Họp báo của Đức Thánh Cha trên máy bay ngày 19-1-2015
Trên chuyến bay dài gần 15 tiếng từ Manila về Roma, ĐTC đã mở cuộc họp báo dài hơn 1 tiếng đồng hồ với 76 ký giả tháp tùng, để tổng kết chuyến viếng thăm tại Philippines và ngài cũng đề cập đến nhiều vấn đề thời sự: từ nạn tham nhũng trong các tổ chức dân sự và Giáo Hội đến vấn đề “thực dân hoá gia đình về ý thức hệ”, từ lý thuyết về giống (gender theory) cho đến vấn đề ngừa thai. Ngài cũng nói đến một loạt những cuộc tông du có thể thực hiện trong năm 2015.
Họp báo của Đức Thánh Cha trên máy bay ngày 19-1-2015
Trên chuyến bay dài gần 15 tiếng từ Manila về Roma, ĐTC đã mở cuộc họp báo dài hơn 1 tiếng đồng hồ với 76 ký giả tháp tùng, để tổng kết chuyến viếng thăm tại Philippines và ngài cũng đề cập đến nhiều vấn đề thời sự: từ nạn tham nhũng trong các tổ chức dân sự và Giáo Hội đến vấn đề “thực dân hoá gia đình về ý thức hệ”, từ lý thuyết về giống (gender theory) cho đến vấn đề ngừa thai. Ngài cũng nói đến một loạt những cuộc tông du có thể thực hiện trong năm 2015.
– Trả lời câu hỏi: “Dân Philippines đã học được nhiều từ các sứ điệp của ĐTC. Vậy ĐTC đã học được điều gì nơi dân Philippines?”
Ngài đáp: “Những cử chỉ… những cử chỉ làm cho tôi cảm động. Không phải những cử chỉ theo nghi thức, nhưng là những cử chỉ xuất phát từ con tim, hầu như những cử chỉ ấy làm rơi lệ (ĐGH rướm lệ). Đức tin, tình yêu, gia đình, tương lai, nơi cử chỉ của những người cha nâng bổng các đứa con của họ… như thể họ nói: ‘Đây là kho báu của tôi, đây là tương lai của tôi và làm việc và chịu đau khổ vì kho báu này thật là điều bõ công.’. Một cử chỉ độc đáo, xuất phát từ con tim.
Điều thứ hai làm tôi xúc động nhiều: lòng nhiệt thành không giả bộ, niềm vui, sự hân hoan, khả năng mừng lễ, dù dưới trời mưa. Một trong những người trong ban nghi lễ phụng vụ nói với tôi là rất cảm động, vì thấy những người giúp lễ ở Tacloban, dưới trời mưa, vẫn không bao giờ mất nụ cười. Một niềm vui không giả dối, không phải là một nụ cười gượng gạo, nhưng đó là một nụ cười đàng sau đó có cuộc sống bình thường, có những đau khổ, các vấn đề. Những người mẹ mang những đứa con bệnh tật… Bao nhiêu trẻ em tàn tật, với những tật nguyền có thể gây ấn tượng, họ không giấu kín con của họ, họ mang đến để ĐGH chúc lành: đây là con tôi, bé tàn tật như thế, nhưng đó là con tôi. Tất cả những bà mẹ làm điều ấy, nhưng cách họ làm khiến tôi xúc động. Một cử chỉ của tình mẫu tử, phụ tử… Philippines là một dân tộc biết chịu đau khổ và có khả năng trỗi dậy, tiếp tục tiến bước. Hôm 18-1-2015, trong cuộc nói chuyện với thân phụ cô Krystel, thiếu nữ thiện nguyện bị thiệt mạng ở Tacloban, tôi cảm thấy được khích lệ vì điều mà ông nói: “Cháu đã chết trong lúc phục vụ.” Ông tìm những lời để diễn tả sự chấp nhận tình trạng bị mất con như vậy.”
Những cử chỉ đã đánh động sâu xa con tim của ĐGH Phanxicô cũng là những cử chỉ của các nạn nhân sống sót sau cuồng phong ở Tacloban. Ngài nói: “Khi nhìn thấy toàn thể dân Chúa cầu nguyện sau thiên tai ấy, tôi cảm thấy như bị tiêu diệt, hầu như không nói nên lời nữa.”
