Cần phải biết lắng nghe, trọng kính và trợ giúp các bà mẹ nhiều hơn
Cần phải biết lắng nghe, trọng kính và trợ giúp các bà mẹ nhiều hơn trong sứ mệnh trao ban sự sống và dưỡng dục con cái trong gia đình và ngoãi xã hội. Một xã hội không có các bà mẹ là một xã hội vô nhân, bởi vì các bà mẹ luôn luôn biết làm chứng cho cho sự dịu hiền, lòng tận tuỵ và sức mạnh luân lý, cả trong những lúc tệ hại nhất. Các bà mẹ rất thân mến, xin cám ơn, xin cám vì những gì các chị em là trong gia đình và vì những gì các chị em trao ban cho Giáo Hội và cho thế giới.
Cần phải biết lắng nghe, trọng kính và trợ giúp các bà mẹ nhiều hơn
Cần phải biết lắng nghe, trọng kính và trợ giúp các bà mẹ nhiều hơn trong sứ mệnh trao ban sự sống và dưỡng dục con cái trong gia đình và ngoãi xã hội. Một xã hội không có các bà mẹ là một xã hội vô nhân, bởi vì các bà mẹ luôn luôn biết làm chứng cho cho sự dịu hiền, lòng tận tuỵ và sức mạnh luân lý, cả trong những lúc tệ hại nhất. Các bà mẹ rất thân mến, xin cám ơn, xin cám vì những gì các chị em là trong gia đình và vì những gì các chị em trao ban cho Giáo Hội và cho thế giới.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 8.000 tín hữu tham dự buổi tiếp kiến chung lần đầu tiên năm 2015 trong Đại Thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 7-1-2015.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 8.000 tín hữu tham dự buổi tiếp kiến chung lần đầu tiên năm 2015 trong Đại Thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 7-1-2015.
Mở đầu bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta tiếp tục các bài giáo lý về Giáo Hội và sẽ suy tư về Giáo Hội là Mẹ, Mẹ Thánh Giáo Hội chúng ta. Trong các ngày này, phụng vụ Giáo Hội đặt để trước mắt chúng ta hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Ngày đầu năm là lễ Mẹ Thiên Chúa, theo sau là lễ Hiển Linh, kỷ niệm biến cố các Hiền sĩ viếng thăm Chúa Cứu Thế. Thánh sử Mátthêu viết: “Vào nhà, họ trông thấy Con Trẻ với Maria Mẹ Người, họ phủ phục và thờ lạy Người.” (Mt 2,11). Đó là Mẹ sau khi đã sinh ra Người giới thiệu Người với thế giới. Mẹ ban Chúa Giêsu cho chúng ta, Mẹ chỉ Chúa Giêsu cho chúng ta, Mẹ làm cho chúng ta trông thấy Chúa Giêsu.
Tiếp tục bài giáo lý về gia đình, Đức Thánh Cha nói:
“Trong gia đình có người mẹ. Mỗi một người đều mắc nợ bà mẹ sự sống và hầu như luôn luôn mắc nợ bà rất nhiều trong cuộc đời tiếp theo, trong việc đào tạo nhân bản và tinh thần của mình. Tuy rất được tán tụng trên bình diện biểu tượng – biết bao nhiều bài thơ, biết bao nhiều điều hay đẹp nói về người mẹ – nhưng bà mẹ ít được lắng nghe và ít được trợ giúp trong cuộc sống thường ngày, ít được kính nể trong vai trò trung tâm của bà trong xã hội. Trái lại, thường khi người ta lợi dụng sự sẵn sàng của các bà mẹ hy sinh chính mình cho con cái để “tiết kiệm” các chi phí xã hội.
Cũng xảy ra là trong cộng đoàn Kitô bà mẹ không luôn luôn được chú ý đúng mức cũng như ít được lắng nghe. Thế nhưng trong trung tâm cuộc sống của Giáo Hội có Mẹ Chúa Giêsu. Có lẽ các bà mẹ, những người luôn luôn sẵn sàng đối với biết bao hy sinh cho con cái mình và không hiếm khi hy sinh cho những người khác nữa, cần phải được lắng nghe nhiều hơn. Cần phải hiểu biết nhiều hơn cuộc chiến đấu thường ngày của các bà để được hữu hiệu với công việc, và chú ý yêu thương trong gia đình. Cần phải hiểu biết nhiều hơn các bà khát vọng cái gì để diễn tả các hoa trái tốt đẹp nhất và đích thực nhất sự thoát ly của họ. Một bà mẹ có con luôn luôn có các vấn đề, luôn luôn có việc phải làm. Tôi nhớ trong nhà tôi chúng tôi có năm anh em, đứa thì làm cái này, đứa thì làm cái khác, và bà mẹ tội nghiệp đi từ đứa con này sang đứa con khác, nhưng bà sung sướng. Bà đã cho chúng tôi biết bao.”
