11/01/2025

Tan hoang ngôi đền 6 thế kỷ

Tháng 3.2012, các tay súng của tổ chức Hồi giáo cực đoan Salafis đã phá huỷ hàng loạt ngôi mộ, đền thờ thánh Abdul Salam Al-Asmar được xây dựng từ thế kỷ 15 tại TP.Zliten, Libya.

 

Tan hoang ngôi đền 6 thế kỷ

 

 

Tháng 3.2012, các tay súng của tổ chức Hồi giáo cực đoan Salafis đã phá huỷ hàng loạt ngôi mộ, đền thờ thánh Abdul Salam Al-Asmar được xây dựng từ thế kỷ 15 tại TP.Zliten, Libya.

 

 

NHIỀU DI TÍCH KHÁC Ở LIBYA  BỊ TÀN PHÁ NẶNG NỀ Tháng 11.2011, những kẻ tấn công phá hoại nghĩa trang Gargaresh, làm hư hại đền Sidi Nasr ở Tripoli. Một nhóm vũ trang tấn công nghĩa trang TP.Benghazi vào tháng 1.2012, làm hư hỏng nhiều ngôi mộ dành cho những binh sĩ Anh và Ấn Độ thiệt mạng trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Hành động này được cho là của nhóm nổi dậy ở Libya được phương Tây hậu thuẫn trong cuộc chiến chống lại cựu lãnh đạo Gaddafi, giờ quay lưng với đồng minh. Tháng 8.2012, đền thờ lịch sử Shaab tại trung tâm thủ đô Tripoli bị phá hủy giữa ban ngày. Đền thờ ở Tripoli bị phá huỷ – Ảnh: REUTERS

Phẫn nộ vì hành động quá khích
Quốc hội Libya mới được bầu ngay lập tức tổ chức phiên họp khẩn cấp để đánh giá mức độ thiệt hại tại đền thờ Abdul Salam Al-Asmar. Tờ The Wall Street Journal (Mỹ) bình luận đây là vụ phá hủy một trong những nơi tôn kính nhất của đất nước Libya. Công chúng hết sức phẫn nộ vì nhà cầm quyền đã không thể ngăn cản vụ việc. Sự sụp đổ của chính phủ do Tổng thống Muammar Gaddafi đứng đầu từ sau cái chết của ông vào ngày 20.10.2011 kéo theo bất ổn tại đất nước Bắc Phi này.
 
 
Nhiều di tích khác ở Libya bị tàn phá nặng nề
Tháng 11.2011, những kẻ tấn công phá hoại nghĩa trang Gargaresh, làm hư hại đền Sidi Nasr ở Tripoli. Một nhóm vũ trang tấn công nghĩa trang TP.Benghazi vào tháng 1.2012, làm hư hỏng nhiều ngôi mộ dành cho những binh sĩ Anh và Ấn Độ thiệt mạng trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Hành động này được cho là của nhóm nổi dậy ở Libya được phương Tây hậu thuẫn trong cuộc chiến chống lại cựu lãnh đạo Gaddafi, giờ quay lưng với đồng minh. Tháng 8.2012, đền thờ lịch sử Shaab tại trung tâm thủ đô Tripoli bị phá huỷ giữa ban ngày. 
 

Đền thờ thánh Abdul Salam Al-Asmar là nơi vị thánh Hồi giáo của Libya Abdul Salam Al-Asmar sinh vào thế kỷ 15 tại TP.Zliten, Libya được chôn cất. Sinh thời, Abdul Salam Al-Asmar chọn cuộc sống khổ hạnh trong sa mạc để thực hiện nhiều phép lạ cho dân chúng. Abdul Salam Al-Asmar qua đời năm 1575 ở tuổi 120 và ngôi mộ ông ở Zliten là nơi hành hương lớn của người Hồi giáo.

Đến ngày 25.8.2012, các tín đồ được cho là thuộc tổ chức Hồi giáo Salafis đã mang xe ủi đất vào trung tâm thủ đô Tripoli và san phẳng ngôi đền nhiều thế kỷ Abdullah Al-Sha’ab thờ Abdullah Al-Sha’ab, một học giả Libya theo đạo Hồi giáo Sufi, qua đời vào thế kỷ 16. Ngoài phần mộ của Abdullah Al-Sha’ab, tại ngôi đền này còn có 50 ngôi mộ của những học giả Libya đáng kính khác. Đây là địa điểm tôn giáo quan trọng đối với người Hồi giáo Sufi tại Libya và cũng là nơi Tổng thống Muammar Gaddafi khi còn sống thường lui tới.
Sau đó các tay súng Salafis tiếp tục huỷ diệt một số ngôi mộ và đền thờ tại Zliten, đốt thư viện liền kề là nơi ở của hàng trăm sinh viên thần học. Đây là địa điểm dành riêng cho các chi nhánh thần bí của đạo Hồi có lịch sử lâu đời ở hầu khắp Bắc Phi.
Các học giả tại Libya cáo buộc rằng những tôn giáo cực đoan lợi dụng khoảng trống quyền lực để áp đặt thô bạo mệnh lệnh tôn giáo của họ đối với xã hội. Ít nhất ba đền thờ khác tại Libya đã bị phá hoại từ khi nội chiến tại đây nổ ra. Lực lượng an ninh của chính phủ thất bại trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công và trong một số trường hợp, đã đứng nhìn khi các cuộc phá huỷ diễn ra.
Athens của châu Phi bị tàn phá
Không ít di tích khác tại Libya đang bị huỷ hoại khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Thành cổ huyền thoại Leptis Magna đã bị lực lượng ủng hộ Tổng thống Gaddafi chiếm đóng một phần trong cuộc nội chiến tại Libya. Nơi này cũng thường xuyên xảy ra giao tranh giữa quân đội NATO và lực lượng ủng hộ Tổng thống Gaddafi. Leptis Magna đã được UNESCO mô tả là “một trong những thành phố đẹp nhất của đế chế La Mã”. Thành lập khoảng năm 1.000 trước Công nguyên, Leptis Magna giờ chỉ là tàn tích nằm tại Al Khums, cách thủ đô Tripoli 130 km về phía đông. Đến triều đại của hoàng đế La Mã Tiberius, khi các thành phố và khu vực chung quanh chính thức đưa vào lãnh thổ của đế quốc La Mã cổ đại, thì Leptis Magna trở thành thành phố hàng đầu của La Mã tại châu Phi, nơi có nhiều trung tâm thương mại lớn. Di tích này là một trong những tàn tích La Mã hùng vĩ và hoang sơ còn lại ở Địa Trung Hải.
Cyrene, thành phố quan trọng đối với người Hy Lạp và La Mã, được thành lập năm 630 trước Công nguyên, từng được mệnh danh là Athens của châu Phi. Đây là nơi có đền thờ thần Apollo được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Năm 1982, UNESCO vinh danh Cyrene là di sản văn hoá thế giới. Năm 2005, các nhà khảo cổ Ý đến từ ĐH Urbino phát hiện 76 pho tượng La Mã còn nguyên vẹn tại Cyrene được làm từ thế kỷ thứ 2.
Khi cuộc nổi dậy diễn ra ở Libya, một khu vực rộng lớn của Cyrene đã bị phá huỷ nặng nề. Khoảng 200 ngôi mộ và hầm bị san bằng cùng với cây cầu có niên đại vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.