– Và thực sự khi gợi lại điều ấy, ĐGH vẫn còn cảm thấy xúc động, nhưng giọng nói của ngài thay đổi khi một ký giả hỏi ngài: Đâu là những cuộc viếng thăm ngài dự định thực hiện trong những tháng tới đây? Như thói quen, ngài chỉ trả lời lướt qua, và cho biết đây chỉ là những dự án đang ở trong vòng cứu xét:
“Tôi chỉ trả lời như giả thuyết. Chương trình dự tính là đến thăm Cộng hoà Trung Phi và Uganda. Hai nước trong năm nay. Tôi nghĩ là cuộc viếng thăm sẽ diễn ra vào khoảng cuối năm, vì lý do thời tiết, làm sao để thời tiết không bị mưa làm cho cuộc viếng thăm trở nên khó khăn hơn. Cuộc viếng thăm này hơi bị trể, vì có vấn đề bệnh dịch Ebola. Thật là trách nhiệm lớn khi tổ chức các cuộc tập họp lớn vì có nguy cơ bị lây bệnh. Tại hai nước vừa nói không có vấn đề.”
ĐTC cũng cho biết ngài có thể thăm 3 nước châu Mỹ Latinh, dự kiến cho năm nay – vẫn còn ở trong vòng dự định – đó là Ecuador, Bolovia và Paraguay. “Rồi năm tới (2016), nếu Chúa muốn, tôi muốn thăm Chilê, Argentina và Uguray, nhưng chưa dự kiến gì cả.”
Vì lý do thực tiễn trong việc tổ chức (cần thêm 2 ngày), ĐTC loại bỏ giả thuyết ngài sẽ đến California để phong hiển thánh cho Chân phước Junipero Serra, O.F.M. Lễ tôn phong sẽ diễn ra trong Đền thánh Quốc gia ở Washington. Cũng vì lý do tương tự, không có vấn đề từ Mexico đi vào Hoa Kỳ, tuy rằng cử chỉ đó có thể có giá trị “huynh đệ” đối với những người nhập cư. “Đi vào Hoa Kỳ từ biên giới Mexico sẽ là một điều đẹp như một dấu chỉ huynh đệ, nhưng bạn biết rằng đi Mexico mà không đến viếng Đức Mẹ (Guadalupe) thì sẽ là một thảm trạng, “một chiến tranh sẽ bùng nổ!… Tôi nghĩ tôi sẽ thăm 3 thành phố Hoa Kỳ thôi.”
ĐTC cũng cho biết ngài không đến El Salvador để phong chân phước cho Đức cha Oscar Romero (TGM San Salvador).
– Trả lời câu hỏi về việc nhiều lần ngài tố giác nạn tham ô hối lộ, ĐTC tái khẳng định rằng đó là một điều ác, một hành động xấu xa có những hậu quả tai hại, đó là một “vấn đề thế giới” thường ẩn nấp dễ dàng trng các tổ chức, các cơ quan, không kể nơi mỗi cá nhân, và tệ nạn này thường tạo nên nạn nhân nhiều nhất nơi người nghèo. Điều tương tự cũng có thể xảy ra khi những kẻ thối nát thuộc về Giáo Hội và ở trong Giáo Hội. ĐGH Phanxicô kể lại một giai thoại khi ngài còn làm GM ở Buenos Aires, khi hai quan chức chính phủ đến gặp và đề nghị sẽ chuyển một ngân khoản lớn (400.000 USD) cho những “villas miserias” (những khu phố nghèo) mà ngài thành lập, với điều kiện là ngài phải lấy một nửa số tiền đó bỏ vào ngân hàng để trao cho họ. Ngài đã nói với họ những lời này:
“Quý vị biết là chúng tôi trong các giáo hạt không có tài khoản ở ngân hàng; quý vị phải gửi tiền ở Toà Giám mục với giấy chứng nhận.” Họ đáp: “Ồ, chúng con không biết như vậy.” Rồi họ ra đi… Tham nhũng thật là điều dễ làm. Nhưng chúng ta phải nhớ điều này: tội lỗi thì có, tham nhũng thì không! Không bao giờ được tham nhũng. Chúng ta phải cầu xin ơn tha thứ cho những tín hữu Công giáo ấy, gây gương mù vì sự tham nhũng của họ. Đó cũng là một tai ương trong Giáo Hội, nhưng cũng có biết bao vị thánh, những vị thánh tội nhân, nhưng không tham nhũng… Nhưng chúng ta cũng hãy nhìn sang phía bên kia, Giáo Hội thánh thiện.