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: “Các bà mẹ là thuốc giải độc mạnh nhất chống lại khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa ích kỷ. Cá nhân “individuo” có nghiã là không thể chia ra được. Trái lại, các bà mẹ “tự chia mình ra”, bắt đầu từ khi họ tiếp nhận một đứa con để cho nó vào đời và làm cho nó lớn lên. Chính các bà mẹ thù ghét chiến tranh giết chết con của các bà. Biết bao nhiêu lần tôi đã nghĩ tới các bà mẹ, khi các bà nhận được thư: “Tôi xin nói cho bà biết rằng con bà đã ngã gục khi bảo vệ quê hương…” Các bà mẹ tội nghiệp! Một bà mẹ đau khổ biết bao. Chính các bà mẹ làm chứng cho vẻ đẹp của sự sống.
Đức Tổng Giám mục Oscar Arnulfo Romero đã nói rằng các bà mẹ sống một “cuộc tử đạo hiền mẫu”. Trong bài giảng đám táng một linh mục bị các lữ đoàn ám sát chết, ngài làm vang vọng lên các lời của Công đồng Vatican II và nói: “Tất cả chúng ta phải sẵn sàng chết cho đức tin, cả khi nếu Chúa không ban cho chúng ta cái vinh dự này đi nữa… Trao ban sự sống không chỉ có nghĩa là bị giết; trao ban sự sống, có tinh thần tử đạo là cho đi trong bổn phận, trong thinh lặng, trong lời cầu nguyện, trong việc liêm chính chu toàn bổn phận; trong sự thinh lặng của cuộc sống thường ngày; cho đi cuộc sống từng chút một. Vâng, như một bà mẹ không sợ hãi, với sự đơn sơ của cuộc tử đạo hiền mẫu, thụ thai một người con trong cung lòng mình, cho con chào đời, cho con bú sữa, làm cho nó lớn lên và chăm nom nó với lòng trìu mến. Đó là trao ban sự sống. Đó là tử đạo.” Vâng, là mẹ không chỉ có nghĩa là cho một đứa con chào đời, nhưng cũng có nghĩa là một lựa chọn sự sống, lựa chọn trao ban sự sống. Một bà mẹ lựa chọn cái gì, đâu là sự lựa chọn của một bà mẹ? Lựa chọn cuộc sống của bà mẹ là lựa chọn trao ban sự sống. Và đó là điều cao cả, đó là điều xinh đẹp.”
Đức Thánh Cha khẳng định:
“Một xã hội không có các bà mẹ sẽ là một xã hội vô nhân, bởi vì các bà mẹ luôn luôn biết làm chứng cho sự hiền dịu, lòng tận tuỵ và sức mạnh luân lý, cả trong những lúc khó khăn nhất. Các bà mẹ thường thông truyền cả ý thức thực hành đạo sâu xa nữa: trong các lời kinh đầu tiên, trong các cử chỉ đầu tiên của lòng đạo đức mà một trẻ em học được, đã khắc ghi giá trị của niềm tin nơi sự sống của một con người. Đó là một sứ điệp mà các bà mẹ có đức tin biết truyền lại mà không giải thích nhiều: các lời giải thích sẽ đến sau, nhưng mầm giống đức tin ở trong các lúc đầu tiên rất quý báu đó. Không có các bà mẹ, thì sẽ không chỉ có các tín hữu mới, mà đức tin cũng sẽ mất đi phần lớn hơi ấm đơn sơ và sâu xa của nó nữa. Và Giáo Hội là mẹ, là mẹ chúng ta với tất cả những điều này. Chúng ta không mồ côi, chúng ta có một bà mẹ. Đức Bà, mẹ Giáo Hội và là mẹ chúng ta. Chúng ta không mồ côi, chúng ta là con cái của Giáo Hội, chúng ta là con cái của Đức Bà và chúng ta là con của các bà mẹ chúng ta.
Các bà mẹ rất thân mến, xin cám ơn, xin cám ơn về những gì các chị em là trong gia đình, về những gì các chị em làm cho Giáo Hội và cho thế giới.
Còn mẹ, hỡi Giáo Hội yêu dấu, xin cám ơn, xin cám ơn là mẹ. Và Mẹ, hỡi Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, xin cám ơn vì đã cho chúng con trông thấy Chúa Giêsu. Và xin cám ơn tất cả các bà mẹ hiện diện nơi đây: chúng ta hãy chào các bà bằng một tràng pháo tay!”
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước bắc Mỹ và Âu châu, cũng như tín hữu đến từ các nước Indonesia, Australia, Mexico và Argentina.
