ĐTC chủ sự Nghi lễ Vọng Phục Sinh trong Đền thờ Thánh Phêrô
VATICAN – Lúc 8 giờ 30 tối 4-4, ĐTC Phanxicô đã chủ sự Nghi lễ Vọng Phục Sinh trong Đền thờ Thánh Phêrô. Cùng đồng tế Thánh lễ với ĐTC có 40 hồng y và giám mục và hàng trăm linh mục trước sự hiện diện của khoảng 10.000 tín hữu và du khách hành hương. ĐTC đã làm phép lửa mới trong hành lang tiền đền thờ. Trong Thánh lễ ngài đã ban Bí tích Rửa Tội cho 10 tân tòng gồm 4 người Ý, 3 người Albania, 1 người Bồ Đào Nha, 1 người Kenya và 1 bé gái Campuchia 13 tuổi.
ĐTC chủ sự Nghi lễ Vọng Phục Sinh trong Đền thờ Thánh Phêrô
VATICAN – Lúc 8 giờ 30 tối 4-4, ĐTC Phanxicô đã chủ sự Nghi lễ Vọng Phục Sinh trong Đền thờ Thánh Phêrô.
Cùng đồng tế Thánh lễ với ĐTC có 40 hồng y và giám mục và hàng trăm linh mục trước sự hiện diện của khoảng 10.000 tín hữu và du khách hành hương. ĐTC đã làm phép lửa mới trong hành lang tiền đền thờ. Trong Thánh lễ ngài đã ban Bí tích Rửa Tội cho 10 tân tòng gồm 4 người Ý, 3 người Albania, 1 người Bồ Đào Nha, 1 người Kenya và 1 bé gái Campuchia 13 tuổi.
Giảng trong Thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa Thánh lễ Vọng Phục Sinh và nói: Chúa không ngủ, nhưng tỉnh thức và với quyền năng tình yêu thương, Ngài đã làm cho dân Dothái vượt qua Biển Đỏ và khiến cho Đức Giêsu Phục Sinh từ vực thẳm của cái chết và thế giới bên dưới. Đêm nay là đêm canh thức đối với các nam nữ môn đệ của Chúa Giêsu. Đêm của đớn đau và sợ hãi. Các người nam đóng kín trong Nhà Tiệc Ly, nhưng trái lại các phụ nữ, vào sáng sớm sau ngày sabát, đã đi ra mộ để xức dầu thơm cho xác Đức Giêsu. Con tim họ đầy xúc động và họ tự hỏi: “Chúng ta làm sao vào mộ được? Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi mộ cho chúng ta?” Nhưng này đây dấu chỉ thứ nhất của Biến Cố: Hòn đã to đã được dời đi và mộ mở!
Cùng đồng tế Thánh lễ với ĐTC có 40 hồng y và giám mục và hàng trăm linh mục trước sự hiện diện của khoảng 10.000 tín hữu và du khách hành hương. ĐTC đã làm phép lửa mới trong hành lang tiền đền thờ. Trong Thánh lễ ngài đã ban Bí tích Rửa Tội cho 10 tân tòng gồm 4 người Ý, 3 người Albania, 1 người Bồ Đào Nha, 1 người Kenya và 1 bé gái Campuchia 13 tuổi.
Giảng trong Thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa Thánh lễ Vọng Phục Sinh và nói: Chúa không ngủ, nhưng tỉnh thức và với quyền năng tình yêu thương, Ngài đã làm cho dân Dothái vượt qua Biển Đỏ và khiến cho Đức Giêsu Phục Sinh từ vực thẳm của cái chết và thế giới bên dưới. Đêm nay là đêm canh thức đối với các nam nữ môn đệ của Chúa Giêsu. Đêm của đớn đau và sợ hãi. Các người nam đóng kín trong Nhà Tiệc Ly, nhưng trái lại các phụ nữ, vào sáng sớm sau ngày sabát, đã đi ra mộ để xức dầu thơm cho xác Đức Giêsu. Con tim họ đầy xúc động và họ tự hỏi: “Chúng ta làm sao vào mộ được? Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi mộ cho chúng ta?” Nhưng này đây dấu chỉ thứ nhất của Biến Cố: Hòn đã to đã được dời đi và mộ mở!
“Vào mộ họ trông thấy một thanh niên, ngồi bên phải, mặc áo trắng…” (Mc 16,5). Các phụ nữ là những người đầu tiên trông thấy dấu chỉ lớn lao này: đó là ngôi mộ trống, và họ đã là những người đầu tiên bước vào trong.
“Bước vào trong mộ.” Thật tốt cho chúng ta trong đêm canh thức này, dừng lại suy tư về kinh nghiệm của các nữ môn đệ Chúa Giêsu, là kinh nghiệm cũng gọi hỏi chúng ta. Thật vậy, chính vì thế mà chúng ta ở đây để bước vào trong Mầu Nhiệm, mà Thiên Chúa đã hoàn thành với sự canh thức tình yêu của Ngài. Không thể sống Lễ Phục Sinh mà không bước vào trong Mầu Nhiệm. Đây không phải là một sự kiện trí thức, không phải chỉ là biết, đọc hiểu… Nó còn hơn thế nữa, hơn thế rất nhiều!