– Một ký giả Italia đã nhắc đến tấm gương cách đây 40 năm một vị Hồng y (Léger) đã từ bỏ mọi sự đi đến ở nơi người cùi và phục vụ họ. ĐHY ấy là người duy nhất. Tại sao rất khó noi gương phục vụ người nghèo, kể cả đối với các hồng y?
ĐTC đáp: “Về sự thanh bần, tôi nghĩ là Giáo Hội ngày càng phải nêu gương hơn về vấn đề này, từ khước mọi thứ trần tục. Đối với chúng tôi, những người được thánh hiến, các giám mục, linh mục, nữ tu, giáo dân có lòng tin thực sự, thì sự đe doạ trầm trọng nhất chính là tinh thần trần tục. Thật là điều đau buồn dường nào khi thấy một người thánh hiến, một người của Giáo Hội, một nữ tu, có tinh thần thế gian trần tục như vậy. Thật là xấu! Đó không phải là con đường của Chúa Giêsu, nhưng là của một tổ chức phi chính phủ (ONG) gọi là Giáo Hội. Đó không phải là Giáo Hội của Chúa Giêsu, nhưng là con đường của ONG.”
– Hai ký giả xin ĐGH làm sáng tỏ hai nhận xét mà ngài đã nói trong cuộc họp báo trên đường từ Colombo, Sri Lanka, đến Manila. Một câu hỏi về ‘cú đấm’ cho người dám xúc phạm đến mẹ ngài – như từ vài ngày nay, báo chí vẫn đăng như một tựa đề – nghĩa là “đâu là những giới hạn của tự do ngôn luận”. ĐGH tái khẳng định rằng “trên lý thuyết”, tất cả đều đồng ý về việc giơ má bên kia trong trường hợp bị khiêu khích, nhưng thực tế chúng ta là những con người, và vì thế, sự xúc phạm lặp đi lặp lại có thể tạo nên một phản ứng sai lầm. Vì thế, ĐGH quả quyết, có thái độ thận trọng, đó không phải là một điều xấu.
– Trả lời câu hỏi về thành ngữ mà ĐGH sử dụng, “thực dân ý thức hệ”, ngài kể lại một sự kiện cách đây 20 năm, một bà bộ trưởng giáo dục đã yêu cầu (các tổ chức quốc tế) cho vay mượn một ngân khoản lớn để thiết lập những trường học cho người nghèo ở vùng nông thôn. Các tổ chức ấy cho mượn tiền với điều kiện là phải du nhập vào trường học một cuốn sách giáo khoa dạy lý thuyết về giống. Bà bộ trưởng ấy cần tiền và đó là điều kiện… Bà trả lời là đồng ý, nhưng bà cũng “khôn ngoan”, bà cho soạn một cuốn sách thứ hai, có chiều hướng khác, và cho phân phát cùng với cuốn sách thứ nhất về lý thuyết giống.
ĐTC nhận xét: “Đó thực là một sự thực dân hoá ý thức hệ: họ đi vào một dân tộc với một ý tưởng chẳng có liên hệ gì với dân chúng; đúng vậy, nó có liên hệ với những nhóm dân, nhưng không phải với nhân dân, và người ta thực dân hoá nhân dân với một ý tưởng thay đổi hoặc muốn thay đổi một não trạng hoặc một cơ cấu (…). Dù sao đó không phải là điều mới mẻ. Các chế độ độc tài trong thế kỷ trước cũng đã làm như vậy. Họ đề ra các lý thuyết của họ. Các bạn hãy nghĩ đến “Balilla”, đến giới trẻ Hitler. Họ đã thực dân hoá dân chúng và muốn làm như vậy. Bao nhiêu là đau khổ. Các dân tộc không được đánh mất tự do của mình.”
