24/12/2024

Củ quả nào của Trung Quốc?

Thực hư việc “đội lốt” nông sản Đà Lạt của rau củ Trung Quốc thế nào? Mời bạn đọc xem những chỉ dẫn cụ thể để biết rau, củ, quả của Trung Quốc.

 

Củ quả nào của Trung Quốc?

 

Thực hư việc “đội lốt” nông sản Đà Lạt của rau củ Trung Quốc thế nào? Mời bạn đọc xem những chỉ dẫn cụ thể để biết rau, củ, quả của Trung Quốc.

 

 

 

Súp lơ Đà Lạt phần bông to, chia thành từng cụm nhỏ. Ảnh: MAI VINH

Ông Nguyễn Công Thừa, tổng giám đốc Anh Đào Co.op, cho biết nông sản Trung Quốc nhập về Việt Nam rất nhiều và các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra nhiều khuyến cáo nhưng lại thiếu hình ảnh cụ thể để người dân phân biệt.

Đâu ra dâu Đà Lạt giá… 25.000đ/ký?

Tại phiên chợ rau hoa Đà Lạt diễn ra từ ngày 23 đến 27-12, HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào Đà Lạt đã quyết định trưng bày những mẫu thật để người xem nhìn tận mắt sự khác nhau giữa nông sản Đà Lạt và Trung Quốc. Ông Thừa nói:

>> Ông Nguyễn Công Thừa 

 

 
 

             

          

 

 

Ông Nguyễn Công Thừa cho biết hàng nông sản Trung Quốc nhập qua Việt Nam chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc theo đường tiểu ngạch.

“Như vậy, về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng có kiểm soát được hay không?”, ông Thừa đặt câu hỏi.

>> Ông Nguyễn Công Thừa 

 

 
 

             

          

 

 

Ông Nguyễn Công Thừa nhận định tình trạng nông sản Trung Quốc tràn lên Đà Lạt , “đội lốt” nông sản địa phương đang “rất nhức nhối”. Có thể đưa ra ví dụ cụ thể như khoai tây Trung Quốc đưa về Đà Lạt rồi rửa sạch, chà lớp đất như đất Đà Lạt và cung cấp ngược lại cho thị trường phía Bắc và TP.HCM.

“Khoai tây chỉ là ví dụ điển hình, ngoài ra còn có cà rốt, khoai tây, súp lơ xanh… Vô tình chúng ta đang làm mất dần thương hiệu rau Đà Lạt”, ông Thừa nói.  

“Hiện tại dâu tây Đà Lạt là 170.000đ/ký, nhưng tôi thấy ở Hà Nội có nơi bán dâu với giá 25.000đ/ký và ghi là dâu Đà Lạt”, ông Thừa kể tiếp.

>> Ông Nguyễn Công Thừa 

 

 
 

             

          

 

 

Những chỉ dẫn phân biệt

Bà Lê Thị Thanh Nga, trưởng Phòng phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm nông nghiệp, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng đưa ra những đặc điểm nhận dạng khoai tây Trung Quốc và khoai tây Đà Lạt như sau:

Đối với khoai tây da hồng:

Khoai tây Đà Lạt: kích thước củ vừa phải, hình bầu dục, không đồng đều. Vỏ mỏng, dễ trầy xước, mắt của củ nhỏ và ít. Khi bổ ra, khoai tây Đà Lạt có màu nhạt

Khoai tây Trung Quốc: kích thước củ vừa phải, hình bầu dục, độ đồng đều cao. Vỏ dày, có chấm nhỏ li ti, mắt củ to. Màu vàng đậm hơn so với khoai Đà Lạt.

>> Bà Lê Thị Thanh Nga 

 

 
 

             

          

 

 

Đối với khoai tây da vàng:

Khoai tây Đà Lạt: kích thước củ vừa phải, hình bầu dục tròn, ít đồng đều. Da mỏng, dễ trầy xước, mắc của củ nhỏ và ít.

Khoai tây Trung Quốc: kích thước củ vừa phải, hình bầu dục dài, độ đồng đều rất cao.

>> Bà Lê Thị Thanh Nga 

 

 
 

             

          

 

 

Khoai Trung Quốc (bên trái) củ to hơn và hình dáng củ đồng đều, có sậm màu. Ảnh: MAI VINH

Ngoài khoai tây, bà Lê Thị Thanh Nga còn chỉ ra những cách phân biệt đối với các loại củ khác như hành tây, cà rốt và tỏi.

“Cà rốt Trung Quốc thường dài và bị ngắt cuống do bảo quản đông lạnh. Củ không có lông, không đuôi, màu đỏ tươi, đậm hơn so với cà rốt Đà Lạt và độ đồng đều cao”, bà Nga đưa ra chỉ dẫn.

