16/11/2024

Dân nước Cuba nóng lòng chờ đợi chuyến viếng thăm của ĐGH Phanxicô

Vào tháng 9 năm nay, ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm mục vụ Cuba nhân chuyến công du Hoa Kỳ. Đây sẽ là chuyến viếng thăm thứ ba sau chuyến công du 3 nước châu Mỹ Latinh là Ecuador, Bolivia và Paraguay trong các ngày từ mồng 6 đến 12 tháng 7 tới đây. Chuyến viếng thăm châu Mỹ Latinh lần tiên diễn ra hồi năm năm 2013, nhân này quốc tế giới trẻ tại Brasil.

Dân nước Cuba nóng lòng chờ đợi chuyến viếng thăm của ĐGH Phanxicô
 
Một số nhận định của ĐHY Beniamino Sltella, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ 


Vào tháng 9 năm nay, ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm mục vụ Cuba nhân chuyến công du Hoa Kỳ. Đây sẽ là chuyến viếng thăm thứ ba sau chuyến công du 3 nước châu Mỹ Latinh là Ecuador, Bolivia và Paraguay trong các ngày từ mồng 6 đến 12 tháng 7 tới đây. Chuyến viếng thăm châu Mỹ Latinh lần tiên diễn ra hồi năm năm 2013, nhân này quốc tế giới trẻ tại Brasil.

Trong các ngày từ 22 đến 28 tháng 4 vừa qua, ĐHY Beniamino Stella, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, nguyên là Sứ thần Toà Thánh tại Cuba, đã viếng thăm Cuba và gặp gỡ Chủ tịch Raul Castro.

Sau đây, chúng tôi xin gửi tới quý vị thính giả một số nhận định của ĐHY liên quan tới chuyến viếng thăm này.

Hỏi: Thưa ĐHY trong mấy ngày cuối tháng 4 vừa qua, ĐHY đã viếng thăm Cuba, nơi ĐHY đã từng là Sứ thần Toà Thánh. ĐHY thấy bầu khí Giáo hội Cuba chờ đợi chuyến viếng thăm của ĐTC như thế nào?

Đáp: Khoá cạnh huynh đệ của Giáo hội Cuba đã luôn luôn đánh động tôi. Đây là một Giáo Hội thanh thản, tươi vui, nơi người ta vẫn còn mang vài gánh nặng và khó khăn có tính cách “lịch sử”, nhưng với thái độ thung dung, tin tưởng và niềm hy vọng. Khía cạnh này tôi cũng đã nói lên với các giám mục cũng như các linh mục. Đôi khi trong các hoàn cảnh khó khăn, người ta than van, người ta buồn chán… một ít vì đặc tính của người dân nước này và cũng vì đức tin sâu đậm của giáo hữu, của các linh mục, các giám mục. Người ta sống trong các hoàn cảnh khó khăn, bất an, nhưng với sự tin tưởng: tin tưởng nơi Thiên  Chúa và cũng tin tưởng nơi thiện chí của hàng lãnh đạo Giáo Hội, và đương nhiên cũng như của người có nhiệm vụ lãnh đạo số phận của đất nước nữa.

Hỏi: Liên quan tới việc này, trong chuyến viếng thăm tại Cuba, ĐHY đã có thể gặp gỡ Chủ tịch Raul Castro. ĐHY có thể cho biết về cuộc gặp gỡ này hay không?

Đáp: Đó đã là một cuộc nói chuyện dài; một chút ký ức của chủ tịch Cộng hoà về một quá khứ, mà hiển nhiên giới lãnh đạo Cuba giữ sâu trong con tim, nhưng cũng với sự chú ý và một dự phóng về tương lai. Ký ức về những biến cố trong quá khứ rất mạnh mẽ, như người ta có thể hiểu. Tuy nhiên, người ta cũng có cảm giác rõ ràng rằng cần phải nhìn về phía trước để cập nhật các tình trạng khó khăn, hầu tìm ra các giải pháp cho các vấn đề ngày nay, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Vì thế, ông chủ tịch đã nói rằng chính quyền đang nghiên cứu các cải cách liên quan tới các khía cạnh kinh tế, nhưng cũng liên quan tới sự hiện diện và hoạt động của Giáo Hội nữa. Có biết bao nhiêu việc chắc chắn đang được chú ý: chính tôi cũng đã nhấn mạnh với ông chủ tịch vài đề tài quan trọng mà các giám mục đang chờ đợi các câu trả lời trong bối cảnh chuyến viếng thăm của ĐTC, nhưng cả trong tương lai gần nữa. Có vấn đề tu sửa và xây cất các nhà thờ mới; có vấn đề các khó khăn mà biết bao nhiêu linh mục gặp phải trong việc di chuyển trong nước. Tôi đã rất kinh ngạc và tôi xin lỗi nếu tôi nói lên điều đó trong lúc này. Có một linh mục tại Camaguey sau một cuộc họp đã lấy lại chiếc xe đạp của cha và nói với tôi: Đây là một chiếc xe đạp vào thời xa xưa, khi có đông người Nga hiện diện tại Cuba. Và tôi tự nhủ: đó là một chiếc xe đạp của viện bảo tàng… Nhưng đó là phương tiện di chuyển của các linh mục, và đường xa chứ không gần, vì một linh mục thường phải trông coi nhiều cộng đoàn, khí hậu nhiệt đới lại ẩm thấp. Giáo Hội cần có thể di chuyển với các nhân viên mục vụ của mình, nhất là các linh mục cần di chuyển với các phương tiện ít mệt nhọc hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn.

