Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Toà Thánh
ANKARA – Chiều ngày 12-4-2015, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu hồi đại sứ cạnh Toà Thánh để “tham khảo ý kiến”, cũng là để phản đối việc ĐTC dùng từ “diệt chủng” để gọi cuộc tàn sát gần 1,5 triệu người Arméni do Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ kỳ gây ra cách đây 100 năm.
Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Toà Thánh
ANKARA – Chiều ngày 12-4-2015, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu hồi đại sứ cạnh Toà Thánh để “tham khảo ý kiến”, cũng là để phản đối việc ĐTC dùng từ “diệt chủng” để gọi cuộc tàn sát gần 1,5 triệu người Arméni do Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ kỳ gây ra cách đây 100 năm.
Đầu thánh lễ sáng Chúa Nhật 12-4-2015 tại Đền thờ Thánh Phêrô để tưởng niệm 100 năm cuộc tàn sát người Arméni, ĐTC Phanxicô đã lấy lại thành ngữ của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong tuyên ngôn chung năm 2001 với Đức Thượng phụ Karekin II của Giáo hội Arméni Tông Truyền, gọi vụ sát hại mà dân tộc Arméni phải chịu cách đây 100 năm là “cuộc diệt chủng đầu tiên trong thế kỷ 20″, tiếp đến là các dân tộc khác: Dothái, Kampuchia, Ruanda, Burundi, Bosnia và nhiều nước khác”.
Sau việc này, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu Đức Sứ thần Toà Thánh tại Ankara, là Đức TGM Antonio Lucibello, đến để phản đối và bày tỏ sự phẫn nộ của chính phủ Thổ. Tiếp đến vào ban chiều, chính phủ nước này đã triệu hồi đại sứ Thổ cạnh Toà Thánh là ông Kenan Gursoy.
Thủ tướng Ahmed Davutoglu của Thổ cho rằng với những lời tuyên bố về diệt chủng, ĐGH “củng cố trào lưu kỳ thị chủng tộc ở Âu châu”, khích động sự oán thù nơi người Arméni.
Từ lâu, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng mọi phương thức ngoại giao để ngăn cản các nước khác gọi cuộc thảm sát người Arméni là một “cuộc diệt chủng”.
Hồi năm ngoái, chính phủ Thổ cũng đã triệu hồi đại sứ tại Paris sau khi Pháp tuyên bố nhìn nhận cuộc diệt chủng Arméni. Nhưng ít lâu sau đó vụ này lại êm đi và Đại sứ Thổ trở lại nhiệm sở ở Paris.
Nguồn tin từ Toà Thánh cho biết sự việc đã rõ ràng và không có thông cáo chính thức nào của Toà Thánh về vấn đề này và hy vọng tình hình sẽ lắng dịu đi. Hồi năm 2001, chính phủ Thổ cũng đã mạnh mẽ phản đối tuyên ngôn chung của ĐGH Gioan Phaolô II và Đức Thượng Phụ Karekin II nói đến cuộc diệt chủng. (Tổng hợp 12-4-2015)
Đầu thánh lễ sáng Chúa Nhật 12-4-2015 tại Đền thờ Thánh Phêrô để tưởng niệm 100 năm cuộc tàn sát người Arméni, ĐTC Phanxicô đã lấy lại thành ngữ của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong tuyên ngôn chung năm 2001 với Đức Thượng phụ Karekin II của Giáo hội Arméni Tông Truyền, gọi vụ sát hại mà dân tộc Arméni phải chịu cách đây 100 năm là “cuộc diệt chủng đầu tiên trong thế kỷ 20″, tiếp đến là các dân tộc khác: Dothái, Kampuchia, Ruanda, Burundi, Bosnia và nhiều nước khác”.
Sau việc này, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu Đức Sứ thần Toà Thánh tại Ankara, là Đức TGM Antonio Lucibello, đến để phản đối và bày tỏ sự phẫn nộ của chính phủ Thổ. Tiếp đến vào ban chiều, chính phủ nước này đã triệu hồi đại sứ Thổ cạnh Toà Thánh là ông Kenan Gursoy.
Thủ tướng Ahmed Davutoglu của Thổ cho rằng với những lời tuyên bố về diệt chủng, ĐGH “củng cố trào lưu kỳ thị chủng tộc ở Âu châu”, khích động sự oán thù nơi người Arméni.
Từ lâu, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng mọi phương thức ngoại giao để ngăn cản các nước khác gọi cuộc thảm sát người Arméni là một “cuộc diệt chủng”.
Hồi năm ngoái, chính phủ Thổ cũng đã triệu hồi đại sứ tại Paris sau khi Pháp tuyên bố nhìn nhận cuộc diệt chủng Arméni. Nhưng ít lâu sau đó vụ này lại êm đi và Đại sứ Thổ trở lại nhiệm sở ở Paris.
Nguồn tin từ Toà Thánh cho biết sự việc đã rõ ràng và không có thông cáo chính thức nào của Toà Thánh về vấn đề này và hy vọng tình hình sẽ lắng dịu đi. Hồi năm 2001, chính phủ Thổ cũng đã mạnh mẽ phản đối tuyên ngôn chung của ĐGH Gioan Phaolô II và Đức Thượng Phụ Karekin II nói đến cuộc diệt chủng. (Tổng hợp 12-4-2015)