28/11/2024

Cha, con và Trường Sa

Gia đình ông Võ Thống (thôn Phụng Du 2, xã Hoài Hảo, H.Hoài Nhơn, Bình Định) có 6 người là cha con, anh em cùng công tác trong ngành khí tượng, trong đó có 5 người đã và đang ở Trường Sa.

 

Cha, con và Trường Sa

 

 

Gia đình ông Võ Thống (thôn Phụng Du 2, xã Hoài Hảo, H.Hoài Nhơn, Bình Định) có 6 người là cha con, anh em cùng công tác trong ngành khí tượng, trong đó có 5 người đã và đang ở Trường Sa. 

 

 

Cha, con và Trường SaÔng Võ Thống kiểm tra thiết bị đo giản đồ nhiệt – Ảnh: Hoàng Trọng
Ở Trạm khí tượng Hoài Nhơn (xã Hoài Đức, H.Hoài Nhơn), nhắc đến Trạm trưởng Võ Thống, các cán bộ trẻ bảo đó là một “cựu binh già” cần mẫn và luôn đề cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Đo gió, đo mây…
 
 
Cha, con và Trường Sa - ảnh 2
Nhiều đêm bão lớn, gió giật ầm ầm, bước ra ngoài có thể bị gió cuốn đi mất, nguy hiểm đến tính mạng nhưng anh em chúng tôi luôn động viên nhau phải hoàn thành tốt nhiệm vụ, nắm số liệu để kịp thời báo cáo về đất liền
Cha, con và Trường Sa - ảnh 3
 
 
 

Ông Thống làm việc trong ngành khí tượng từ năm 1977 đến nay, phần lớn thời gian công tác của ông là ở Trạm khí tượng Hoài Nhơn. Nhiều thế hệ cán bộ khí tượng ở trạm này được ông dìu dắt vào nghề nên xem ông như người thầy, người cha.

Gương mặt đầy những nếp nhăn, thân hình gầy, trông ông Thống già hơn tuổi 56 của mình khá nhiều. Theo ông, tất cả những người làm công tác khí tượng thuỷ văn đều là những người “cô độc nhất thế gian”. “Công việc của nghề này là đo gió, mưa, nắng, mây, đo chấn động mặt đất để phục vụ công tác dự báo trước thời tiết hằng ngày. Dẫu có khó khăn, gian khổ nhưng họ luôn giữ được sự lạc quan, yêu nghề”, ông Thống nói.
Trạm khí tượng Hoài Nhơn có 5 cán bộ, mỗi ca trực kéo dài 24 giờ đồng chỉ có 1 người đảm trách công việc. Trong 24 giờ đó, người trực sẽ thực hiện 8 “ốp” vào các giờ: 7, 10, 13, 16, 19, 22, 1 và 4 – tức khoảng 3 giờ thì thực hiện việc nắm số liệu về mây, gió, nhiệt độ, độ ẩm… rồi gửi về Đài khí tượng thuỷ văn nam Trung bộ (ở TP.Nha Trang) để tổng hợp và đưa ra các bản tin dự báo thời tiết. Nếu có mưa bão thì phải huy động 100% lực lượng trực 24/24 để thường xuyên cập nhật số liệu.
“Tôi đã làm nghề này 38 năm rồi, ngày nắng hay mưa cũng bấy nhiêu công việc đó thôi. Đây là một nghề rất dễ sinh cảm giác cô đơn. Làm việc một mình với máy móc và những con số nên thỉnh thoảng lại trò chuyện với chính mình hay với cái máy vài câu cho đỡ trống vắng. Nhưng rời xa công việc này một vài ngày có khi tôi lại thấy trống vắng hơn ấy chứ”, ông Thống chia sẻ.
Hiên ngang giữa Biển Đông
 
 
Ý thức hơn về chủ quyền Tổ quốc
Theo ông Võ Thống, công việc, cuộc sống của người làm công tác khí tượng ở quần đảo Trường Sa có nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng rất có ý nghĩa. Đối mặt thường xuyên với sóng, gió, bão giông…, nhưng khi ý thức được công việc của mình góp phần bảo vệ hàng vạn ngư dân đang hoạt động trên biển thì mọi người càng yêu mến nghề hơn. “Khi đã ở Trường Sa rồi thì càng nhận thức rõ hơn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, ai cũng gắng hết mình vì công việc”, ông Thống nói.
 

Năm 2007, ông Thống xung phong nhận công tác ở Trạm khí tượng – hải văn Trường Sa (đảo Trường Sa Lớn). Năm sau, ông được chuyển sang làm Trạm trưởng Trạm khí tượng trên đảo Song Tử Tây, đến năm 2010 thì về lại đất liền. Trong ký ức của ông, thời gian công tác tại Trường Sa đầy khó khăn nhưng thật ý nghĩa. Ông nhớ như in hình ảnh đảo Song Tử Tây hiên ngang, hùng vĩ giữa Biển Đông. Ở đó có một trạm khí tượng được thành lập từ năm 1988, nằm cạnh bia chủ quyền đảo. Trạm có 3 cán bộ, gắn bó với nhau như anh em ruột thịt. “Ở đảo, không khí, gió mang độ mặn cao nên máy móc tại đây cũng dễ bị hư hỏng, vì thế, mỗi chúng tôi còn phải kiêm luôn công việc bảo dưỡng thiết bị”, ông Thống kể.

