Đức Thánh Cha đề cao giá trị của các ngành thể thao
VATICAN – ĐTC đề cao giá trị của mọi ngành thể thao và kêu gọi đừng quên chiều kích tinh thần và tôn giáo trong lĩnh vực này. Ngài trình bày lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến hôm 7-5-2015 dành cho 7.000 thành viên các hội thể thao miền Lazio ở Italia nhân dịp kỷ niệm 115 năm thành lập Hội này.
Đức Thánh Cha đề cao giá trị của các ngành thể thao
VATICAN – ĐTC đề cao giá trị của mọi ngành thể thao và kêu gọi đừng quên chiều kích tinh thần và tôn giáo trong lĩnh vực này.
Ngài trình bày lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến hôm 7-5-2015 dành cho 7.000 thành viên các hội thể thao miền Lazio ở Italia nhân dịp kỷ niệm 115 năm thành lập Hội này.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC ca ngợi thành quả của Hội Thể thao Lazio kể từ khi được thành lập đến nay và ngài cũng nhận xét rằng tại Italia và cũng như tại Argentina, khi nói đến thể thao, người ta có nguy cơ chỉ nói về bóng đá, mà lơ là đối với các bộ môn thể thao khác. Thật ra, mỗi ngành thể thao đều có giá trị riêng, không những về phương diện thể lý hoặc xã hội, nhưng cả về phương diện luân lý nữa, vi nó mang lại cho con người, đặc biệt là các thiếu niên và người trẻ, những cơ hội để tăng trưởng trong sự quân bình, tự chủ, hy sinh và lương thiện đối với tha nhân.
ĐTC nói thêm: “Kinh Thánh dạy chúng ta: con người là một toàn thể, tinh thần và thân xác. Vì thế, tôi khuyến khích các bạn, khi sinh hoạt thể thao, luôn vun trồng chiều kích tôn giáo và tinh thần. Nhiều khi có những người trẻ phải bỏ lễ, bỏ giờ giáo lý vì tập luyện thể thao. Đó không phải là một dấu hiệu tốt, vì nó đánh mất nấc thang các giá trị. Cũng vậy, không thể vì thể thao mà lơ là việc học hành, tình bạn, phục vụ người nghèo.” (SD 7-5-2015)
Tiếp kiến 7.000 thành viên Liên hiệp Quần vợt (tennis) Italia
Mặt khác, sáng 8-5-2015, ĐTC đã tiếp kiến 7.000 thành viên Liên hiệp Quần vợt Italia. Hiện diện tại Đại Thính đường Phaolô VI cũng có nhiều trẻ em tham gia sinh hoạt vui chơi và vận động do Liên hiệp này tổ chức.
Trong huấn dụ tại buổi tiếp kiến, ĐTC đề cao thể thao như một con đường giáo dục và nói:
“Có 3 con đường, 3 cột trụ cơ bản đối với các trẻ em, thiếu niên và người trẻ, đó là: giáo dục – học đường và gia đình – thể thao và lao động. Khi có đủ 3 cột trụ ấy, thì có những điều kiện để phát triển một cuộc sống sung mãn và chân chính, tránh được những nghiện ngập làm cho cuộc sống bị nhiễm độc và hư hỏng.”
ĐTC cũng khẳng định: “Giáo Hội chú ý đến thể thao vì Giáo Hội quan tâm đến con người, toàn diện con người, và nhìn nhận hoạt động thể thao có ảnh hưởng tới việc huấn luyện con người, các quan hệ và đời sống tâm linh của con người. Là những thể tháo gia, anh chị em có một sứ mạng phải chu toàn: anh chị em có thể là những gương mẫu đối với những người ngưỡng mộ anh chị em.”
ĐTC cũng nhận xét rằng ngành quần vợt là một bộ môn thể thao rất tranh đua, nhưng “sức ép muốn đạt được những kết quả quan trọng không bao giờ được thúc đẩy anh chị em đi những con đường tắt, như xảy ra trong những trường hợp dùng những thuốc kích thích bất hợp pháp. Thật là xấu xa và vô ích chiến thắng mà người ta đạt được bằng cách coi rẻ luật lệ và đánh lừa người khác”.