– Một đề tài khác được đề cập đến trong cuộc họp báo là vấn đề ngừa thai.
Ký giả hỏi: “ĐTC đã nói về biết bao trẻ em và niềm vui của ngài, nhưng theo các cuộc thăm dò, phần lớn dân Philippines nghĩ rằng sự tăng trưởng quá lớn về dân số là một trong những lý do tạo nên nghèo đói tại đất nước này. Bình thường một phụ nữ sinh hơn 3 đứa con. Lập trường của Giáo Hội về vấn đề ngừa thai là một trong những điều mà nhiều người không đồng ý với Giáo Hội.”
ĐTC đáp: “Tôi nghĩ rằng con số 3 người con cho mỗi gia đình mà bạn nói, theo những điều mà các chuyên gia nói, là con số quan trọng để duy trì dân số. Khi xuống dưới mức đó thì người ta rơi vào thái cực khác, đó là điều đang xảy ra ở Italia, nơi mà tôi nghe nói – không biết có đúng không – vào năm 2024 sẽ không đủ tiền để trả lương hưu… Chìa khoá để trả lời – Giáo Hội sử dụng và tôi cũng sử dụng – đó là sinh sản có trách nhiệm và mỗi người trong cuộc đối thoại với mục tử của mình tìm cách thực hiện việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm. Ví dụ mà tôi đã vừa nhắc đến là người phụ nữ đang mang thai đứa con thứ 8 và bà đã có 7 người con sinh bằng phẫu thuật (parto cesareo). Làm như thế là vô trách nhiệm. Bà nói: “Không, nhưng con tin tưởng nơi Thiên Chúa…” Đúng vậy, Thiên Chúa ban cho bà các phương tiện, nhưng xin lỗi, có người nghĩ rằng để là tín hữu Công giáo tốt, thì chúng ta phải như “thỏ”. Phải sinh sản có trách nhiệm: vì thế trong Giáo Hội có những nhóm hôn nhân, những chuyên gia trong vấn đề này và có các vị mục tử, và tôi biết có biết bao lối thoát hợp pháp, giúp trong vấn đề này. Một điều khác: đối với những người nghèo nhất, con cái là một kho tàng, dĩ nhiên là phải thận trọng, nhưng người con chính là một khó tàng. Sinh sản có trách nhiệm, nhưng cũng phải nhìn đến lòng quảng đại của người cha và người mẹ nhìn thấy nơi con cái họ là một kho tàng.”
ĐTC cũng nhắc đến Thông điệp “Humanae Vitae” của Đức Phaolô VI, một vị ngôn sứ, chứ không phải là một vị Giáo hoàng “khép kín”.
Ngài nói: “Đức Phaolô VI nhìn chủ thuyết tân malthus (cho rằng nghèo đói là do dân số quá đông gây ra) đang lan tràn lúc bấy giờ. Chủ thuyết ấy tìm cách kiểm soát nhân loại từ phía các cường quốc.
– Về lời ngài kêu gọi các nước Hồi giáo có lập trường chống lại các nhóm khủng bố, ĐTC nói là ngài tin tưởng rằng với thời gian, nhiều “người tốt” trong thế giới Hồi giáo sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Ngài cũng minh xác về việc không tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma, vì “thói quen trong nghi thức ngoại giao của Phủ Quốc vụ khanh, Toà Thánh” không đón tiếp các vị quốc trưởng hoặc các vị ở cấp tương đương như vậy, khi các vị ấy đến Roma để tham dự một cuộc gặp gỡ quốc tế. “Trong những ngày Hội nghị Thượng đỉnh FAO ở Roma, tôi không tiếp vị quốc trưởng nào. Không phải tôi không tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma vì sợ Trung Quốc. Ngài đã xin được tiếp kiến – và chúng tôi có quan hệ – nhưng lý do ở đây không phải là từ khước một nhân vật vì sợ Trung Quốc. Chúng tôi cởi mở và muốn có hoà bình với tất cả mọi người. Vậy quan hệ với Trung Quốc thế nào? Chính phủ Trung Quốc thông thạo và cả chúng tôi cũng thông thạo, và chúng tôi tiến hành sự việc từng bước một, cũng như sự việc tiến hành trong lịch sử. Chúng tôi không biết, nhưng họ biết rằng tôi sẵn sàng tiếp kiến hoặc đi tới Trung Quốc. Họ biết điều đó.”
