Indonesia: điển hình của sự hoà hợp và tôn trọng các nhóm thiểu số
Tầm quan trọng của các giá trị như tính đa dạng, tôn trọng các nhóm thiểu số, khoan dung, đối thoại, đoàn kết giữa các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau: đó là những đề tài được trình bày tại Đại hội Hồi giáo Indonesia lần thứ VI, diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 9 tháng 2 vừa qua, tại Yogyakarta.
Indonesia: điển hình của sự hoà hợp và tôn trọng các nhóm thiểu số
WHĐ (21.02.2015) – Tầm quan trọng của các giá trị như tính đa dạng, tôn trọng các nhóm thiểu số, khoan dung, đối thoại, đoàn kết giữa các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau: đó là những đề tài được trình bày tại Đại hội Hồi giáo Indonesia lần thứ VI, diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 9 tháng 2 vừa qua, tại Yogyakarta.
Đại hội do Hội đồng Ulema Indonesia tổ chức, quy tụ các tổ chức Hồi giáo chính của Indonesia như Muhammadiyah, Nahdlatul Ulama… để suy tư về Hồi giáo tại Indonesia và bên ngoài quần đảo này.
Các diễn giả là những nhà lãnh đạo Hồi giáo, các học giả và các giảng viên đại học cũng như các bộ trưởng, quan chức và nhân viên chính phủ cũng như những nhân vật nổi tiếng – trong đó có Tổng thống Indonesia, Joko Widodo, người đã từng nói “Indonesia là một đất nước ôn hoà, chúng tôi sống trong sự tôn trọng lẫn nhau giữa các tín đồ các tôn giáo”.
Đại hội – được tổ chức 5 năm một lần – đã tái khẳng định rằng Hồi giáo ở Indonesia có thể trở thành một điển hình, ở cấp độ quốc tế, khi giới thiệu một “xã hội hài hoà”, trong đó những người Hồi giáo sống và làm việc một cách hoà bình bên cạnh những tín đồ của các tôn giáo khác.
Giáo sư Din Syamsuddin, lãnh đạo của tổ chức Muhammadiyah, nói rằng “đa nguyên là rất tốt, vì nó thể hiện các sắc thái của sự dị biệt, cũng như các sắc thái của sự tương đồng”. Ông bày tỏ hy vọng rằng “sự khác biệt sẽ không bao giờ chia rẽ người Hồi giáo Indonesia” và các tín đồ khác nhau “sẽ không bao giờ có thành kiến đối với sự khác biệt”.
Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Indonesia, Lukman Hakim Saifuddin, cho biết: “Đại hội của chúng tôi có thể coi như một bản chỉ dẫn để thấy được sự hoà điệu giữa các tôn giáo là điều khả thi giữa những thách đố toàn cầu trong thời đại hiện nay của chúng ta.”
Ở cấp quốc gia, vị Bộ trưởng tái khẳng định “hiến pháp bảo đảm rằng người Indonesia thuộc bất cứ nguồn gốc dân tộc, văn hoá hay tôn giáo nào có quyền thực hành tôn giáo của mình trong tự do và hoà bình”.
Vượt ra ngoài biên giới Indonesia, ông còn nói thêm: “Các nước khác trên thế giới có thể học hỏi điển hình đa dạng mà chúng tôi đang sống ở Indonesia”, và ông nhắc lại nguyên tắc chủ đạo “thống nhất trong đa dạng”, là cốt lõi của sự hoà hợp quốc gia trong một đất nước gồm nhiều công dân thuộc rất nhiều nguồn gốc dân tộc, văn hóa và tôn giáo khác nhau.
Đại hội do Hội đồng Ulema Indonesia tổ chức, quy tụ các tổ chức Hồi giáo chính của Indonesia như Muhammadiyah, Nahdlatul Ulama… để suy tư về Hồi giáo tại Indonesia và bên ngoài quần đảo này.
Các diễn giả là những nhà lãnh đạo Hồi giáo, các học giả và các giảng viên đại học cũng như các bộ trưởng, quan chức và nhân viên chính phủ cũng như những nhân vật nổi tiếng – trong đó có Tổng thống Indonesia, Joko Widodo, người đã từng nói “Indonesia là một đất nước ôn hoà, chúng tôi sống trong sự tôn trọng lẫn nhau giữa các tín đồ các tôn giáo”.
Đại hội – được tổ chức 5 năm một lần – đã tái khẳng định rằng Hồi giáo ở Indonesia có thể trở thành một điển hình, ở cấp độ quốc tế, khi giới thiệu một “xã hội hài hoà”, trong đó những người Hồi giáo sống và làm việc một cách hoà bình bên cạnh những tín đồ của các tôn giáo khác.
Giáo sư Din Syamsuddin, lãnh đạo của tổ chức Muhammadiyah, nói rằng “đa nguyên là rất tốt, vì nó thể hiện các sắc thái của sự dị biệt, cũng như các sắc thái của sự tương đồng”. Ông bày tỏ hy vọng rằng “sự khác biệt sẽ không bao giờ chia rẽ người Hồi giáo Indonesia” và các tín đồ khác nhau “sẽ không bao giờ có thành kiến đối với sự khác biệt”.
Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Indonesia, Lukman Hakim Saifuddin, cho biết: “Đại hội của chúng tôi có thể coi như một bản chỉ dẫn để thấy được sự hoà điệu giữa các tôn giáo là điều khả thi giữa những thách đố toàn cầu trong thời đại hiện nay của chúng ta.”
Ở cấp quốc gia, vị Bộ trưởng tái khẳng định “hiến pháp bảo đảm rằng người Indonesia thuộc bất cứ nguồn gốc dân tộc, văn hoá hay tôn giáo nào có quyền thực hành tôn giáo của mình trong tự do và hoà bình”.
Vượt ra ngoài biên giới Indonesia, ông còn nói thêm: “Các nước khác trên thế giới có thể học hỏi điển hình đa dạng mà chúng tôi đang sống ở Indonesia”, và ông nhắc lại nguyên tắc chủ đạo “thống nhất trong đa dạng”, là cốt lõi của sự hoà hợp quốc gia trong một đất nước gồm nhiều công dân thuộc rất nhiều nguồn gốc dân tộc, văn hóa và tôn giáo khác nhau.
(Agenzia Fides)