Trong khi đó, hành tây Trung Quốc có vỏ bóng hơn, độ đồng đều cao hơn hành tây Đà Lạt. “Khi bổ củ hành ra thì hành tây Đà Lạt màu trắng, còn hành tây Trung Quốc hơi ngả xanh”, bà Nga nói.

Cà rốt Trung Quốc thường không còn phần cuống do bảo quản đông lạnh dài ngày cuống đã bị thối phải cắt bỏ. Ảnh: MAI VINH

Cà rốt Đà Lạt có phần lõi củ to, đồng đều màu hồng nhạt ngả sang vàng. Còn cà rốtTrung Quốc lõi củ nhỏ hơn, thẫm màu ở phần cuống. Ảnh: MAI VINH

Củ tỏi Đà Lạt nhỏ, vỏ ngoài nâu tím, rất khó bóc. Trong khi củ tỏi Trung Quốc rất to, màu trắng và rất dễ bóc. “Khi tách ra, các tép của tỏi Đà Lạt chụm lại, còn tép tỏi Trung Quốc lại xòe ra. Tỏi Đà Lạt có vị the, mùi thơm, cay nồng. Tỏi Trung Quốc không thơm, hăng và the”, bà Nga cho biết.

>> Bà Lê Thị Thanh Nga 

 

 
 

             

          

 

 

Hình dạng bên ngoài của Tỏi Trung Quốc, tỏi Lý Sơn và Tỏi Đà Lạt

Khi cuống tỏi được bóc ra

Hình dạng bên trong

Đối với hai sản phẩm đặc trưng của Đà Lạt là cải bắp và súp lơ, cách phân biệt như sau:

Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn chặt, khó bóc và có mùi thơm đặc trưng. Bắp cải Trung Quốc thì nhỏ hơn, hình tròn, lá bao bên ngoài màu xanh đậm, lá cuốn không chặt, rất dễ bóc, vị hăng và không có mùi thơm.

Bắp cải Trung Quốc nhỏ hơn bắp cải Đà Lạt và có trọng lương thấp. Ảnh: MAI VINH

Bắp cải Trung Quốc khi cắt đôi ra các lá không bó sát vào nhau, kết cấu rất lỏng lẻo. Ảnh: MAI VINH

Súp lơ xanh Đà Lạt có búp vừa phải, hoa lơ ít đồng đều, có sự sần sùi, cuống súp lơ có màu xanh nhạt, mùi thơm nhẹ đặc trưng. Súp lơ xanh Trung Quốc búp lơ đều nhau, mịn, cuống màu xanh đậm, không có mùi thơm.

>> Bà Lê Thị Thanh Nga 

 

 
 

             

          

 

 

Nhìn từ bên ngoài súp lơ Đà Lạt có thân và phần bông to vượt trội so với súp lơ Trung Quốc. Phần bông súp lơ Đà Lạt không đồng đều. Ảnh: MAI VINH

Hình dạng khi cắt ra – Ảnh: MAI VINH

Bà Lê Thị Thanh Nga cũng chỉ ra những đặc điểm khác nhau giữa dâu, một loại trái cây đặc trưng của Đà Lạt và dâu Trung Quốc.

Dâu Đà Lạt quả vừa phải, ít đồng đều. Quả mềm, không nhẵn mịn. Màu đỏ không đều, trên chín và dưới hơi trắng. Mùi vị đặc trưng, chua thanh. Dâu tây Đà Lạt bảo quản được 2 ngày trong nhiệt độ thường.

Dâu Trung Quốc quả to, có độ đồng đều cao, mềm, quả cứng, nhẵn mịn. Chín đều, màu đỏ sậm cả quả. Không có mùi thơm. Dâu tây Trung Quốc bảo quản được 7 – 10 ngày trong nhiệt độ thường.

>> Bà Lê Thị Thanh Nga 

 

 
 

             

          

 

 

Dâu tây Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc

BS Đào Thị Yến Thuỷ, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM chia sẻ cách để  hạn chế tối đa những dư chất bảo vệ thực vật hoặc những chất có hại còn bám trên rau củ quả.

“Phải rửa rau củ quả nhiều lần với nước và ngâm các loại thực phẩm này ngập trong nước khoảng 15-20 phút để thuốc trừ sâu tan vào trong nước”, BS Yến Thủy chia sẻ.

>> BS Đào Thị Yến Thuỷ

 

 
 

             

          

 

 

Theo BS Đào Thị Yến Thuỷ thì: “Loại nào có thể gọt vỏ được thì nên gọt vỏ đi và lưu ý là chỉ nên gọt vỏ trước khi ăn hoặc nấu. Khi nấu cũng nên mở nắp nồi để khi nước sôi, thuốc trừ sâu còn sót lại có điều kiện bay ra ngoài”.


 

 


VÕ HƯƠNG – MAI VINH – TRÀ MY