Vào cuối cuộc họp báo, ĐTC đã chúc mừng sinh nhật bà Valentina Alazraki, ký giả truyền hình của Mexico, niên trưởng các ký giả tháp tùng ngài trên các chuyến bay. Ngài tặng quà riêng cho bà và cũng tặng bà và tất cả các ký giả tháp tùng một bánh ngọt lớn để mừng.
– Trả lời câu hỏi: “Dân Philippines đã học được nhiều từ các sứ điệp của ĐTC. Vậy ĐTC đã học được điều gì nơi dân Philippines?”
Ngài đáp: “Những cử chỉ… những cử chỉ làm cho tôi cảm động. Không phải những cử chỉ theo nghi thức, nhưng là những cử chỉ xuất phát từ con tim, hầu như những cử chỉ ấy làm rơi lệ (ĐGH rướm lệ). Đức tin, tình yêu, gia đình, tương lai, nơi cử chỉ của những người cha nâng bổng các đứa con của họ… như thể họ nói: ‘Đây là kho báu của tôi, đây là tương lai của tôi và làm việc và chịu đau khổ vì kho báu này thật là điều bõ công.’. Một cử chỉ độc đáo, xuất phát từ con tim.
Điều thứ hai làm tôi xúc động nhiều: lòng nhiệt thành không giả bộ, niềm vui, sự hân hoan, khả năng mừng lễ, dù dưới trời mưa. Một trong những người trong ban nghi lễ phụng vụ nói với tôi là rất cảm động, vì thấy những người giúp lễ ở Tacloban, dưới trời mưa, vẫn không bao giờ mất nụ cười. Một niềm vui không giả dối, không phải là một nụ cười gượng gạo, nhưng đó là một nụ cười đàng sau đó có cuộc sống bình thường, có những đau khổ, các vấn đề. Những người mẹ mang những đứa con bệnh tật… Bao nhiêu trẻ em tàn tật, với những tật nguyền có thể gây ấn tượng, họ không giấu kín con của họ, họ mang đến để ĐGH chúc lành: đây là con tôi, bé tàn tật như thế, nhưng đó là con tôi. Tất cả những bà mẹ làm điều ấy, nhưng cách họ làm khiến tôi xúc động. Một cử chỉ của tình mẫu tử, phụ tử… Philippines là một dân tộc biết chịu đau khổ và có khả năng trỗi dậy, tiếp tục tiến bước. Hôm 18-1-2015, trong cuộc nói chuyện với thân phụ cô Krystel, thiếu nữ thiện nguyện bị thiệt mạng ở Tacloban, tôi cảm thấy được khích lệ vì điều mà ông nói: “Cháu đã chết trong lúc phục vụ.” Ông tìm những lời để diễn tả sự chấp nhận tình trạng bị mất con như vậy.”
Những cử chỉ đã đánh động sâu xa con tim của ĐGH Phanxicô cũng là những cử chỉ của các nạn nhân sống sót sau cuồng phong ở Tacloban. Ngài nói: “Khi nhìn thấy toàn thể dân Chúa cầu nguyện sau thiên tai ấy, tôi cảm thấy như bị tiêu diệt, hầu như không nói nên lời nữa.”
– Và thực sự khi gợi lại điều ấy, ĐGH vẫn còn cảm thấy xúc động, nhưng giọng nói của ngài thay đổi khi một ký giả hỏi ngài: Đâu là những cuộc viếng thăm ngài dự định thực hiện trong những tháng tới đây? Như thói quen, ngài chỉ trả lời lướt qua, và cho biết đây chỉ là những dự án đang ở trong vòng cứu xét:
“Tôi chỉ trả lời như giả thuyết. Chương trình dự tính là đến thăm Cộng hoà Trung Phi và Uganda. Hai nước trong năm nay. Tôi nghĩ là cuộc viếng thăm sẽ diễn ra vào khoảng cuối năm, vì lý do thời tiết, làm sao để thời tiết không bị mưa làm cho cuộc viếng thăm trở nên khó khăn hơn. Cuộc viếng thăm này hơi bị trể, vì có vấn đề bệnh dịch Ebola. Thật là trách nhiệm lớn khi tổ chức các cuộc tập họp lớn vì có nguy cơ bị lây bệnh. Tại hai nước vừa nói không có vấn đề.”