Ngài đặc biệt chào một phái đoàn các imam Pháp dấn thân trong cuộc đối thoại Kitô – Hồi giáo, cũng như nhiều giới truyền thông Pháp, và cầu chúc tất cả can đảm tiếp tục dấn thân phục vụ hoà bình, tình huynh đệ và chân lý. Đức Thánh Cha cám ơn các ca đoàn hát tiếng Anh đã trình tấu nhiều bài ca Giáng Sinh. Ngài cũng chào phái đoàn những người Ba Lan sống sót trong trại tập trung Auschwitz được giải phóng cách đây 60 năm.
Có một số nghệ sĩ trẻ của một đoàn xiệc đã trình diễn giúp vui. Đức Thánh Cha đã cám ơn các nghệ sĩ và ca ngợi vẻ đẹp của nghệ thuật, cũng như các tài khéo của con người trong việc chung xây một thế giới nhân bản, huynh đệ, liên đới và tươi vui hơn, trong đó mỗi người đều có vai trò và thế đứng quan trọng cần thiết của mình.
Buôi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta tiếp tục các bài giáo lý về Giáo Hội và sẽ suy tư về Giáo Hội là Mẹ, Mẹ Thánh Giáo Hội chúng ta. Trong các ngày này, phụng vụ Giáo Hội đặt để trước mắt chúng ta hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Ngày đầu năm là lễ Mẹ Thiên Chúa, theo sau là lễ Hiển Linh, kỷ niệm biến cố các Hiền sĩ viếng thăm Chúa Cứu Thế. Thánh sử Mátthêu viết: “Vào nhà, họ trông thấy Con Trẻ với Maria Mẹ Người, họ phủ phục và thờ lạy Người.” (Mt 2,11). Đó là Mẹ sau khi đã sinh ra Người giới thiệu Người với thế giới. Mẹ ban Chúa Giêsu cho chúng ta, Mẹ chỉ Chúa Giêsu cho chúng ta, Mẹ làm cho chúng ta trông thấy Chúa Giêsu.
Tiếp tục bài giáo lý về gia đình, Đức Thánh Cha nói:
“Trong gia đình có người mẹ. Mỗi một người đều mắc nợ bà mẹ sự sống và hầu như luôn luôn mắc nợ bà rất nhiều trong cuộc đời tiếp theo, trong việc đào tạo nhân bản và tinh thần của mình. Tuy rất được tán tụng trên bình diện biểu tượng – biết bao nhiều bài thơ, biết bao nhiều điều hay đẹp nói về người mẹ – nhưng bà mẹ ít được lắng nghe và ít được trợ giúp trong cuộc sống thường ngày, ít được kính nể trong vai trò trung tâm của bà trong xã hội. Trái lại, thường khi người ta lợi dụng sự sẵn sàng của các bà mẹ hy sinh chính mình cho con cái để “tiết kiệm” các chi phí xã hội.
Cũng xảy ra là trong cộng đoàn Kitô bà mẹ không luôn luôn được chú ý đúng mức cũng như ít được lắng nghe. Thế nhưng trong trung tâm cuộc sống của Giáo Hội có Mẹ Chúa Giêsu. Có lẽ các bà mẹ, những người luôn luôn sẵn sàng đối với biết bao hy sinh cho con cái mình và không hiếm khi hy sinh cho những người khác nữa, cần phải được lắng nghe nhiều hơn. Cần phải hiểu biết nhiều hơn cuộc chiến đấu thường ngày của các bà để được hữu hiệu với công việc, và chú ý yêu thương trong gia đình. Cần phải hiểu biết nhiều hơn các bà khát vọng cái gì để diễn tả các hoa trái tốt đẹp nhất và đích thực nhất sự thoát ly của họ. Một bà mẹ có con luôn luôn có các vấn đề, luôn luôn có việc phải làm. Tôi nhớ trong nhà tôi chúng tôi có năm anh em, đứa thì làm cái này, đứa thì làm cái khác, và bà mẹ tội nghiệp đi từ đứa con này sang đứa con khác, nhưng bà sung sướng. Bà đã cho chúng tôi biết bao.”
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: “Các bà mẹ là thuốc giải độc mạnh nhất chống lại khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa ích kỷ. Cá nhân “individuo” có nghiã là không thể chia ra được. Trái lại, các bà mẹ “tự chia mình ra”, bắt đầu từ khi họ tiếp nhận một đứa con để cho nó vào đời và làm cho nó lớn lên. Chính các bà mẹ thù ghét chiến tranh giết chết con của các bà. Biết bao nhiêu lần tôi đã nghĩ tới các bà mẹ, khi các bà nhận được thư: “Tôi xin nói cho bà biết rằng con bà đã ngã gục khi bảo vệ quê hương…” Các bà mẹ tội nghiệp! Một bà mẹ đau khổ biết bao. Chính các bà mẹ làm chứng cho vẻ đẹp của sự sống.