Hỏi: Thưa ĐHY, còn các đề tài nào khác được ĐHY đề cập tới với Chủ tịch Raul Castro không?

Đáp: Đề tài thứ ba cũng rất là thời sự đó là việc Giáo Hội có thể sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội. Đã có các tiến bộ và đây là một trong các dấu chỉ của việc tiến tới các khoảng không tự do phù hợp với Giáo Hội. Tuy nhiên, tôi tin rằng chuyến viếng thăm của ĐTC cũng sẽ mang tới các mới mẻ rất được mong ước trong phương tiện truyền thông. Các giám mục ước mong có thể làm việc trong lĩnh vực này, và có thể thông truyền với các tín hữu. Sự kiện là ngày nay như quý vị biết, ngay cả tại Đài Vatican nữa, không chỉ là truyền hình thôi, không phải là radio mà là liên mạng Internet, là truyền thông số, mà Giáo hội Cuba rất ước muốn có được vài điều mới mẻ. Người ta đã nói với tôi là họ đang nghiên cứu, cần phải củng cố một chút việc yểm trợ kỹ thuật của các điều mới mẻ này cho Giáo hội Cuba trong lĩnh vực Internet. Tôi hy vọng là chúng sẽ tới mau. Còn có một điều khác tôi đã nói với hàng lãnh đạo Cuba đó là việc chăm sóc các cộng đoàn nhỏ trên vùng núi. Có biết bao nhiêu cộng đoàn nhỏ sống trên các vùng núi rải rác trong khắp nước, nơi không có các đền thờ nhưng chỉ có các căn nhà truyền giáo, nơi các linh mục, đôi khi các phó tế, các giáo lý viên đến thăm. Cần phải đưa ra con số thật làm sao để Giáo Hội có các điểm tựa cho dấn thân rao truyền Tin Mừng của mình. Cả trong lĩnh vực này nữa, đã có nhiều việc được làm và tôi tin rằng chuyến viếng thăm của ĐTC sẽ thực sụ mở ra một cánh cửa sổ lớn, một lĩnh vực lớn lao giúp gia tăng chiều kích của việc rao truyền Tin Mừng và công tác truyền giáo.

Hỏi: Câu trả lời của ĐHY đã chứa đựng vài yếu tố. Có sự chờ đợi nào cho chuyến công du của ĐTC Phanxicô tại Cuba vào tháng 9 hay không, vì chuyến viếng thăm đã được loan báo trong khi ĐHY đang ở Cuba?

Đáp: Có chứ. Có một sự chờ đợi lớn. Có sự tò mò muốn biết ĐTC sẽ đi đâu, từ đâu vào Cuba, sẽ khởi hành từ đâu, một chút tò mò tự nhiên của biết bao tín hữu Cuba, là những người đã biết Đức Gioan Phaolô II, Đức Bênêđictô XVI, và giờ đây Đức Phanxicô. Người ta có một ký ức rất sống động về hai chuyến viếng thăm trước của các Giáo hoàng. Vì thế, chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô vào tháng 9 tới đây rất được ao ước, cũng vì ĐTC là một người của Châu Mỹ Latinh, một Giáo hoàng nói tiếng Tây Ban Nha… Vì thế, tôi tin rằng có một cảm nhận tự nhiên giữa thế giới Mỹ Latinh, và Cuba trong trường hợp của chúng ta với ĐTC Phanxicô. Tôi nghĩ nó sẽ là một thời điểm sâu đậm của Giáo Hội, của thông truyền và hy vọng lớn lao cho mọi người dân Cuba, nhưng đặc biệt đối với những ai làm việc và tranh đấu với đức tin cho cuộc sống, cho Giáo Hội trong môi trường cuộc sống Công giáo.

