01/11/2024

Bệnh không lây gia tăng

150.000 người mắc ung thư mới/năm, 2,5 triệu người đái tháo đường, 13,5 triệu người có rối loạn tâm thần… các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng với tốc độ chóng mặt ở VN.

 

Bệnh không lây gia tăng

 

150.000 người mắc ung thư mới/năm, 2,5 triệu người đái tháo đường, 13,5 triệu người có rối loạn tâm thần… các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng với tốc độ chóng mặt ở VN. 

 


 

 

Bệnh nhân ung thư nằm điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa
Bệnh nhân ung thư nằm điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM – Ảnh: Hữu Khoa

Theo ông Nguyễn Văn Tiên – phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, nếu không tích cực ngay thì VN sẽ khó khăn đối mặt với sự gia tăng này.

Tại hội nghị về phòng chống bệnh không lây nhiễm vừa tổ chức ở Hà Nội, ông Bùi Diệu, giám đốc Bệnh viện K, cho hay số mắc ung thư thực quản và ung thư đường tiêu hóa đã tăng thời gian gần đây, trong các nguyên nhân có nguyên nhân về thực phẩm – dinh dưỡng. 

Lo ung thư, rối loạn tâm thần…

Cũng theo các chuyên gia Bệnh viện K, tỉ lệ mắc gia tăng nhưng nhân lực chuyên khoa ung thư lại rất thiếu. Phó giám đốc Bệnh viện K Lê Văn Quân cho biết bệnh viện này đang thiếu 100-150 bác sĩ.

Tuyến tỉnh và huyện hầu như chưa phát hiện, điều trị được bệnh ung thư, hoặc điều trị được thì mới ở một số chuyên khoa.

Ngay Bệnh viện K thì cơ sở 3 của bệnh viện này đã đưa vào hoạt động 700 giường bệnh, nhưng hiện mới có một máy xạ trị và phải xếp lịch xạ trị tới 1g sáng cho bệnh nhân!

Theo ông Diệu, hồi cứu trên 51.000 bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị tại Bệnh viện K, Bạch Mai, Ung bướu Hà Nội, Việt Tiệp Hải Phòng, T.Ư Huế cho thấy trên 71% bệnh nhân đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn 3 hoặc hơn nữa, hiệu quả điều trị rất hạn chế.

Trong khi đó ông Lại Đức Trường, văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại VN, lại lo ngại về chứng rối loạn tâm thần.

Thật ra rối loạn tâm thần có thể chỉ biểu hiện bằng các cơn stress hoặc chứng rối loạn giấc ngủ, có người biểu hiện bằng hiện tượng u uất không giao tiếp, có người bị nghiện mua sắm hoặc nghiện cờ bạc… Vì ngại hoặc không biết đó là bệnh nên người bệnh không đi khám.

Ông La Đức Cương (Bệnh viện Tâm thần T.Ư) cho biết có người bệnh tâm thần lần đầu đến khám ở bệnh viện ông vào buổi sáng, bệnh viện đã giữ lại điều trị nhưng gia đình xin về thì ngay buổi chiều bệnh nhân đã giết vợ con.  

48% bệnh nhân tử vong ở các nước đang phát triển

Theo ông Nguyễn Thanh Long – thứ trưởng Bộ Y tế, người ta vẫn tưởng những căn bệnh như tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường… là bệnh của nhà giàu, nước giàu, nhưng khi Tổ chức Y tế thế giới có thống kê người ta mới thấy người nghèo, nhà nghèo bị nhiều hơn: chỉ 20% số tử vong do các căn bệnh này là công dân các quốc gia phát triển, còn quốc gia đang phát triển chiếm tới 48% số tử vong.

Do đó, ông Nguyễn Văn Tiên nhận định nếu không tích cực ngay từ bây giờ, VN rất khó khăn đối mặt với các bệnh không lây, bởi với bệnh tăng huyết áp thì liên quan đến thói quen ăn nhiều muối, nhưng 90% người Việt có chế độ ăn thừa muối (mỗi người chỉ nên ăn 6 gam muối/ngày), hoặc khoảng 46% nam giới trưởng thành nghiện thuốc lá, tiêu thụ bia lên tới 4 tỉ lít/năm… 

Ông Nguyễn Thanh Long cho biết Chính phủ đã ký chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm từ năm 2015-2025.

Song chuyện ăn vừa muối, ngừng hút thuốc, giảm tối đa rượu bia… thì còn cần sự phối hợp của từng người dân. Hơn 20 triệu người Việt có bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, tăng huyết áp cần sự can thiệp của y khoa.

Ai cũng thấy nhiều, thấy sợ nhưng nói phải cai thuốc cai rượu thì lại không nỗ lực. Vì vậy, sự nghiệp phòng chống rượu bia thuốc lá thật sự rất khó khăn, Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia vẫn trên đà vận động thì số bia tiêu thụ có thể tăng thêm 30% chỉ sau hai năm, tiêu tốn 4 tỉ USD/năm.

“Cái khó của VN là trên 9 triệu hộ sản xuất đồng thời kinh doanh luôn thực phẩm. Can thiệp bằng biện pháp hành chính rất khó khăn”- ông Long nói! 

Tỉ lệ mắc mới ung thư qua các năm 2000, 2010 và dự báo năm 2020:

LAN ANH