Đức Tổng Giám mục Oscar Arnulfo Romero đã nói rằng các bà mẹ sống một “cuộc tử đạo hiền mẫu”. Trong bài giảng đám táng một linh mục bị các lữ đoàn ám sát chết, ngài làm vang vọng lên các lời của Công đồng Vatican II và nói: “Tất cả chúng ta phải sẵn sàng chết cho đức tin, cả khi nếu Chúa không ban cho chúng ta cái vinh dự này đi nữa… Trao ban sự sống không chỉ có nghĩa là bị giết; trao ban sự sống, có tinh thần tử đạo là cho đi trong bổn phận, trong thinh lặng, trong lời cầu nguyện, trong việc liêm chính chu toàn bổn phận; trong sự thinh lặng của cuộc sống thường ngày; cho đi cuộc sống từng chút một. Vâng, như một bà mẹ không sợ hãi, với sự đơn sơ của cuộc tử đạo hiền mẫu, thụ thai một người con trong cung lòng mình, cho con chào đời, cho con bú sữa, làm cho nó lớn lên và chăm nom nó với lòng trìu mến. Đó là trao ban sự sống. Đó là tử đạo.” Vâng, là mẹ không chỉ có nghĩa là cho một đứa con chào đời, nhưng cũng có nghĩa là một lựa chọn sự sống, lựa chọn trao ban sự sống. Một bà mẹ lựa chọn cái gì, đâu là sự lựa chọn của một bà mẹ? Lựa chọn cuộc sống của bà mẹ là lựa chọn trao ban sự sống. Và đó là điều cao cả, đó là điều xinh đẹp.”
Đức Thánh Cha khẳng định:
“Một xã hội không có các bà mẹ sẽ là một xã hội vô nhân, bởi vì các bà mẹ luôn luôn biết làm chứng cho sự hiền dịu, lòng tận tuỵ và sức mạnh luân lý, cả trong những lúc khó khăn nhất. Các bà mẹ thường thông truyền cả ý thức thực hành đạo sâu xa nữa: trong các lời kinh đầu tiên, trong các cử chỉ đầu tiên của lòng đạo đức mà một trẻ em học được, đã khắc ghi giá trị của niềm tin nơi sự sống của một con người. Đó là một sứ điệp mà các bà mẹ có đức tin biết truyền lại mà không giải thích nhiều: các lời giải thích sẽ đến sau, nhưng mầm giống đức tin ở trong các lúc đầu tiên rất quý báu đó. Không có các bà mẹ, thì sẽ không chỉ có các tín hữu mới, mà đức tin cũng sẽ mất đi phần lớn hơi ấm đơn sơ và sâu xa của nó nữa. Và Giáo Hội là mẹ, là mẹ chúng ta với tất cả những điều này. Chúng ta không mồ côi, chúng ta có một bà mẹ. Đức Bà, mẹ Giáo Hội và là mẹ chúng ta. Chúng ta không mồ côi, chúng ta là con cái của Giáo Hội, chúng ta là con cái của Đức Bà và chúng ta là con của các bà mẹ chúng ta.
Các bà mẹ rất thân mến, xin cám ơn, xin cám ơn về những gì các chị em là trong gia đình, về những gì các chị em làm cho Giáo Hội và cho thế giới.
Còn mẹ, hỡi Giáo Hội yêu dấu, xin cám ơn, xin cám ơn là mẹ. Và Mẹ, hỡi Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, xin cám ơn vì đã cho chúng con trông thấy Chúa Giêsu. Và xin cám ơn tất cả các bà mẹ hiện diện nơi đây: chúng ta hãy chào các bà bằng một tràng pháo tay!”
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương đến từ các nước bắc Mỹ và Âu châu, cũng như tín hữu đến từ các nước Indonesia, Australia, Mexico và Argentina.
Ngài đặc biệt chào một phái đoàn các imam Pháp dấn thân trong cuộc đối thoại Kitô – Hồi giáo, cũng như nhiều giới truyền thông Pháp, và cầu chúc tất cả can đảm tiếp tục dấn thân phục vụ hoà bình, tình huynh đệ và chân lý. Đức Thánh Cha cám ơn các ca đoàn hát tiếng Anh đã trình tấu nhiều bài ca Giáng Sinh. Ngài cũng chào phái đoàn những người Ba Lan sống sót trong trại tập trung Auschwitz được giải phóng cách đây 60 năm.
Có một số nghệ sĩ trẻ của một đoàn xiệc đã trình diễn giúp vui. Đức Thánh Cha đã cám ơn các nghệ sĩ và ca ngợi vẻ đẹp của nghệ thuật, cũng như các tài khéo của con người trong việc chung xây một thế giới nhân bản, huynh đệ, liên đới và tươi vui hơn, trong đó mỗi người đều có vai trò và thế đứng quan trọng cần thiết của mình.
Buôi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.