Hỏi: ĐHY đã nhấn mạnh các chuyến viếng thăm trước đây của các Giáo Hoàn. Như là Sứ Thần Toà Thánh tại La Habana trong thập niên 1990 ĐHY đã tổ chức chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II. Trong chuyến viếng thăm đó Đức Wojtila có nói một câu đáng ghi nhớ: “Uớc gì Cuba mở cửa cho thế giới và thế giới mở cửa cho Cuba”, và trong một cách thế nào đó lời cầu mong đó của Đức Gioan Phaolô II dang được hiện thực, có đúng thế không thưa ĐHY?

Đáp: Chớ nói là tôi đã tổ chức chuyến viếng thăm đó. Tôi đã chỉ hiện diện tại Cuba trong thời điểm đó mà thôi: chúng tôi đã chờ đợi lâu, chúng tôi đã chờ đợi với sự nôn nóng rồi với niềm vui lớn; chúng tôi đã làm việc. Khác với chuyến viếng thăm lần này, chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II đã được chuẩn  bị rất lâu, tôi nghĩ là một năm. Như vậy, kể cả trên bình diện sắp xếp, đó đã là một chuyến công du được suy tư nhiều, được cấu trúc nhiều, được dự kiến trong biết bao nhiêu chi tiết.

Trái lại, chuyến viếng thăm này đã xảy ra với một thời gian chuẩn bị hơi thu ngắn, tuy nhiên có kinh nghiệm của hai chuyến viếng thăm rất đẹp trước đó và vì vậy còn có các cấu trúc hiện hữu của các chuyến viếng thăm trước. Tôi nghĩ rằng trong bốn tháng còn lại trước chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô người ta sẽ làm việc. Người ra đang làm việc kể cả các khía cạnh phối hợp cũng có thể được giải quyết. Điều quan trọng là sự tham dự, điều quan trọng là việc gây ý thức cho các tín hữu Công giáo Cuba. Và thực tế, điều quan trọng là đó là tín hữu có thể di chuyển, có thể đi đến những nơi tụ tập, nơi ĐTC sẽ dừng lại trong chuyến viếng thăm này, là chuyến viếng thăm hoàn toàn mục vụ, được ĐTC mong mỏi với các thời gian khác rộng rãi, làm sao để ĐTC hiện diện, cử hành, viếng thăm và có thể thông truyền với Giáo hội Cuba ngoại thường này, một Giáo Hội gia tăng mạnh mẽ và với biết bao nhiêu giá trị Kitô và nhân bản, được nhận thức rõ ràng và với con tim hiện diện trong các vùng của đất nước này.

Hỏi: Thưa ĐHY, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Raul Castro, khi loan báo việc tan giá băng giữa Hoa Kỳ và Cuba, đã nhấn mạnh vài trò tích cực quan trọng của ĐTC Phanxicô. Giáo Hội cũng sẽ góp phần vào việc củng cố sự đối thoại giữa người Cuba và người Mỹ trong tương lai, có đúng thế không?

Đáp: ĐTC Phanxicô đã thực sự là người đã cống hiến lời cầu nguyện, đức tin và cả đặc sủng của ngài cho biến cố này. Tôi không nghi ngờ gì, đề tài Cuba đã là đề tài ngài cảm nhận sâu xa, và vì thế ngài đã đưa ra các sáng kiến ngoại giao. Và từ ngữ mà ngài dùng, ngài đã làm trong tư cách là chủ chăn một cách tự nhiên… Và tôi nghĩ là chúng ta phải biết ơn ngài rất nhiều, biết ơn con tim và óc sáng tạo của ngài. Và Giáo hội Cuba chắc chắn là đồng thanh một cách hoàn toàn với ĐTC Phanxicô, và sẽ biết tiếp tục các sáng kiến ấy qua trung gian của Hội đồng Giám mục. Điều quan trọng đó là Hội đồng Giám mục là tổ chức đảm trách dấn thân công khai trong các hình thức đối thoại với chính quyền của quốc gia này. Và rồi mỗi giám mục, tới lượt mình, cũng thông dịch, cũng hoạt động cho các sáng kiến này một cách công khai, làm sao để sự xích lại gần nhau này có thể tiếp tục luôn hiện thực ngày càng nhiều hơn, và chúng ta có thể trông thấy sớm chừng nào có thể. Các đề tài làm việc của hai nước thì tôi nghĩ không đơn sơ, chúng không nhiều lắm, vì thế nếu có ý chí thì tôi nghĩ không có các chướng ngại và không có ngọn núi cao nào mà không trèo qua được. Và như vậy, chúng tôi và riêng tôi ước mong một cách khiêm tốn rằng người ta có thể đi đến các kết quả lợi ích lớn lao mau chừng nào có thể, để chúng mở ra một giai đoạn mới một cách vĩnh viễn và đặc biệt tích cực trong các quan hệ giữa hai nước.

(RG 2-5-2015)