Ga 17,19). Cuộc sống tinh thần của người rao giảng Tin Mừng nảy sinh từ sự thật sâu xa ấy, mà không lẫn lộn với vài thời điểm tôn giáo cống hiến một vài nhẹ nhõm – một nền tu đức xem ra phổ biến – Chúa Giêsu thánh hiến chúng ta để dấy lên một cuộc gặp gỡ với Ngài, giữa người với người, một cuộc gặp gỡ dưỡng nuôi cuộc gặp gỡ với các người khác, dấn thân trong thế giới, đam mê loan báo Tin Mừng (x. Niềm vui Tin ừng, 78).
Sự thân tình của Thiên Chúa, không thể hiểu được đối với chúng ta, vén mở cho chúng ta thấy với các hình ảnh nói với chúng ta về sự hiệp nhất, hiệp thông, trao tặng, tình yêu. Vì thế, sự hiệp nhất mà Chúa Giêsu xin không phải là sự đồng nhất, mà là “sự hoà hợp da dạng lôi cuốn” (ibid., 117).
ĐTC giải thích thêm điểm này:
Cái phong phú mênh mông của sự khác biệt, cái đa dạng đạt sự hiệp nhất mỗi lần chúng ta tưởng niệm Ngày Thứ Năm Thánh, làm cho chúng ta xa rời các cám dỗ của các đề nghị duy toàn vẹn, giống các chế độ độc tài, các ý thức hệ hay các giáo phái. Đề nghị của Chúa Giêsu cụ thể, nó không phải là một ý tưởng, nó cụ thể: “Hãy ra đi và cũng làm như thế!” Ngài nói với người hỏi Ngài “ai là người thân cận của tôi?” rằng “hãy ra đi và làm cùng điều đó” sau khi Ngài kể lại dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu.
Đề nghị của Chúa Giêsu cũng không phải là một sắp xếp vừa với tầm mức của chúng ta, trong đó chúng ta đặt ra các điều kiện, chúng ta lựa chọn các phe liên hệ, và loại trừ các người khác. Một thứ tôn giáo của những thành phần ưu tú… Chúa Giêsu cầu nguyện để chúng ta là thành phần của một gia đình, trong đó Thiên Chúa là Cha chúng ta và tất cả là anh em. Không có ai bị loại trừ, và điều này không tìm ra nền tảng trong việc có các khẩu vị giống nhau, có cùng các lo lắng, các tài khéo. Chúng ta là anh em với nhau, bởi vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta vì tình yêu, và đã định cho chúng ta là con cái Ngài, chỉ do sáng kiến của Ngài mà thôi (x. Ep 1,5). Chúng ta là anh em, bởi vì “Thiên Chúa đã đổ vào lòng chúng ta Thần Khí của Con Ngài, kêu lên ‘Abba!’ ‘Cha ơi!'” (Gl 4,6). Chúng ta là anh em, bởi vì được máu Chúa Giêsu Kitô làm cho nên công chính (x. Rm 5,9), chúng ta đã từ cái chết bước vào sự sống bằng cách trở thành “những người đồng thừa tự” của lời hứa (x. Gl 3,26-29; Rm 8,17). Đó là ơn cứu độ mà Thiên Chúa thành toàn và Giáo Hội tươi vui loan báo: là thành phần của một “chúng ta” đưa lên cho tới “chúng ta” thiên linh.
Tiếng kêu của chúng ta, tại nơi này, nhắc lại tiếng kêu của sự tự do, thực hiện tiếng kêu của Thánh Phaolô: “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng.” (1 Cr 9,16). Nó cấp bách và thôi thúc biết bao, như tiếng kêu tỏ lộ ước muốn độc lập. Nó có một sự hấp dẫn giống như thế, nó có cùng ngọn lửa lôi cuốn. Hỡi anh em, hãy có các tâm tình của Chúa Giêsu! Hãy là một chứng tá của sự hiệp thông huynh đệ trở thành nền độc lập!
Và thật đẹp đẽ biết bao, nếu tất cả có thể khâm phục chúng ta vì biết lo lắng cho nhau chừng nào, an ủi nhau và đồng hành với nhau chừng nào! Việc trao ban chính mình đó là việc trao ban thiết lập tương quan liên bản vị. Nó không nảy sinh từ việc cho đi “các sự vật”, nhưng cho đi chính mình. Trong bất cứ việc trao ban nào người ta cho đi chính mình. “Cho đi chính mình” có nghĩa là để cho tất cả quyền năng tình yêu thương là Thần Khí của Thiên Chúa hành động trong chính mình và như thế rộng mở cho sức mạnh tạo dựng của Ngài. Và trao ban chính mình trong cả những lúc khó khăn nhất, như Ngày Thứ Năm của Chúa Giêsu, trong đó Ngài đã biết các phản bội và các âm mưu được đan dệt thế nào, nhưng Ngài trao ban chính mình, trao ban chính mình cho chúng ta với dự án cứu độ của Ngài. Khi trao ban chính mình, con người lại gặp gỡ mình với căn tính thực của mình là con của Thiên Chúa, giống Thiên Chúa Cha và trong sự hiệp thông với Ngài, Đấng trao ban sự sống, là em của Chúa Giêsu, mà họ làm chứng tá. Đó là rao giảng Tin Mừng, đó là cuộc cách mạng của chúng ta, bởi vì đức tin của chúng ta luôn luôn cách mạng, đó là tiếng kêu sâu xa liên lỉ của chúng ta.
Bài giảng của ĐTC đã bị ngắt quãng nhiều lần bởi các tràng pháo tay tán đồng của tín hữu.
Trước khi ĐTC ban phép lành cuối lễ, ĐC Fausto Gabriel Trávez Trávez, TGM Quito, Giáo chủ Ecuador, kiêm Chủ tịch HĐGM Ecuador, đã nhiệt liệt cám ơn ĐTC. Đức cha bày tỏ lòng biết ơn và nói lên niềm vui to lớn của mọi thành phần Giáo Hội và nhân dân nước này vì các lời khích lệ trao ban hy vọng của ĐTC. Nó thôi thúc mọi người dấn thân rao giảng Tin Mừng bằng chứng tá cuộc sống mỗi ngày, và hiệp nhất với nhau trong nỗ lực thăng tiến xã hội và quê hương Ecuador. Mọi người sẽ nhớ mãi các giáo huấn của ĐTC cũng như đã nhớ mãi các lời của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
ĐTC đã ứng khẩu và nói: Anh chị em thân mến, tôi cám ơn anh chị em vì buổi cử hành này, vì việc hiệp nhất chung quanh Bàn thờ Chúa, là Đấng xin chúng ta là một, thật sự là anh em với nhau, xin Giáo Hội là một ngôi nhà huynh đệ. Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em, và tôi xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi.
Sau khi từ giã mọi người, ĐTC đã đi xe về Toà Sứ thần Toà Thánh để dùng bữa trưa và nghỉ ngơi trước khi gặp giới sinh viên học sinh và giới dân sự vào ban chiều.
Sáng thứ năm hôm nay, ĐTC viếng thăm Nhà Dưỡng lão do các nữ tu Thừa sai Bác ái trông coi tại Tumbaco, ngoại ô thủ đô Quito. Sau đó, ngài đến Đền thánh Đức Bà Quinche để gặp gỡ hàng giáo sĩ, tu sĩ và chủng sinh lúc 10 giờ 30, rồi ra phi trường lấy máy bay sang La Paz, thủ đô Bolivia, chặng thứ hai chuyến công du mục vụ của ngài.