10/01/2025

Đức Thánh Cha kêu gọi từ bỏ lòng quyến quyến của cải

Ngài đưa ra lời cảnh giác trên đây trong bài giảng Thánh lễ sáng ngày 25-5-2015 tại Nguyện đường Nhà trọ Thánh Marta ở Nội thành Vatican. Trong bài giảng, ĐTC đã diễn giải bài Tin Mừng về cuộc gặp gỡ của chàng thanh niên giàu có với Chúa Giêsu. Anh ta chăm chỉ giữ các giới răn nhưng khi Ngài mời gọi anh ta bán của cải để đi theo Ngài, thì anh ta buồn rầu bỏ đi. Trước tình trạng đó, Chúa nói: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời.”

Đức Thánh Cha kêu gọi từ bỏ lòng quyến quyến của cải
 
Ngài đưa ra lời cảnh giác trên đây trong bài giảng Thánh lễ sáng ngày 25-5-2015 tại Nguyện đường Nhà trọ Thánh Marta ở Nội thành Vatican.

Trong bài giảng, ĐTC đã diễn giải bài Tin Mừng về cuộc gặp gỡ của chàng thanh niên giàu có với Chúa Giêsu. Anh ta chăm chỉ giữ các giới răn nhưng khi Ngài mời gọi anh ta bán của cải để đi theo Ngài, thì anh ta buồn rầu bỏ đi. Trước tình trạng đó, Chúa nói: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời.”

ĐTC nhận xét: “Thế là niềm vui và hy vọng nơi chàng thanh niên giàu sang ấy tan biến, vì chàng ta không muốn từ bỏ của cải của mình. Sự quyến luyến của cải là khởi đầu mọi thứ hư hỏng, ở mọi người: hư hỏng bản thân, hư hỏng trong kinh doanh, cả thứ hư hỏng cỡ nhỏ trong thương mại, hư hỏng của những người giảm bớt cân lượng đúng đắn, hư hỏng chính trị, hư hỏng trong giáo dục… Tại sao? Vì những người sống gắn bó với quyền lực, giàu sang của mình thì tưởng mình đang ở trên thiên đàng rồi. Họ khép kín, không có chân trời, không có hy vọng. Rốt cục họ phải rời bỏ tất cả.”

ĐTC nhắc lại một khu phố ngài đã thấy trong thập niên 1970, khu phố của những người giàu sang, họ phải xây hàng rào chung quanh để bảo vệ chống lại trộm cắp… Sống không có chân trời là một cuộc sống son sẻ, sống không có hy vọng là một cuộc sống buồn thảm. Sự quyến luyến với của cải làm cho chúng ta buồn thảm và son sẻ. Tôi nói “quyến luyến” chứ không nói “quản trị tốt của cải”, vì của cải là điều để mưu công ích cho mọi người. Nếu Chúa ban của cải cho một người là để họ mưu ích cho tất cả mọi người, chứ không phải cho bản thân họ mà thôi, không phải để họ khép kín của cải trong tâm hồn, để rồi trở nên hư hỏng và buồn sầu.

ĐTC nhấn mạnh: “Của cải mà không có lòng quảng đại làm cho chúng ta tưởng mình quyền năng, như Thiên Chúa. Nhưng rốt cục chúng tước đoạt của chúng ta điều tốt đẹp nhất, là niềm hy vọng.”