ĐTC cũng cho biết ngài có thể thăm 3 nước châu Mỹ Latinh, dự kiến cho năm nay – vẫn còn ở trong vòng dự định – đó là Ecuador, Bolovia và Paraguay. “Rồi năm tới (2016), nếu Chúa muốn, tôi muốn thăm Chilê, Argentina và Uguray, nhưng chưa dự kiến gì cả.”
Vì lý do thực tiễn trong việc tổ chức (cần thêm 2 ngày), ĐTC loại bỏ giả thuyết ngài sẽ đến California để phong hiển thánh cho Chân phước Junipero Serra, O.F.M. Lễ tôn phong sẽ diễn ra trong Đền thánh Quốc gia ở Washington. Cũng vì lý do tương tự, không có vấn đề từ Mexico đi vào Hoa Kỳ, tuy rằng cử chỉ đó có thể có giá trị “huynh đệ” đối với những người nhập cư. “Đi vào Hoa Kỳ từ biên giới Mexico sẽ là một điều đẹp như một dấu chỉ huynh đệ, nhưng bạn biết rằng đi Mexico mà không đến viếng Đức Mẹ (Guadalupe) thì sẽ là một thảm trạng, “một chiến tranh sẽ bùng nổ!… Tôi nghĩ tôi sẽ thăm 3 thành phố Hoa Kỳ thôi.”
ĐTC cũng cho biết ngài không đến El Salvador để phong chân phước cho Đức cha Oscar Romero (TGM San Salvador).
– Trả lời câu hỏi về việc nhiều lần ngài tố giác nạn tham ô hối lộ, ĐTC tái khẳng định rằng đó là một điều ác, một hành động xấu xa có những hậu quả tai hại, đó là một “vấn đề thế giới” thường ẩn nấp dễ dàng trng các tổ chức, các cơ quan, không kể nơi mỗi cá nhân, và tệ nạn này thường tạo nên nạn nhân nhiều nhất nơi người nghèo. Điều tương tự cũng có thể xảy ra khi những kẻ thối nát thuộc về Giáo Hội và ở trong Giáo Hội. ĐGH Phanxicô kể lại một giai thoại khi ngài còn làm GM ở Buenos Aires, khi hai quan chức chính phủ đến gặp và đề nghị sẽ chuyển một ngân khoản lớn (400.000 USD) cho những “villas miserias” (những khu phố nghèo) mà ngài thành lập, với điều kiện là ngài phải lấy một nửa số tiền đó bỏ vào ngân hàng để trao cho họ. Ngài đã nói với họ những lời này:
“Quý vị biết là chúng tôi trong các giáo hạt không có tài khoản ở ngân hàng; quý vị phải gửi tiền ở Toà Giám mục với giấy chứng nhận.” Họ đáp: “Ồ, chúng con không biết như vậy.” Rồi họ ra đi… Tham nhũng thật là điều dễ làm. Nhưng chúng ta phải nhớ điều này: tội lỗi thì có, tham nhũng thì không! Không bao giờ được tham nhũng. Chúng ta phải cầu xin ơn tha thứ cho những tín hữu Công giáo ấy, gây gương mù vì sự tham nhũng của họ. Đó cũng là một tai ương trong Giáo Hội, nhưng cũng có biết bao vị thánh, những vị thánh tội nhân, nhưng không tham nhũng… Nhưng chúng ta cũng hãy nhìn sang phía bên kia, Giáo Hội thánh thiện.
– Một ký giả Italia đã nhắc đến tấm gương cách đây 40 năm một vị Hồng y (Léger) đã từ bỏ mọi sự đi đến ở nơi người cùi và phục vụ họ. ĐHY ấy là người duy nhất. Tại sao rất khó noi gương phục vụ người nghèo, kể cả đối với các hồng y?
