25/12/2024

Tổ chức Trợ giúp các Gíáo Hội đau khổ trợ giúp Kenya và Somalia

ROMA – Mặc dù gặp nhiều khó khăn tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ vẫn tiếp tục thăng tiến các chương trình giáo dục, truyền thông và đối thoại tại Kenya và Somalia bên Phi châu.

Tổ chức Trợ giúp các Gíáo Hội đau khổ trợ giúp Kenya và Somalia
 
ROMA – Mặc dù gặp nhiều khó khăn tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ vẫn tiếp tục thăng tiến các chương trình giáo dục, truyền thông và đối thoại tại Kenya và Somalia bên Phi châu.

Tổ chức đã cho biết như trên trong thông cáo công bố ngày mùng 4 tháng 4 vừa qua. Vụ lực lượng vũ trang Al Shabaab Somali sát hại 148 sinh viên, làm bị thương 79 người và bắt cóc hàng chục sinh viên Kitô khác ngày mồng 2 tháng 4 vừa qua đã gây phẫn nộ trên thế giới. ĐTC Phanxicô đã định nghĩa nó là một bạo lực vô nghĩa. ĐTGM Angelo Bagnasco, Chủ tịch HĐGM Italia, khẳng định rằng lý trí con người không thể không lên án  biết bao tàn ác man rợ có nghiên cứu chống lại các nhóm thiểu số và đặc biết chống lại các Kitô hữu chỉ vì họ là kitô hữu. Tại sao lại có biết bao man rợ  được thích thú và trưng bày ra, và không dừng kể cả trước các trẻ em và những người yếu đuối như thế?

Tại Kenya có 84,4% theo Kitô giáo, tiếp đến là 9,7% theo Hồi giáo, số còn lại theo các tôn giáo khác. Trong khi tại Somalia có 99,8% trên tổng số hơn 10 triệu dân theo Hồi giáo. Tại đây không có tôn giáo nào được phép hiện hữu. Luật Sharia được áp dụng nghiêm ngặt: ai bị nghi ngờ bỏ Hồi giáo để theo Kitô giáo thì bị giam giữ hay xử tử mà không được xét xử. Ai ngoại tình thì bị ném đá, ai ăn trộm thì bị chặt tay. Lực lượng Hồi Al Shabaab phá huỷ các đền thánh và nghĩa trang sufít, cũng như đóng cửa các rạp xinê, quán ăn và quán giải khát. Dân chúng không được phép ăn mặc theo kiểu Tây phương, không được theo dõi các trận đấu banh, hát và múa nhảy trong các đám cưới, hay tổ chức các buổi tranh tài thể thao. Trong các năm qua, lực lượng Hồi Al Shabaab đã nhiểu lần tấn công người dân Kenya. Trong vụ tấn công Trung tâm Thương mại Westgate trong thủ đô Nairobi đã có 68 người thiệt mạng, một vài người đã bị giết chỉ vì không thuộc một vài câu trong kinh Coran.

Tại Kenya Tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đâu khổ đã tài trợ các chương trình giáo dục, truyền thông và phát triển nhân bản. Năm 2012 Radio Akicha đã được thành lập tại Lodwar, và hướng tới các thính giả thuộc Bộ lạc Turkana theo Kitô giáo. Cha Avelino Bassols, thừa sai Dòng Thánh Phaolô, cho biết cả tín hữu Hồi giáo cũng theo dõi các chương trình của đài. Có người sau đó mua cả Thánh Kinh để đọc. ĐC Dominique Kimenghic, GM Lodwar, cho biết đài là một dụng cụ truyền thông chu toàn nhiều nhiệm vụ, trong  đó có việc giáo dục chống lại bệnh liệt kháng AIDS khỏi lan tràn, yểm trợ mục vụ cho tín hữu và đào tạo giới trẻ, để các thảm cảnh khác không xảy ra.

Tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ đã do Cha Werenfried van Straaten thành lập năm 1947 nhằm trợ giúp các Giáo Hội bị bách hại. Năm 2012, hội đã quyên được 90 triệu Euros và tài trợ hơn 5.600 dự án phát triển tại 140 quốc gia trên thế giới. (SD 4-4-2015)