Theo ông Thống, quần đảo Trường Sa có 2 trạm khí tượng – hải văn. Trạm ở Trường Sa Lớn là trạm hạng 1, trạm ở Song Tử Tây là trạm hạng 2, mỗi ngày thực hiện 4 “ốp”, vào các giờ: 7, 13, 19 và 1. Tuy nhiên, mùa mưa bão thì phải thực hiện “ốp” thường xuyên, khoảng 30 phút một lần. “Nhiều đêm bão lớn, gió giật ầm ầm, bước ra ngoài có thể bị gió cuốn đi mất, nguy hiểm đến tính mạng nhưng anh em chúng tôi luôn động viên nhau phải hoàn thành tốt nhiệm vụ, nắm số liệu để kịp thời báo cáo về đất liền”, ông Thống nhớ lại.
Ông Thống kể lại câu chuyện về sự hy sinh của anh Hoàng Văn Nghĩa (quê tỉnh Nam Định), cán bộ quan trắc của Trạm khí tượng – hải văn Trường Sa. Tháng 3.2010, một đêm biển động rất mạnh nhưng anh Nghĩa vẫn ra khu cầu cảng thu thập số liệu về mực nước và cấp sóng. Chờ lâu không thấy anh trở về, các anh em ở trạm ra cầu cảng tìm và phát hiện thi thể đồng nghiệp mắc kẹt dưới lớp san hô. Năm đó anh Nghĩa mới 24 tuổi, vĩnh viễn nằm lại ở nghĩa trang trên đảo Trường Sa Lớn.
Quần đảo Trường Sa là một trong những nơi đầu tiên hứng chịu những cơn bão trên Biển Đông trước khi đổ bộ vào đất liền của VN. Các đảo ở đây còn có âu tàu, là chỗ neo đậu tránh trú bão của tàu thuyền ngư dân đánh bắt trên biển. Do vậy, những số liệu về thời tiết mà hai trạm khí tượng trên quần đảo này cập nhật đóng vai trò quan trọng trong công tác dự báo thời tiết.
Con nối bước cha
Khi Trạm khí tượng Hoài Nhơn còn đóng ở gần nhà (thôn Phụng Du 2), ông Thống thường xuyên dẫn các con của mình đi theo để xem cha làm việc. Xem miết rồi quen, các con của ông cũng thích theo nghề cha. Nhưng sau khi tốt nghiệp THPT, do gia đình không có điều kiện nên các con ông Thống không tiếp tục theo học mà phải đi làm phụ giúp mẹ. “Hồi đó, anh Võ Thanh Hải (nay 34 tuổi) đi làm thợ hồ, chị Võ Thị Thu Hương (32 tuổi) làm công nhân may, còn tôi thì đi làm ở xưởng chế biến gỗ”, anh Võ Thành Tín (28 tuổi, cán bộ Trạm khí tượng Hoài Nhơn), con trai ông Thống, nhớ lại.
Khi gia đình vượt qua khó khăn về kinh tế, cả 3 con của ông đều chọn học ngành khí tượng tại một trường cao đẳng ở TP.HCM. Năm 2010, ông Thống từ đảo Song Tử Tây về đất liền thì người con trai đầu là Võ Thanh Hải nhận công tác tại Trạm khí tượng – hải văn ở đảo Trường Sa Lớn. Hơn một năm sau, do mới cưới vợ nên anh Hải xin về đất liền công tác một năm thì cậu em Võ Thành Tín lại tiếp bước anh ra công tác tại đảo Trường Sa Lớn…
“Hồi đó, mình và người yêu quen nhau đã hơn 7 năm, đang tính chuyện cưới xin thì nhận được lệnh công tác tại Trường Sa. Mình bàn với cô ấy là sau khi hoàn thành 3 năm công tác tại Trường Sa trở về thì cưới nhưng cô ấy nhất quyết không chịu, khóc suốt. Thế là cưới nhau được vài ngày, mình phải chia tay vợ khăn gói ra Trường Sa. Đằng đẵng 3 năm nhớ nhung mới được đoàn tụ, giờ vợ chồng mình vừa mới sinh được đứa con đầu lòng”, anh Tín kể.
Trở về đất liền được một năm, vợ sinh đứa con đầu lòng xong thì anh Hải lại ra đảo nhận nhiệm vụ Trạm trưởng Trạm khí tượng đảo Song Tử Tây. Đến nay, đứa con thứ hai của anh đã hơn 1 tuổi nhưng bé vẫn chưa được gặp mặt cha. “Mùa mưa bão, việc hoạt động của Trạm khí tượng đảo Song Tử Tây rất vất vả vì thời tiết khắc nghiệt. Chúng tôi phải thu thập số liệu trong điều kiện mưa to, gió lớn rất nguy hiểm. Nhưng ý thức được công việc của mình ảnh hưởng đến sinh mệnh của rất nhiều người, nhất là những ngư dân hoạt động trên biển, nên đòi hỏi chúng tôi phải luôn khắc phục mọi khó khăn để đo đếm chính xác”, anh Hải nói.
Con gái ông Thống, chị Thu Hương hiện là cán bộ Đài khí tượng thuỷ văn nam Trung bộ. Chồng chị Hương, anh Đào Bá Cao đang là Phó trạm trưởng Trạm khí tượng – hải văn Trường Sa. Ông Thống còn có người em trai là Võ Thái Hoàng, đang công tác tại Đài khí tượng thuỷ văn nam Trung bộ, cũng từng có thời gian gắn bó với Trường Sa.
“Gia đình toàn làm nghề khí tượng nên người ta gọi chúng tôi là “Gia đình khí tượng”. Chúng tôi có một quãng thời gian công tác tại Trường Sa, gia đình tôi xem đấy là một niềm tự hào”, ông Thống nói.

 

Hoàng Trọng