Sau cùng, ĐTC khuyến khích các cầu thủ quần vợt không những tranh đua trong thể thao, nhưng còn tranh đua cả trong cuộc sống, trong sự tìm kiếm điều chân, thiện, mỹ, không sợ hãi, nhưng can đảm và hăng say. (SD 8-5-2015)
Ngài trình bày lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến hôm 7-5-2015 dành cho 7.000 thành viên các hội thể thao miền Lazio ở Italia nhân dịp kỷ niệm 115 năm thành lập Hội này.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC ca ngợi thành quả của Hội Thể thao Lazio kể từ khi được thành lập đến nay và ngài cũng nhận xét rằng tại Italia và cũng như tại Argentina, khi nói đến thể thao, người ta có nguy cơ chỉ nói về bóng đá, mà lơ là đối với các bộ môn thể thao khác. Thật ra, mỗi ngành thể thao đều có giá trị riêng, không những về phương diện thể lý hoặc xã hội, nhưng cả về phương diện luân lý nữa, vi nó mang lại cho con người, đặc biệt là các thiếu niên và người trẻ, những cơ hội để tăng trưởng trong sự quân bình, tự chủ, hy sinh và lương thiện đối với tha nhân.
ĐTC nói thêm: “Kinh Thánh dạy chúng ta: con người là một toàn thể, tinh thần và thân xác. Vì thế, tôi khuyến khích các bạn, khi sinh hoạt thể thao, luôn vun trồng chiều kích tôn giáo và tinh thần. Nhiều khi có những người trẻ phải bỏ lễ, bỏ giờ giáo lý vì tập luyện thể thao. Đó không phải là một dấu hiệu tốt, vì nó đánh mất nấc thang các giá trị. Cũng vậy, không thể vì thể thao mà lơ là việc học hành, tình bạn, phục vụ người nghèo.” (SD 7-5-2015)
Tiếp kiến 7.000 thành viên Liên hiệp Quần vợt (tennis) Italia
Mặt khác, sáng 8-5-2015, ĐTC đã tiếp kiến 7.000 thành viên Liên hiệp Quần vợt Italia. Hiện diện tại Đại Thính đường Phaolô VI cũng có nhiều trẻ em tham gia sinh hoạt vui chơi và vận động do Liên hiệp này tổ chức.
Trong huấn dụ tại buổi tiếp kiến, ĐTC đề cao thể thao như một con đường giáo dục và nói:
“Có 3 con đường, 3 cột trụ cơ bản đối với các trẻ em, thiếu niên và người trẻ, đó là: giáo dục – học đường và gia đình – thể thao và lao động. Khi có đủ 3 cột trụ ấy, thì có những điều kiện để phát triển một cuộc sống sung mãn và chân chính, tránh được những nghiện ngập làm cho cuộc sống bị nhiễm độc và hư hỏng.”
ĐTC cũng khẳng định: “Giáo Hội chú ý đến thể thao vì Giáo Hội quan tâm đến con người, toàn diện con người, và nhìn nhận hoạt động thể thao có ảnh hưởng tới việc huấn luyện con người, các quan hệ và đời sống tâm linh của con người. Là những thể tháo gia, anh chị em có một sứ mạng phải chu toàn: anh chị em có thể là những gương mẫu đối với những người ngưỡng mộ anh chị em.”
ĐTC cũng nhận xét rằng ngành quần vợt là một bộ môn thể thao rất tranh đua, nhưng “sức ép muốn đạt được những kết quả quan trọng không bao giờ được thúc đẩy anh chị em đi những con đường tắt, như xảy ra trong những trường hợp dùng những thuốc kích thích bất hợp pháp. Thật là xấu xa và vô ích chiến thắng mà người ta đạt được bằng cách coi rẻ luật lệ và đánh lừa người khác”.
Sau cùng, ĐTC khuyến khích các cầu thủ quần vợt không những tranh đua trong thể thao, nhưng còn tranh đua cả trong cuộc sống, trong sự tìm kiếm điều chân, thiện, mỹ, không sợ hãi, nhưng can đảm và hăng say. (SD 8-5-2015)