Tiếp tục bài giảng, ĐTC nói: “Bước vào Mầu Nhiệm” có nghĩa là có khả năng kinh ngạc, chiêm ngưỡng; có khả năng lắng nghe sự thinh lặng và cảm thấy tiếng thì thầm cùa một sợi dây thinh lặng vang lên, qua đó Thiên Chúa nói với chúng ta (x. 1 V 19,12). Bước vào trong Mầu Nhiệm đòi hỏi chúng ta không sợ hãi trước thực tại, không khép kín trong chính mình, không trốn chạy trước điều chúng ta không hiểu, không nhắm mắt trước các vấn đề, không khước từ chúng, không loại bỏ các câu hỏi…
Bước vào trong Mầu Nhiệm có nghĩa là đi xa hơn các an ninh thoải mái, vượt quá sự lười biếng và thờ ơ kìm hãm chúng ta, đi kiếm tìm sự thật, vẻ đẹp và tình yêu, tìm ra một ý nghĩa không thấy trước, một câu trả lời không tầm thường cho các vấn nạn khiến cho đức tin, lòng trung thành và lý trí của chúng ta gặp khủng hoảng. Nhưng để bước vào trong Mầu Nhiệm cần có sự khiêm nhường, khiêm tốn hạ mình, xuống khỏi bệ cao của cái tôi biết bao kiêu căng của chúng ta, khiêm tốn tự lượng định trở lại chính mình, bằng cách nhận biết chúng ta thực sự là ai: là các thụ tạo với các điều tốt lành và các thiếu sót, là những người tội lỗi cần ơn tha thứ. Để có thể bước vào trong Mầu Nhiệm cần có sự hạ thấp này là sự bất lực, là sự dốc đổ các “thần giá”… là thờ lạy. Không thờ lạy, không thể bước vào trong Mầu Nhiệm.
Tất cả những điều này các nữ môn đệ Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta. Họ canh thức đêm hôm đó cùng với Mẹ Maria. Và Mẹ là Trinh Nữ – Mẹ đã giúp họ không đánh mất đi niềm tin và niềm hy vọng. Như thế, họ đã không là tù nhân của sự sợ hãi và khổ đau, nhưng mới tờ mờ sáng đã đi ra, tay đem theo thuốc thơm và với con tim được xức dầu tình yêu. Họ đi ra và tìm thấy mộ đã mở. Và họ đã vào. Họ canh thức, đi ra và bước vào trong Mầu Nhiệm. Chúng ta cũng hãy học nơi họ canh thức với Thiên Chúa và với Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, để bước vào trong Mầu Nhiệm khiến cho chúng ta từ cái chết bước vào sự sống. (SD 4-4-2015)
“Bước vào trong mộ.” Thật tốt cho chúng ta trong đêm canh thức này, dừng lại suy tư về kinh nghiệm của các nữ môn đệ Chúa Giêsu, là kinh nghiệm cũng gọi hỏi chúng ta. Thật vậy, chính vì thế mà chúng ta ở đây để bước vào trong Mầu Nhiệm, mà Thiên Chúa đã hoàn thành với sự canh thức tình yêu của Ngài. Không thể sống Lễ Phục Sinh mà không bước vào trong Mầu Nhiệm. Đây không phải là một sự kiện trí thức, không phải chỉ là biết, đọc hiểu… Nó còn hơn thế nữa, hơn thế rất nhiều!
Tiếp tục bài giảng, ĐTC nói: “Bước vào Mầu Nhiệm” có nghĩa là có khả năng kinh ngạc, chiêm ngưỡng; có khả năng lắng nghe sự thinh lặng và cảm thấy tiếng thì thầm cùa một sợi dây thinh lặng vang lên, qua đó Thiên Chúa nói với chúng ta (x. 1 V 19,12). Bước vào trong Mầu Nhiệm đòi hỏi chúng ta không sợ hãi trước thực tại, không khép kín trong chính mình, không trốn chạy trước điều chúng ta không hiểu, không nhắm mắt trước các vấn đề, không khước từ chúng, không loại bỏ các câu hỏi…
Bước vào trong Mầu Nhiệm có nghĩa là đi xa hơn các an ninh thoải mái, vượt quá sự lười biếng và thờ ơ kìm hãm chúng ta, đi kiếm tìm sự thật, vẻ đẹp và tình yêu, tìm ra một ý nghĩa không thấy trước, một câu trả lời không tầm thường cho các vấn nạn khiến cho đức tin, lòng trung thành và lý trí của chúng ta gặp khủng hoảng. Nhưng để bước vào trong Mầu Nhiệm cần có sự khiêm nhường, khiêm tốn hạ mình, xuống khỏi bệ cao của cái tôi biết bao kiêu căng của chúng ta, khiêm tốn tự lượng định trở lại chính mình, bằng cách nhận biết chúng ta thực sự là ai: là các thụ tạo với các điều tốt lành và các thiếu sót, là những người tội lỗi cần ơn tha thứ. Để có thể bước vào trong Mầu Nhiệm cần có sự hạ thấp này là sự bất lực, là sự dốc đổ các “thần giá”… là thờ lạy. Không thờ lạy, không thể bước vào trong Mầu Nhiệm.
Tất cả những điều này các nữ môn đệ Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta. Họ canh thức đêm hôm đó cùng với Mẹ Maria. Và Mẹ là Trinh Nữ – Mẹ đã giúp họ không đánh mất đi niềm tin và niềm hy vọng. Như thế, họ đã không là tù nhân của sự sợ hãi và khổ đau, nhưng mới tờ mờ sáng đã đi ra, tay đem theo thuốc thơm và với con tim được xức dầu tình yêu. Họ đi ra và tìm thấy mộ đã mở. Và họ đã vào. Họ canh thức, đi ra và bước vào trong Mầu Nhiệm. Chúng ta cũng hãy học nơi họ canh thức với Thiên Chúa và với Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, để bước vào trong Mầu Nhiệm khiến cho chúng ta từ cái chết bước vào sự sống. (SD 4-4-2015)