ĐTC đáp: “Về sự thanh bần, tôi nghĩ là Giáo Hội ngày càng phải nêu gương hơn về vấn đề này, từ khước mọi thứ trần tục. Đối với chúng tôi, những người được thánh hiến, các giám mục, linh mục, nữ tu, giáo dân có lòng tin thực sự, thì sự đe doạ trầm trọng nhất chính là tinh thần trần tục. Thật là điều đau buồn dường nào khi thấy một người thánh hiến, một người của Giáo Hội, một nữ tu, có tinh thần thế gian trần tục như vậy. Thật là xấu! Đó không phải là con đường của Chúa Giêsu, nhưng là của một tổ chức phi chính phủ (ONG) gọi là Giáo Hội. Đó không phải là Giáo Hội của Chúa Giêsu, nhưng là con đường của ONG.”
– Hai ký giả xin ĐGH làm sáng tỏ hai nhận xét mà ngài đã nói trong cuộc họp báo trên đường từ Colombo, Sri Lanka, đến Manila. Một câu hỏi về ‘cú đấm’ cho người dám xúc phạm đến mẹ ngài – như từ vài ngày nay, báo chí vẫn đăng như một tựa đề – nghĩa là “đâu là những giới hạn của tự do ngôn luận”. ĐGH tái khẳng định rằng “trên lý thuyết”, tất cả đều đồng ý về việc giơ má bên kia trong trường hợp bị khiêu khích, nhưng thực tế chúng ta là những con người, và vì thế, sự xúc phạm lặp đi lặp lại có thể tạo nên một phản ứng sai lầm. Vì thế, ĐGH quả quyết, có thái độ thận trọng, đó không phải là một điều xấu.
– Trả lời câu hỏi về thành ngữ mà ĐGH sử dụng, “thực dân ý thức hệ”, ngài kể lại một sự kiện cách đây 20 năm, một bà bộ trưởng giáo dục đã yêu cầu (các tổ chức quốc tế) cho vay mượn một ngân khoản lớn để thiết lập những trường học cho người nghèo ở vùng nông thôn. Các tổ chức ấy cho mượn tiền với điều kiện là phải du nhập vào trường học một cuốn sách giáo khoa dạy lý thuyết về giống. Bà bộ trưởng ấy cần tiền và đó là điều kiện… Bà trả lời là đồng ý, nhưng bà cũng “khôn ngoan”, bà cho soạn một cuốn sách thứ hai, có chiều hướng khác, và cho phân phát cùng với cuốn sách thứ nhất về lý thuyết giống.
ĐTC nhận xét: “Đó thực là một sự thực dân hoá ý thức hệ: họ đi vào một dân tộc với một ý tưởng chẳng có liên hệ gì với dân chúng; đúng vậy, nó có liên hệ với những nhóm dân, nhưng không phải với nhân dân, và người ta thực dân hoá nhân dân với một ý tưởng thay đổi hoặc muốn thay đổi một não trạng hoặc một cơ cấu (…). Dù sao đó không phải là điều mới mẻ. Các chế độ độc tài trong thế kỷ trước cũng đã làm như vậy. Họ đề ra các lý thuyết của họ. Các bạn hãy nghĩ đến “Balilla”, đến giới trẻ Hitler. Họ đã thực dân hoá dân chúng và muốn làm như vậy. Bao nhiêu là đau khổ. Các dân tộc không được đánh mất tự do của mình.”
– Một đề tài khác được đề cập đến trong cuộc họp báo là vấn đề ngừa thai.
Ký giả hỏi: “ĐTC đã nói về biết bao trẻ em và niềm vui của ngài, nhưng theo các cuộc thăm dò, phần lớn dân Philippines nghĩ rằng sự tăng trưởng quá lớn về dân số là một trong những lý do tạo nên nghèo đói tại đất nước này. Bình thường một phụ nữ sinh hơn 3 đứa con. Lập trường của Giáo Hội về vấn đề ngừa thai là một trong những điều mà nhiều người không đồng ý với Giáo Hội.”
