11/01/2025

Dù lợi ích của ai cũng không thể nói lấp lấn sông là hợp lý

Đây là quan điểm của TS Đào Trọng Tứ, cố vấn Mạng lưới sông ngòi VN, nguyên Phó tổng thư ký Uỷ ban Sông Mekong VN trong bài trả lời phỏng vấn của Thanh Niên về việc lấp lấn sông Đồng Nai để làm dự án.

 

Dù lợi ích của ai cũng không thể nói lấp lấn sông là hợp lý

 

 

Đây là quan điểm của TS Đào Trọng Tứ, cố vấn Mạng lưới sông ngòi VN, nguyên Phó tổng thư ký Uỷ ban Sông Mekong VN trong bài trả lời phỏng vấn của Thanh Niên về việc lấp lấn sông Đồng Nai để làm dự án.

 

 

 

Điều không thể  chấp nhận  “Như Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã nêu trong thông điệp Ngày nước thế giới 2015 “biến đổi khí hậu, gia tăng nhu cầu nước cho nông nghiệp, công nghiệp, đô thị cùng với tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng ở nhiều khu vực, trong khi tài nguyên nước chỉ là hữu hạn, đang đẩy nhanh khủng hoảng về nước...”. Trong khi sông ngòi đang có những thay đổi ghê gớm, các nguồn nước cần được bảo vệ thì anh lại có những động thái như vậy là điều không thể chấp nhận.  Trong những năm qua chúng ta đã đánh đổi môi trường lấy kinh tế rất nhiều rồi. Nếu không có sự thay đổi, cái giá phải trả sẽ là rất lớn. Tình trạng ô nhiễm ở Trung Quốc là một bài học nhãn tiền cho VN. Qua những phát ngôn của Đồng Nai tôi cho rằng họ sẽ vẫn cố thực hiện dự án này. Đây là thời điểm phải có sự vào cuộc khẩn trương của các cơ quan quản lý nhà nước trước khi quá muộn”, TS Đào Trọng Tứ nói.Đại công trường lấp lấn sông Đồng Nai – Ảnh: Đình sơn
Tác động mang hiệu ứng domino
 
 

Dù lợi ích của ai cũng không thể nói lấp lấn sông là hợp lý - ảnh 2TS Đào Trọng Tứ
Đụng đến một con sông là đụng đến tài nguyên thiên nhiên, đụng đến sinh kế của hàng trăm nghìn con người liên quan đến dòng sông ấy. Dù ai làm và lợi ích của ai không thể nào nói lấp lấn sông là hợp lý được. Điều mà tôi mong mỏi là Đồng Nai sẽ tiếp tục tích cực bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững tài nguyên nước sông Đồng Nai như trước đây từng thực hiện

 
 
 

* Ông nhìn nhận như thế nào về dự án lấp lấn sông Đồng Nai đang gây xôn xao dư luận những ngày qua?

– Tôi mới được tiếp cận các thông tin của dự án và một số thông tin cơ bản qua phản ánh của báo chí. Về mặt nguyên tắc có mấy điểm cần lưu ý thế này.
Thứ nhất, sông Đồng Nai là một con sông liên tỉnh, có lưu vực trải trên 11 tỉnh, thành chứ không phải chỉ thuộc “sở hữu” của riêng tỉnh Đồng Nai. Việc lấp sông sẽ tạo ra những tác động mang hiệu ứng domino từ thượng nguồn đến hạ nguồn. Tuy nhiên qua Báo Thanh Niên tôi được biết cả ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ TN-MT, kiêm Phó chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai và ông Lê Thanh Cung, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai đều không được tham vấn, báo cáo mà chỉ biết về vụ việc sau khi báo chí phản ánh.
Thứ hai, chỉnh trị sông là hoạt động có yêu cầu rất cao về khoa học – công nghệ và phải được nghiên cứu hết sức kỹ càng, thận trọng vì tính chất phức tạp của nó. Hàng chục năm qua đã có rất nhiều công trình chỉnh trị trên nhiều dòng sông nhưng đến nay hiện tượng sạt lở, bồi lắng, dịch chuyển dòng chủ lưu vẫn là một vấn đề rất lớn, gây nhiều tác động cho dân cư và các cơ sở hạ tầng ven sông. Dự án này theo như công bố sẽ lấp lấn từ 50 – 100 m ra sông, tạo nên một diện tích tới trên 7,7 ha chắc chắn sẽ có những tác động lớn về nhiều mặt đến dòng chảy, điều kiện lòng và bờ sông. Đó là chưa kể quá trình san lấp, đào bới sẽ tạo nên khối lượng đất đá khổng lồ tác động đến chất lượng nước hạ lưu, rồi việc chặt hạ hệ thống cây cối ven bờ để lấn sông cũng tạo những tác động kéo dài hàng chục năm.
Thứ ba, về mặt pháp lý, dự án này có dấu hiệu vi phạm luật Tài nguyên nước (2012). Cụ thể luật đã nghiêm cấm việc xây dựng công trình trái phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông cũng như việc xây dựng công trình trong hành lang bảo vệ nguồn nước. Dự án này chắc chắn cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, làm ảnh hưởng đến việc bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy, hành lang bảo vệ nguồn nước và phòng chống sạt lở cũng là hành vi vi phạm… Nghị định số 142/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản của Chính phủ đã quy định rất rõ việc xử phạt trong đó có các hành vi mà dự án lấp lấn sông Đồng Nai đang thực hiện.
Có thể nói việc san lấp, xây dựng lấn ra sông tới trên 7 ha là một việc lớn. Dù đã có tính toán, đánh giá như thế nào thì rõ ràng việc đó cũng có tác động nhiều mặt không chỉ tại Đồng Nai mà còn các địa phương khác. Đồng Nai cần có đánh giá tác động tổng thể về tác động của dự án trên quy mô toàn lưu vực.
Tạo ra một tiền lệ nguy hiểm
 
 
Điều không thể chấp nhận
“Như Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã nêu trong thông điệp Ngày nước thế giới 2015 “biến đổi khí hậu, gia tăng nhu cầu nước cho nông nghiệp, công nghiệp, đô thị cùng với tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng ở nhiều khu vực, trong khi tài nguyên nước chỉ là hữu hạn, đang đẩy nhanh khủng hoảng về nước…”. Trong khi sông ngòi đang có những thay đổi ghê gớm, các nguồn nước cần được bảo vệ thì anh lại có những động thái như vậy là điều không thể chấp nhận.
Trong những năm qua chúng ta đã đánh đổi môi trường lấy kinh tế rất nhiều rồi. Nếu không có sự thay đổi, cái giá phải trả sẽ là rất lớn. Tình trạng ô nhiễm ở Trung Quốc là một bài học nhãn tiền cho VN. Qua những phát ngôn của Đồng Nai tôi cho rằng họ sẽ vẫn cố thực hiện dự án này. Đây là thời điểm phải có sự vào cuộc khẩn trương của các cơ quan quản lý nhà nước trước khi quá muộn”, TS Đào Trọng Tứ nói.
 

* Ngày 21.3 trả lời Báo Đồng Nai, ông Huỳnh Văn Tới – người phát ngôn của tỉnh Đồng Nai cho biết dự án “cải tạo cảnh quan ven sông Đồng Nai” đáp ứng tiêu chí hài hòa lợi ích và lý do dự án được chọn lựa vì những ưu thế như “không sử dụng tiền ngân sách, không di dời dân cư, mở rộng thêm diện tích hơn 7 ha, bố trí thêm nhiều hạng mục mà thành phố đang thiếu như công viên, quảng trường, bến tàu, phố đi bộ…”. Ông Tới cũng cho biết: “Nghiên cứu kỹ mới thấy tâm huyết của chủ đầu tư, thể hiện trong việc xây dựng các công trình công cộng chiếm hơn 70% dự án”… Ông có bình luận như thế nào về những phát ngôn đó?

– Doanh nghiệp thì đương nhiên có lợi nhuận họ mới đầu tư. Có thông tin ước tính chủ đầu tư có lãi tới 460 tỉ đồng trong dự án này. Lợi ích lớn như vậy thì ai lại không tâm huyết… Tuy nhiên, việc bao nhiêu phần trăm dành cho các công trình công cộng không quan trọng vì kể cả “100% cho công cộng” thì dự án cũng không ổn vì những lý do đã nêu ở trên.
Cá nhân tôi cho rằng dự án sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm. Nếu Đồng Nai lấn sông được thì các tỉnh khác cũng làm được. Chỉ cần thử đặt vấn đề lấn sông làm đô thị xem, chắc chắn đây là một việc kinh doanh mang lại nhiều lợi tức cho chủ đầu tư. Họ chỉ cần san lấp mà không mất tiền đền bù. Đụng đến một con sông là đụng đến tài nguyên thiên nhiên, đụng đến sinh kế của hàng trăm nghìn con người liên quan đến dòng sông ấy. Dù ai làm và lợi ích của ai không thể nào nói lấp lấn sông là hợp lý được. Điều mà tôi mong mỏi là Đồng Nai sẽ tiếp tục tích cực bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững tài nguyên nước sông Đồng Nai như trước đây từng thực hiện.
* Tỉnh Đồng Nai gọi đây là dự án “cải tạo cảnh quan ven sông Đồng Nai”. Có quan điểm cho rằng với dự án dường như Đồng Nai lựa chọn sự phát triển hoành tráng trong ngắn hạn trong khi lại hy sinh sự phát triển bền vững, lâu dài. Ông đánh giá như thế nào về nhận định đó?
– Tôi rất ủng hộ việc chỉnh trang làm đẹp đô thị nhưng việc lấn sông với một diện tích lớn như vậy không thể coi là “cải tạo cảnh quan ven sông” được. Dự án này rõ ràng phá hoại sự tồn tại của điều kiện tự nhiên ổn định, gây tác động lớn đến môi trường, xã hội cũng như sự phát triển bền vững. Tôi đồng ý phải có sự đánh đổi, hy sinh để phát triển nhưng đây không phải đánh đổi mà là xâm lấn.
Xin cảm ơn ông!

Trường Sơn (thực hiện)