ĐTC đáp: “Tôi nghĩ rằng con số 3 người con cho mỗi gia đình mà bạn nói, theo những điều mà các chuyên gia nói, là con số quan trọng để duy trì dân số. Khi xuống dưới mức đó thì người ta rơi vào thái cực khác, đó là điều đang xảy ra ở Italia, nơi mà tôi nghe nói – không biết có đúng không – vào năm 2024 sẽ không đủ tiền để trả lương hưu… Chìa khoá để trả lời – Giáo Hội sử dụng và tôi cũng sử dụng – đó là sinh sản có trách nhiệm và mỗi người trong cuộc đối thoại với mục tử của mình tìm cách thực hiện việc làm cha làm mẹ có trách nhiệm. Ví dụ mà tôi đã vừa nhắc đến là người phụ nữ đang mang thai đứa con thứ 8 và bà đã có 7 người con sinh bằng phẫu thuật (parto cesareo). Làm như thế là vô trách nhiệm. Bà nói: “Không, nhưng con tin tưởng nơi Thiên Chúa…” Đúng vậy, Thiên Chúa ban cho bà các phương tiện, nhưng xin lỗi, có người nghĩ rằng để là tín hữu Công giáo tốt, thì chúng ta phải như “thỏ”. Phải sinh sản có trách nhiệm: vì thế trong Giáo Hội có những nhóm hôn nhân, những chuyên gia trong vấn đề này và có các vị mục tử, và tôi biết có biết bao lối thoát hợp pháp, giúp trong vấn đề này. Một điều khác: đối với những người nghèo nhất, con cái là một kho tàng, dĩ nhiên là phải thận trọng, nhưng người con chính là một khó tàng. Sinh sản có trách nhiệm, nhưng cũng phải nhìn đến lòng quảng đại của người cha và người mẹ nhìn thấy nơi con cái họ là một kho tàng.”
ĐTC cũng nhắc đến Thông điệp “Humanae Vitae” của Đức Phaolô VI, một vị ngôn sứ, chứ không phải là một vị Giáo hoàng “khép kín”.
Ngài nói: “Đức Phaolô VI nhìn chủ thuyết tân malthus (cho rằng nghèo đói là do dân số quá đông gây ra) đang lan tràn lúc bấy giờ. Chủ thuyết ấy tìm cách kiểm soát nhân loại từ phía các cường quốc.
– Về lời ngài kêu gọi các nước Hồi giáo có lập trường chống lại các nhóm khủng bố, ĐTC nói là ngài tin tưởng rằng với thời gian, nhiều “người tốt” trong thế giới Hồi giáo sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Ngài cũng minh xác về việc không tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma, vì “thói quen trong nghi thức ngoại giao của Phủ Quốc vụ khanh, Toà Thánh” không đón tiếp các vị quốc trưởng hoặc các vị ở cấp tương đương như vậy, khi các vị ấy đến Roma để tham dự một cuộc gặp gỡ quốc tế. “Trong những ngày Hội nghị Thượng đỉnh FAO ở Roma, tôi không tiếp vị quốc trưởng nào. Không phải tôi không tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma vì sợ Trung Quốc. Ngài đã xin được tiếp kiến – và chúng tôi có quan hệ – nhưng lý do ở đây không phải là từ khước một nhân vật vì sợ Trung Quốc. Chúng tôi cởi mở và muốn có hoà bình với tất cả mọi người. Vậy quan hệ với Trung Quốc thế nào? Chính phủ Trung Quốc thông thạo và cả chúng tôi cũng thông thạo, và chúng tôi tiến hành sự việc từng bước một, cũng như sự việc tiến hành trong lịch sử. Chúng tôi không biết, nhưng họ biết rằng tôi sẵn sàng tiếp kiến hoặc đi tới Trung Quốc. Họ biết điều đó.”
Vào cuối cuộc họp báo, ĐTC đã chúc mừng sinh nhật bà Valentina Alazraki, ký giả truyền hình của Mexico, niên trưởng các ký giả tháp tùng ngài trên các chuyến bay. Ngài tặng quà riêng cho bà và cũng tặng bà và tất cả các ký giả tháp tùng một bánh ngọt lớn để mừng.